Giáo án Vật lý Lớp 8 - Tiết 4, Bài 4: Biểu diễn lực - Năm học 2018-2019

Năng lực hình thành:

K1 Trình bày các kiến thức về lực và kết quả tác dụng lực.

K4 Vận dụng kết quả tác dụng lực vào giải thích các tình huống thực tế.

P2 Mô tả được các hiện tượng xảy ra khi có lực tác dụng

P3 Thu thập thông tin để giải quyết các vấn đề có liên quan đến kết quả tác dụng lực.

P8 Biết lắp đặt và tiến hành thí nghiệm

P9 Từ kết quả thí nghiệm rút ra kết luận.

X5 Ghi lại được các kết quả từ thí nghiệm nhóm.

X6 Trình bày được kết quả thông qua việc làm thí nghiệm.

X8 Tham gia hoạt động nhóm trong quá trình tìm hiểu về kết quả tác dụng lực

 

doc6 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 532 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý Lớp 8 - Tiết 4, Bài 4: Biểu diễn lực - Năm học 2018-2019, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 4 
TIẾT 4
Bài 4: BIỂU DIỄN LỰC
Ngày soạn: 12/09/2018
Ngày dạy: 17/09/2018 
I.Mục tiêu:	
1. Kiến thức:
- Nêu được ví dụ về tác dụng của lực làm thay đổi tốc độ và hướng chuyển động của vật.
- Nêu được lực là một đại lượng vectơ.
2. Kỹ năng: 
- Biểu diễn được lực bằng véc tơ.
3.Thái độ: Tích cực, tinh thần hợp tác trong hoạt động nhóm tính cẩn thận.
4. Kiến thức liên môn: 
Môn toán: Biểu diễn véc tơ lực trên một mặt phẳng
Môn thể dục: Xác định hướng chuyển động của một vật.
5. Định hướng phát triển năng lực:
* Năng lực chung: Năng lực tự học, Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực trực quan, năng lực hợp tác, năng lực thực hành, năng lực tính toán, năng lực tự quản, năng lực sáng tạo, năng lực sử dụng ngôn ngữ.
* Năng lực chuyên biệt: Gồm các nhóm năng lực về sử dụng kiến thức vật lý, về phương pháp thực nghiệm, trao đổi thông tin và nhóm hoạt động cá nhân. 
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1. Giáo viên: Tranh vẽ H4.2, H4.3, H4.4 (sgk).
 1 bộ thí nghiệm giá đỡ, xe lăn, nam châm thẳng, thỏi sắt, khối gỗ.
2. Học sinh: Đọc trước nội dung bài học.
III. Tiến trình dạy học :
1.Ổn định tổ chức – kiểm tra sỉ số
2. Kiểm tra bài cũ:
Câu 1: Thế nào là chuyển động đều? Ví dụ.
 Thế nào là chuyển động không đều? Ví dụ.
Đáp án: 
+ Chuyển động đều là chuyển động mà vận tốc không thay đổi theo thời gian.
Vd : tùy HS
+ Chuyển động không đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn không thay đổi theo thời gian.Vd : Tùy HS
Câu 2: Một người đi độ trong thời gian đầu dài 150m trong thời gian 0,5 phút, sau đó trên đoạn đường tiếp theo dài 60m người ấy đi với thời gian 24 giây . Tính vận tốc trung bình trên cả 2 đoạn đường và trên cả quãng đường 
Đáp án : 	
Tóm tắt : 
 s1=150m 
t1 =0,5 ph= 30s 
s2=60m
t2 =24s
vtb1=?; vtb2 =?; vtb=?
Vận tốc của người đi bộ trên đoạn đường đầu là: vtb1= 5m/s, 
vtb2= 2.5m/s; vtb = =3,9m/s
3. Hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Khởi động
- GV: Lực có thể làm biến đổi chuyển động, mà vận tốc xác định sự nhanh chậm và cả hướng của chuyển động. Vậy lực và vận tốc có liên quan nào không? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay 
Hs nghe giới thiệu và tìm hiểu các vấn đề gv đặt ra để trả lời và vào bài học
1. Mục tiêu: HS nhận thức được nội dung bài học và có hứng thú học tập
2. Kỹ thuật dạy học: Khăn trải bàn
3. Hình thức tổ chức hoạt động: vấn đáp.
4. Phương tiện dạy học: SGK, SBT, bảng phấn.
5. Sản phẩm: HS đạt được mục tiêu đề ra.
*Hình thành kiến thức:
Hoạt động 2: Tìm hiểu mối quan hệ giữa lực và sự thay đổi vận tốc của vật. 
1. Mục tiêu. Nhắc được các kết quả của lực tác dụng.
2. Kỹ thuật dạy học: Kỹ thuật “Các mảnh ghép”, Kỹ thuật "Động não"
3. Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động nhóm.
4. Phương tiện dạy học: SGK, SBT, bảng phấn.
5. Sản phẩm đạt được: HS nhớ lại các kết quả của tác dụng lực là vật bị biến dạng hoặc bị biến đổi chuyển động.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
* GV giới thiệu:
+ Lực có thể làm vật biến dạng
+ Lực có thể làm thay đổi chuyển động
 Nghĩa là lực làm thay đổi vận tốc
- Yêu cầu HS cho một số ví dụ
- GV cho học sinh quan sát tranh vẽ hình 4.1.Yêu cầu HS mô tả lại và làm thí nghiệm theo nhóm
- GV y/c HS trả lời câu hỏi C1 theo sự dẫn dắt của GV
H: Quan sát trạng thái của xe khi buông tay?
H: Nguyên nhân nào làm xe chuyển động?
- GV tiếp tục cho học sinh quan sát tranh vẽ hình 4.2 sgk
- GV hướng dẫn HS trả lời theo C1
+ Cho biết trạng thái của quả bóng chạm vào vợt?
H: Vì sao quả bóng bị biến dạng?
H: Vậy khi có lực tác dụng lên vật sẽ gây ra những kết quả gì?
- GV chốt lại ý chính ghi bảng
- HS lắng nghe.
- HS cho ví dụ 
- Hoạt động nhóm TN H4.1
HS: Xe chuyển động.
HS: Do có lực hút nam châm tác dụng lên xe.
HS quan sát hiện tượng H4.2,
HS: Quả bóng và vợt đều bị biến dạng.
HS: Vì có lực của vợt tác dụng .
HS: Làm cho vật bị biến đổi chuyển động hoặt bị biến dạng
I. Ôn lại khái niệm lực 
- Lực có thể làm: Biến dạng vật, thay đổi chuyển động. 
Năng lực hình thành: 
K1 Trình bày các kiến thức về lực và kết quả tác dụng lực.
K4 Vận dụng kết quả tác dụng lực vào giải thích các tình huống thực tế.
P2 Mô tả được các hiện tượng xảy ra khi có lực tác dụng
P3 Thu thập thông tin để giải quyết các vấn đề có liên quan đến kết quả tác dụng lực.
P8 Biết lắp đặt và tiến hành thí nghiệm
P9 Từ kết quả thí nghiệm rút ra kết luận.
X5 Ghi lại được các kết quả từ thí nghiệm nhóm.
X6 Trình bày được kết quả thông qua việc làm thí nghiệm.
X8 Tham gia hoạt động nhóm trong quá trình tìm hiểu về kết quả tác dụng lực.
Hoạt động 3: Tìm hiểu các đặc điểm của lực và cách biểu diễn lực 
1. Mục tiêu: Biết cách biểu diễn véc tơ lực.
2. Kỹ thuật dạy học: Kỹ thuật “Các mảnh ghép”, Kỹ thuật "Động não"
3. Hình thức tổ chức hoạt động: Vấn đáp
4. Phương tiện dạy học: SGK, SBT, bảng phấn.
5. Sản phẩm đạt được: HS biểu diễn được véc tơ lực.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- GV: Lực không những có độ lớn mà còn có phương và chiều. Trong vật lý học, người ta gọi một đại lượng có cả độ lớn và hướng gọi là đại lượng vectơ. Vậy lực là một đại lượng véctơ.
- GV: Vậy theo định nghĩa đó thì độ dài, khối lượng có phải là đại lượng véctơ không?
- GV yêu cầu HS đọc phần 2
- GV giới thiệu cách biểu diễn và kí hiệu véctơ lực.
- GV y/c nêu cách biểu diễn lực, yêu cầu HS phân tích đặc điểm của một mũi tên, sau đó đề nghị HS tự điền vào các phần của mũi tên ứng các đặc điểm của lực
H: Kí hiệu F khác với kí hiệu như thế nào?
- GV treo H4.3 và phân tích rõ về ví dụ cho HS rõ về cách biểu diễn lực
- HS nghe thông báo
HS: không
HS đọc sgk
HS nắm được cách biểu diễn véc tơ lực và kí hiệu véctơ lực.
HS làm theo sự hướng dẫn của GV
HS: Cường độ lực: F
 Véctơ lực: 
II- Biểu diễn lực:
1. Lực là một đại lượng vectơ:
- Một đại lượng vừa có độ lớn, vừa có phương và chiều là một đại lượng vectơ.
2.Cách biểu diễn và kí hiệu vectơ lực:
 Lực là một đại lượng véc tơ được biểu diễn bằng một mũi tên có:
- Gốc là điểm đặc của lực.
- Phương, chiều trùng với phương chiều của lực.
- Độ dài mũi tên biểu thị cường độ của lực theo một tỷ xích cho trước.
 A 
Năng lực hình thành: 
K1 Trình bày được kiến thức về vec tơ lực. 
K3 Sử dụng được kiến thức vật lý để tìm hiểu về vec tơ lực.
P2 Mô tả được các hiện tượng tự nhiên bằng ngôn ngữ vật lý.
P3 Thu thập tông tin để giải quyết vấn đề trong học tập vật lý.
Hoạt động 4: Vận dụng, củng cố.
1. Mục tiêu: Biết cách biểu diễn véc tơ lực và diễn tả bằng lời.
2. Kỹ thuật dạy học: Kỹ thuật “Các mảnh ghép”, Kỹ thuật "Động não"
3. Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động nhóm.
4. Phương tiện dạy học: SGK, SBT, bảng phấn.
5. Sản phẩm đạt được: HS biết cách biểu diễn véc tơ lực và diễn tả bằng lời.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- Hướng dẫn HS trả lời câu C2, C3 và tổ chức thảo luận nhóm.
- Đưa hình vẽ 4.4 lên bảng
- Hai học sinh lên bảng biểu diễn các lực trong câu C2	
III. Vận dụng
C2:
C3:a) : điểm đặt tại A, phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên, cường độ lực F1=20N
b) : điểm đặt tại B, phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải, cường độ lực F2=30N
c) : điểm đặt tại C, phương nghiêng một góc 300 so với phương nằm ngang, chiều hướng lên (như hình vẽ), cường độ lực F3=30N
Năng lực hình thành: 
K3 Sử dụng được kiến thức vật lý để diễn tả bằng lời hoặc biểu diển vec tơ lực.
P3 Thu thập thông tin để giải các bài tập về vec tơ lực.
X5 Ghi lại được các kết quả từ các hoạt động học tập vật lý.
X6 Trình bày các kết quả từ các hoạt động học tập vật lý của mình.
X8 Tham gia hoạt động nhóm trong học tập vật lý.
IV. Câu hỏi/ Bài Tập Kiểm Tra Đánh Giá Năng Lực Học Sinh:
Nội Dung
Nhận biết (Mô tả yêu cầu cần đạt)
Thông hiểu (Mô tả yêu cầu cần đạt)
Vận dụng
(Mô tả yêu cầu cần đạt)
Vận dụng cấp cao (Mô tả yêu cầu cần đạt)
Biểu diễn lực
(K1) Lực được biểu diễn như thế nào? 
(K1) Vì sao nói lực là một đại lượng vec tơ
.
(K4) Hãy biểu diễn trọng lực của một vật có khối lượng bằng 0,5 kg.Tỉ xích 1cm ứng với 1N 
(K4) Diễn tả bằng lời các yếu tố của lực của hình vẽ sau
V. Dặn dò : 
- Học thuộc phần ghi nhớ, đọc mục có thể em chưa biết.
- Làm bài :4.1,4.4,4.5,4.6/12(SBT).
- Đọc và nghiên cứu trước nội dung bài 5,6 SGK vật lý.
VI. Rút kinh nghiệm bổ sung
..............................................................................................................................................................................................................................................................................	

File đính kèm:

  • docgiao_an_vat_ly_lop_8_tiet_4_bai_4_bieu_dien_luc_nam_hoc_2018.doc
Giáo án liên quan