Giáo án Vật lý Lớp 8 - Tiết 2: Vận tốc. Chuyển động đều, Chuyển động khồng đều - Năm học 2019-2020

Hoạt động 2: Nghiên cứu khái niệm vận tốc là gì?

1. Mục tiêu: Hiểu được khái niệm vận tốc là gì?

2. Kỹ thuật dạy học: Khăn trải bàn

3. Hình thức tổ chức hoạt động: vấn đáp.

4. Phương tiện dạy học: SGK, SBT, bảng phấn.

5. Sản phẩm: HS hiểu được khái niệm vận tốc là gì?

 

doc6 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 574 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý Lớp 8 - Tiết 2: Vận tốc. Chuyển động đều, Chuyển động khồng đều - Năm học 2019-2020, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 2 
Tiết 2 
Bài 2: VẬN TỐC.CHUYỂN ĐỘNG ĐỀU CHUYỂN ĐỘNG KHÔNG ĐỀU
Ngày soạn: 28/08/2019
Ngày dạy: 05/09/2019 
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- So sánh quãng đường chuyển động trong 1 giây của mỗi chuyển động để rút ra cách nhận biết sự nhanh, chậm của chuyển động đó (gọi là vận tốc).
- Nắm vững công thức tính vận tốc và ý nghĩa của khái niệm vận tốc. Đơn vị hợp pháp của vận tốc là m/s, km/h và cách đổi vận tốc.
- Phân biệt được chuyển động đều và chuyển động không đều dựa vào khái niệm tốc độ.
- Nêu được tốc độ trung bình là gì?
2. Kĩ năng:
- Vận dụng công thức để tính quãng đường, thời gian trong chuyển động.
- Xác định được tốc độ trung bình bằng thí nghiệm.
3. Thái độ:
- Yêu thích môn học. Tích cực, tinh thần hợp tác trong hoạt động nhóm
4. Kiến thức liên môn: Môn Toán, môn sinh học, môn thể dục.
5. Định hướng phát triển năng lực:
* Năng lực chung: Năng lực tự học, Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực trực quan, năng lực hợp tác, năng lực thực hành, năng lực tính toán, năng lực tự quản, năng lực sáng tạo, năng lực sử dụng ngôn ngữ.
* Năng lực chuyên biệt: Gồm các nhóm năng lực về sử dụng kiến thức vật lý, về phương pháp thực nghiệm, trao đổi thông tin và nhóm hoạt động cá nhân. 
II. Chuẩn bị: 
1. Chuẩn bị của GV: - Bảng phụ bảng 2.1; tranh vẽ h3.1 và Bảng 3.1( sgk)
2. Chuẩn bị của HS: - Kẻ bảng 2.1 và Bảng 3.1( sgk) vào vở
III. Tiến trình dạy học:	
1. Ổn định lớp, kiểm tra sỉ số.
2. Kiểm tra bài cũ 
- Chuyển động cơ học là gì? Lấy ví dụ minh họa ?
- Vì sao nói chuyển động và đứng yên có tính tương đối ?Lấy ví dụ minh họa? 
Đáp án:
- Sự thay đổi vị trí của một vật theo thời gian so với vật khác được chọn làm mốc gọi là chuyển động cơ học.
Lấy ví dụ (Chỉ rõ vật và vật mốc).
- Một vật có thể chuyển động so với vật này nhưng lại đứng yên so với vật khác. Người ta nói chuyển động và đứng yên có tính tương đối tùy thuộc vào vật được chọn làm mốc. Lấy ví dụ đúng.
3. Hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Khởi động
GV đặt vấn đề: Ở bài học trước ta đã biết cách làm thế nào để nhận biết được một vật chuyển động hay đứng yên. Còn trong bài học hôm nay ta sẽ tìm hiểu xem làm thế nào để nhận biết sự nhanh hay chậm của ch/đ.
HS lắng nghe và trả lời.
1. Mục tiêu: HS nhận thức được nội dung bài học và có hứng thú học tập
2. Kỹ thuật dạy học: Khăn trải bàn
3. Hình thức tổ chức hoạt động: vấn đáp.
4. Phương tiện dạy học: SGK, SBT, bảng phấn.
5. Sản phẩm: HS đạt được mục tiêu đề ra.
*Hình thành kiến thức:
Hoạt động 2: Nghiên cứu khái niệm vận tốc là gì? 
1. Mục tiêu: Hiểu được khái niệm vận tốc là gì?
2. Kỹ thuật dạy học: Khăn trải bàn
3. Hình thức tổ chức hoạt động: vấn đáp.
4. Phương tiện dạy học: SGK, SBT, bảng phấn.
5. Sản phẩm: HS hiểu được khái niệm vận tốc là gì?
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
GV: Treo bảng 2.1 lên bảng và giới thiệu các số liệu trong bảng theo cột.
H: Nhìn vào số liệu trên bảng, em hãy trả lời C1.
H: Làm thế nào để biết ai chạy nhanh ai chạy chậm? 
GV: Các em hãy xếp hạng cho các hs vào cột 4.
GV: Gọi học sinh nhận xét và đi đến thống nhất.
GV: Căn cứ vào số liệu ở bảng các em hãy hoàn thành C2 vào vở bt.
GV: Quãng đường mà các em tính được trong một giây gọi là vận tốc.
H: Vận tốc là gì?
H: Độ lớn của vận tốc biểu thị tính chất nào của chuyển động? Và được tính như thế nào?
® các em hãy hoàn thành C3.
HS: Quan sát số liệu để trả lời C1.
HS: Căn cứ vào thời gian chạy hết quãng đường.
HS: lên bảng ghi vào bảng phụ cột 4.
HS: Tính và ghi kết quả vào vở.
HS: Quãng đường đi được trong một giây gọi là vận tốc.
I. Vận tốc là gì? 
*Quãng đường đi được trong một giây gọi là vận tốc.
* Độ lớn của vận tốc cho biết mức độ nhanh hay chậm của chuyển động và được xác định bằng độ dài quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian.
* Năng lực hình thành: Năng lực giải quyết vấn đề. 
K4: Vận dụng kiến thức về vận tốc để giải thích một số hiện tượng trong thực tế.
P5: Lựa chọn các công cụ toán học phù hợp để giải bài tập
X5:Ghi lại các kết quả tính toán chính xác vào bảng 
Hoạt động 3:Xây dựng công thức tính vận tốc. 
1. Mục tiêu: Nắm vững công thức tính vận tốc từ đó suy ra cách tính quãng đường và thời gian 
2. Kỹ thuật dạy học: động não
3. Hình thức tổ chức hoạt động: vấn đáp.
4. Phương tiện dạy học: SGK, SBT, bảng phấn.
5. Sản phẩm: HS đạt được mục tiêu đề ra.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
GV: Từ khái niệm về vận tốc đưa ra công thức tính vận tốc.
GV: Thông báo những đại lượng có trong công thức.
II. Công thức tính vận tốc: 
Þ 
v: vận tốc.
s : quãng đường đi được.
t: thời gian để đi hết quãng đường đó.
*Năng lực hình thành: 
 X5:ghi lại các kết quả thu thập được về vận tốc
Hoạt động 4: Xét đơn vị vận tốc
1. Mục tiêu: HS nắm được các đơn vị của vận tốc và cách chuyển đổi chúng với nhau.
2. Kỹ thuật dạy học: Động não
3. Hình thức tổ chức hoạt động: vấn đáp.
4. Phương tiện dạy học: SGK, SBT, bảng phấn.
5. Sản phẩm: HS biết đổi các đơn vị
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
GV: Y/c hs đọc tt SGK.
Gv: Treo bảng 2.2, y/c hs hoàn thành C4.
GV: Hướng dẫn học sinh đổi đơn vị. 
GV: Giới thiệu tốc kế qua ảnh như SGK.
HS: Đọc tt SGK.
HS: Hoàn thành C4 theo sự hướng dẫn của gv.
III. Đơn vị vận tốc:
Phụ thuộc vào đơn vị độ dài và đơn vị thời gian.
Đơn vị hợp pháp của vận tốc là: m/s; km/h 
Đổi từ m/s ra km/h:Ta có: 1m/s==3,6 km/h
Từ km/h ra m/s ta có:
1km/h= = m/s
*Cách đổi nhanh: 
-Từ m/s ra km/h ta nhân với 3,6.
-Từ km/h ra m/s ta chia cho 3,6
- Độ lớn của vận tốc được đo bằng dụng cụ gọi là tốc kế.
*Năng lực hình thành: 
X5 ghi lại các kết quả thu thập được về đơn vị vận tốc
Hoạt động 5: Tìm hiểu về chuyển động đều và chuyển động không đều
1. Mục tiêu: : Hiểu được thế nào là chuyển động đều, chuyển động không đều và lấy được ví dụ minh họa
2. Kỹ thuật dạy học: Khăn trải bàn
3. Hình thức tổ chức hoạt động: vấn đáp.
4. Phương tiện dạy học: SGK, SBT, bảng phấn.
5. Sản phẩm: HS đạt được mục tiêu đề ra.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK
H: thế nào là cđ đều, cđ không đều?
GV ghi vắn tắt ý đúng lên bảng
- Giới thiệu thí nghiệm hình 3.1 thông qua tranh vẽ H3.1
GV yêu cầu quan sát cđ của trục ghi quãng đường nó lăn được sau khoảng thời gian 3s trên hai mặt phẳng AD;DF.
- Đưa nội dung bảng 3.1 lên bảng 
 - Từ kqtn đã có trong bảng 3.1 yêu cầu hs thảo luận nhóm trả lời câu C1;C2.
- GV nhận xét sửa chữa câu trả lời các nhóm .
HS đọc thông tin SGK
HS nêu như sgk 
-HS quan sát thí nghiệm thông qua tranh vẽ h3.1
HS đọc thảo luận nhóm cử đại diện nhóm trả lời câu C1,C2.
IV. Định Nghĩa
-Chuyển động đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn không thay đổi theo thời gian .
-Chuyển động không đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn không thay đổi theo thời gian.
C1: Chuyển động của trục bánh xe trên máng nghiêng là chuyển động không đều, trên quãng đường DE, EF là chuyển động đều
C2: 
a: là chuyển động đều 
b,c,d là chuyển động không đều
* Năng lực hình thành: 
K3:Sử dụng kiến thức về chuyển động để lý giải về chuyển động đều, chuyển động không đều
K4: Hiểu được thế nào là chuyển động đều, chuyển động không đều vào các tình huống thực tế.
P3:Thu Thập và xử lý thông tin về các loại chuyển động
X6:Trình bày kiến thức mà vừa thu thập từ nội dung trong SGK
X8:Tham gia hoạt động nhóm có hiệu quả
Hoạt động 6: Tìm hiểu vận tốc trung bình của chuyển động không đều
1. Mục tiêu: Nắm được công thức tính vận tốc trung bình của chuyển động không đều
2. Kỹ thuật dạy học: Động não
3. Hình thức tổ chức hoạt động: vấn đáp.
4. Phương tiện dạy học: SGK, SBT, bảng phấn.
5. Sản phẩm: HS nắm được công thức tính vận tốc trung bình của chuyển động không đều và biết cách sử dụng công thức đó.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
-Từ kết quả thí nghiệm H3.1 cho HS tính quãng đường khi bánh xe đi trong mỗi giây(AB, BC, CD )
-Hướng dẫn HS tìm khái niệm vận tốc trung bình. Nêu được đặc điểm của vận tốc trung bình.
- Từ đó GV giới thiệu CT tính Vtb
- GV yêu cầu hs tính vận tốc trung bình của bánh xe ứng với các đoạn đường trên?(C3)
H: Vận tốc của bánh xe trên mỗi đoạn đường có bằng nhau không ?
H: vậy trục bánh xe chuyển động nhanh lên hay chậm đi?
Dựa vào kết quả TN ở bảng 3.1 tính vận tốc trung bình trong các quãng đường AB, BC, CD 
- Vận tốc trung bình là quãng đường chuyển động được trên đoạn đường chuyển động không đều trong một đơn vị thời gian.
Tính vận tốc trung bình của bánh xe ứng với các đoạn dường.
HS :vận tốc của bánh xe không bằng nhau trên mỗi đoạn đường
HS :vận tốc của bánh xe không bằng nhau trên mỗi đoạn đường
V.Vận tốc trung bình của chuyển động không đều
-Vận tốc trung bình của chuyển động không đều được tính bằng công thức:
vtb =	
Trong đó:
s là quãng đường đi được.
t thời gian đi hết đoạn đường
C3/ Vận tốc trung bình trên các quãng đường:
AB bằng: 0,017 (m/s).
BC bằng: 0,05 (m/s).
CD bằng: 0,083 (m/s).
*Năng lực hình thành:
 K1:trình bày được kiến thức về cđ đều và cđ không đều
K3 Sử dụng công thức tính vận tốc trung bình của chuyển động không đều giả bài tập
K4 Hiểu được thế nào là chuyển động đều, chuyển động không đều vào các tình huống thực tế.
P3 Thu Thập và xử lý thông tin về các loại chuyển động
P5 Lựa chọn các công cụ toán học phù hợp để giải bài tập
IV. Câu hỏi/Bài Tập kiểm Tra đánh Giá Năng lực Học sinh
Nội Dung
Nhận biết (Mô tả yêu cầu cần đạt)
Thông hiểu (Mô tả yêu cầu cần đạt)
Vận dụng
(Mô tả yêu cầu cần đạt)
Vận dụng cấp cao (Mô tả yêu cầu cần đạt)
Vận tốc
(K1) Tính độ lớn của vận tốc theo công thức nào?
(K1) Đơn vị hợp pháp của vận tốc là gì
(K1). Độ lớn vận tốc cho ta biết tính chất gì của chuyển động?
(K4) Đổi các đơn vị sau: 
36km/h = ... m/s
5m/s = ...km/h
(K4) Đoạn đường AB dài 12000m. Ô tô thứ nhất chạy đều mất 1/6 giờ, ô tô thứ hai chạy mất 1/3 giờ. Hỏi vận tốc của mỗi ô tô là bao nhiêu?
Chuyển động đều, chuyển động không đều
(K1) Thế nào là chuyển động đều? Thế nào là chuyển động không đều?
(K1) Cho thí dụ về chuyển động đều, chuyển động không đều?
(K4) Một xe đạp xuống cái dốc dài 150m. Xe đi 60m đầu mất 30s, đoạn còn lại mất 15s. Tính vận tốc trung bình từng đoạn và cả con dốc.
V. Hướng dẫn về nhà: 
* Bài tập về nhà: Bài 2.1 đến 2.10 và bài 3.1 đến 3.7 trong SBT 
* học thuộc bài.
VI. Rút kinh nghiệm bổ sung`
.................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docgiao_an_vat_ly_lop_8_tiet_2_van_toc_chuyen_dong_deu_chuyen_d.doc