Giáo án Vật lý Lớp 8 - Tiết 19: Hệ thống hóa kiến thức - Năm học 2018-2019

Hoạt động của GV

Hoạt động 1: Khắc sâu phần lý thuyết

Câu 1: Chuyển động cơ học là gì? Cho 2 ví dụ?

Câu 2: Nêu 1 ví dụ chứng tỏ 1 vật có thể chuyển động so với vật này, nhưng lại đứng yên so với vật khác

Câu 3: Độ lớn của vận tốc đặc trưng cho tính chất nào của chuyển động?

Câu 4: Viết công thức tính vận tốc? Đơn vị vận tốc thường dùng?

Câu 5: Thế nào là chuyển động đều? Chuyển động không đều? Viết công thức tính vận tốc trung bình của chuyển động không đều?

Câu 6: Lực có tác dụng như thế nào đối với vận tốc? Nêu ví dụ minh họa

Câu 7: Nêu các yếu tố của lực và cách biểu diễn lực bằng véc tơ

Câu 8: Thế nào là 2 lực cân bằng?

Một vật chịu tác dụng của các lực cân bằng sẽ như thế nào khi:

a.Vật đang đứng yên?

b.Vật đang cđ?

Câu 9: Lực ma sát xuất hiện khi nào? Nêu 2 ví dụ về lực ma sát?

Câu 10: Nêu 2 ví dụ chứng tỏ vật có quán tính.

Câu 11: Áp suất là gì? Viết công thức tính áp suất? Nêu cách làm tăng, giảm áp suất?

Câu 12: Nêu kết luận về áp suất chất lỏng? Viết công thức tính áp suất chất lỏng?

Câu 13: So sánh sự truyền áp suất của chất rắn, chất lỏng, chất khí?

Câu 14: Sự nổi.

Câu 15: Công cơ học.

Câu 16: Định luật về công

 

doc4 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 437 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý Lớp 8 - Tiết 19: Hệ thống hóa kiến thức - Năm học 2018-2019, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 19 
TIẾT 19
HỆ THỐNG HOÁ KIẾN THỨC
Ngày soạn: 26/12/2018
Ngày dạy: 03/01/2019 
I. Mục Tiêu
1. Kiến thức: Ôn lại phần lý thuyết từ bài 1 đến bài 14.
2. Kĩ năng: Kỹ năng vận dụng công thức và kỹ năng giải bài tập phần chuyển động cơ học và công thức tính áp suất.
3. Thái độ: Trung thực khi hoạt động nhóm, rèn tính cẩn thận khi làm bài tập.
4. Định hướng phát triển năng lực:
* Năng lực chung: Năng lực tự học, Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực trực quan, năng lực hợp tác, năng lực thực hành, năng lực tính toán, năng lực tự quản, năng lực sáng tạo, năng lực sử dụng ngôn ngữ.
* Năng lực chuyên biệt: Gồm các nhóm năng lực về sử dụng kiến thức vật lý, về phương pháp thực nghiệm, trao đổi thông tin và nhóm hoạt động cá nhân. 
II.Chuẩn bị
 GV:Tóm tắt lý thuyết.
III.Tổ chức hoạt động của HS 
1.Ổn định lớp
2.Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra. 
3. Kiến thức: 
Hoạt động 1: Nhắc lại lí thuyết.
1. Mục tiêu: Khắc sâu lý thuyết từ bài 1 đến bài 14
2. Kỹ thuật dạy học: Kỹ thuật "Động não"
3. Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động cá nhân.
4. Phương tiện dạy học: bảng phấn.
5. Sản phẩm đạt được: Học sinh nhớ lại những kiến thức lý thuyết đã được học
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1: Khắc sâu phần lý thuyết
Câu 1: Chuyển động cơ học là gì? Cho 2 ví dụ?
Câu 2: Nêu 1 ví dụ chứng tỏ 1 vật có thể chuyển động so với vật này, nhưng lại đứng yên so với vật khác 
Câu 3: Độ lớn của vận tốc đặc trưng cho tính chất nào của chuyển động? 
Câu 4: Viết công thức tính vận tốc? Đơn vị vận tốc thường dùng?
Câu 5: Thế nào là chuyển động đều? Chuyển động không đều? Viết công thức tính vận tốc trung bình của chuyển động không đều?
Câu 6: Lực có tác dụng như thế nào đối với vận tốc? Nêu ví dụ minh họa
Câu 7: Nêu các yếu tố của lực và cách biểu diễn lực bằng véc tơ
Câu 8: Thế nào là 2 lực cân bằng?
Một vật chịu tác dụng của các lực cân bằng sẽ như thế nào khi:
a.Vật đang đứng yên?
b.Vật đang cđ?
Câu 9: Lực ma sát xuất hiện khi nào? Nêu 2 ví dụ về lực ma sát?
Câu 10: Nêu 2 ví dụ chứng tỏ vật có quán tính.
Câu 11: Áp suất là gì? Viết công thức tính áp suất? Nêu cách làm tăng, giảm áp suất?
Câu 12: Nêu kết luận về áp suất chất lỏng? Viết công thức tính áp suất chất lỏng?
Câu 13: So sánh sự truyền áp suất của chất rắn, chất lỏng, chất khí?
Câu 14: Sự nổi.
Câu 15: Công cơ học. 
Câu 16: Định luật về công
+ HS nghiên cứu tài liệu trả lời câu hỏi 
+ HS trả lời câu hỏi 
+ HS trả lời câu hỏi 
+ HS trả lời câu hỏi 
+ HS trả lời câu hỏi 
+ HS trả lời câu hỏi 
+ HS trả lời câu hỏi 
+ HS trả lời câu hỏi 
+ HS trả lời câu hỏi 
+ HS trả lời câu hỏi 
+ HS trả lời câu hỏi 
+ HS trả lời câu hỏi 
+ HS trả lời câu hỏi 
+ HS trả lời câu hỏi 
+ HS trả lời câu hỏi 
+ HS trả lời câu hỏi 
+ HS trả lời câu hỏi 
I. Lý thuyết
1. Sự thay đổi vị trí của một vật theo thời gian so với vật khác gọi là chuyển động cơ học 
 Một vật có thể là chuyển động đối với vật này nhưng lại đứng yên so với vật khác. ta nói chuyển động và đứng yên có tính tương đối.
 Vật được chọn để so sánh gọi là vật mốc. Thường ta chọn những vật gắn liền với trái đất làm vật mốc. (như: nhà cửa, cột đèn, cột cây số )
 Các dạng chuyển động thường gặp là: chuyển động thẳng, chuyển động tròn, chuyển động cong 
2. VD
3. Độ lớn của vận tốc cho biết mức độ nhanh, chậm của chuyển động và được xác định bằng độ dài quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian. 
4. Công thức tính vận tốc: v = 
Trong đó :
v: Là vận tốc
s: là quãng đường đi được
t: Là thời gian đi hết quãng đường đó
 Công thức tính vận tốc trung bình của chuyển động không đều: vtb= 
 Trong đó: vtb Là vận tốc trung bình
5. Chuyển động đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn không thay đổi theo thời gian (chuyển động của đầu kim động hồ; chuyển động của đầu cánh quạt máy khi quạt đang chạy ổn định).
 Chuyển động không đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn luôn thay đổi theo thời gian 
 Cách tính vận tốc trung bình trên nhiều quãng đường khác nhau 
6. Lực là nguyên nhân làm thay đổi vận tốc của vật hoặc làm cho vật bị biến dạng (Có khi cả hai cùng xảy ra một lúc).
7. Lực là một đại lượng véc tơ. Để biểu diễn một véctơ lực, ta dùng một mũi tên:
+ Gốc là điểm đặt của lực 
+ Phương và chiều là phương và chiều của lực (phương và chiều gọi chung là hướng)
+ Độ dài biểu thị cường độ của lực theo một tỉ xích cho trước. 
+ Véctơ lực ; Cường độ lực (F)
8. Một vật chịu tác dụng của các lực cân bằng sẽ:
Tiếp tục đứng yên khi vật đang đứng yên
Tiếp tục chuyển động thẳng đều nếu vật đang chuyển động
9. Lực ma sát trượt sinh ra khi một vật trượt trên bề mặt một vật khác. 
 Lực ma sát lăn sinh ra khi một vật lăn trên bề mặt của một vật khác. 
 Lực ma sát nghỉ giữ cho vật không trượt khi vật bị tác dụng của lực khác. 
 Lực ma sát có thể có hại hoặc có thể có ích (Có hại thì làm giảm ma sát; có lợi thì làm tăng ma sát).
 Chú ý: cường độ của lực ma sát trượt lớn cường độ của lực ma sát lăn 
10. VD
11. Áp suất là độ lớn của áp lực trên một đơn vị diện tích bị ép.
Công thức: p = 
Trong đó: p là áp suất (N/m2) hoặc (Pa)
 F: áp lực (N)
 S: Diện tích bị ép (m2)
12. Chất lỏng không chỉ gây ra áp suất lên đáy bình mà lên cả thành bình và mọi vật ở trong lòng chất lỏng: p = d.h
Trong đó: 
 d là trọng lượng riêng của chất lỏng(N/m3)
 h: là độ sâu cột chất lỏng(m)
 p: là áp suất (N/m2) hoặc (Pa)
13. Chất rắn chỉ truyền áp suất theo một phương còn chất lỏng, chất khí truyền áp suất theo mọi phương.
14. Một vật nhúng chìm trong chất lỏng sẽ chịu tác dụng của 2 lực là: Trọng lực hướng xuống dưới và lực đẩy hướng lên trên 
 Với F là lực đẩy Acsimét tác dụng lên vật có trọng lượng P khi vật nằm hoàn toàn trong chất lỏng thì :
+ Vật chìm xuống nếu P > FA
+ Vật lơ lửng nếu P = FA 
+ Vật nổi lên khi P < FA 
 Khi vật nổi trên mặt chất lỏng thì lực đẩy Acsimét: F = d.V
 Trong đó: d là trọng lượng riêng của chất lỏng; V là thể tích phần chìm của vật trong chất lỏng (hoặc thể tích của khối chất lỏng bị vật chiếm chỗ)
 Ta biết P = dvật.Vvật 
 và FA = dlỏng.Vlỏng; 
 Nếu vật là một khối đặc nhúng ngập trong chất lỏng (Vvật =Vlỏng) thì:
 + Vật chìm xuống khi: dvật > dlỏng 
 + Vật sẽ lơ lửng trong chất lỏng khi: dvật = dlỏng 
 + Vật sẽ nổi trên mặt chất lỏng khi: dvật < dlỏng 
15. Chỉ có công cơ học khi có lực F tác dụng vào vật và làm cho vật dịch chuyển một quãng đường s theo phương của lực. A = F.s 
Trong đó: 
 A là công (J); 
 F là lực tác dụng vào vật (N);
 s là quãng đường vật dịch chuyển (m).
Nếu vật chuyển dời theo phương vuông góc với phương của lực thì: A = 0
 Chú ý: Vật chuyển dời không theo phương của lực thì công được tính bằng công thức khác
1J = 1N. 1m = 1 Nm; 1kJ= 1000J
16. Định luật về công: Không một máy cơ đơn giản nào cho ta lợi về công. Được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi. 
Năng lực hình thành:
Trình bày được kiến thức về một hiện tượng vật lý (K1)
Trình bày được mối quan hệ giữa các kiến thức vật lý (K2)
Sử dụng được kiến thức vật lý để thực hiện nhiệm vụ học tập (K3)
Trao đổi kiến thức(X1)
Ghi lại được các kết quả từ các hoạt động học tập vật lý (X5)
4. Dặn dò
Đọc trước và chuẩn bị bài Công suất.
IV. Rút kinh nghiệm bổ sung.

File đính kèm:

  • docgiao_an_phu_dao_vat_ly_lop_8_tiet_19_he_thong_hoa_kien_thuc.doc