Giáo án Vật lý Lớp 8 - Tiết 14: Sự nổi - Năm học 2018-2019
Hoạt động 3: Tìm hiểu độ lớn của lực đẩy Ácsimét khi vật nổi trên mặt thoáng chất lỏng.
1. Mục tiêu: Hs nắm được công thức tính lực đẩy Ácsimét khi vật nổi trong chất lỏng. Giải thích được khi nào vật nổi, vật chìm, vật lơ lửng.
2. Kỹ thuật dạy học: Kỹ thuật “Các mảnh ghép”, Kỹ thuật "Động não"
3. Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động nhóm.
4. Phương tiện dạy học: SGK, SBT, bảng phấn.
5. Sản phẩm đạt được: Hs nắm được công thức tính lực đẩy Ácsimét khi vật nổi trong chất lỏng. Giải thích được khi nào vật nổi, vật chìm, vật lơ lửng.
TUẦN 14 TIẾT 14 SỰ NỔI Ngày soạn: 21/11/2018 Ngày dạy: 26/11/2018 I. Mục tiêu: * Kiến thức: Nêu được điều kiện để vật nổi, vật chìm, vật lơ lửng * Kỹ năng: Giải thích được khi nào vật nổi, vật chìm, vật lơ lửng Giải thích được tại sao tàu ngầm có thể nổi trên mặt biển,có lúc lại chìm sâu trong nước * Thái độ: - Các em có thể chế tạo ra một số vật để khi thả trong chất lỏng có vật lại chìm, có vật lại nổi, có vật lại lơ lửng. - Học sinh hứng thú tập trung, tích cực trong học tập 4. Kiến thức trọng tâm: Nêu được điều kiện để vật nổi, vật chìm, vật lơ lửng bằng 2 cách. 5. Kiến thức liên môn: Môn Toán, môn sinh học. 6. Định hướng phát triển năng lực: * Năng lực chung: Năng lực tự học, Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực trực quan, năng lực hợp tác, năng lực thực hành, năng lực tính toán, năng lực tự quản, năng lực sáng tạo, năng lực sử dụng ngôn ngữ. * Năng lực chuyên biệt: Gồm các nhóm năng lực về sử dụng kiến thức vật lý, về phương pháp thực nghiệm, trao đổi thông tin và nhóm hoạt động cá nhân. II. Chuẩn bị: Giáo viên: 1 cốc thủy tinh to đựng nước, 1 chiếc đinh, 1 miếng gỗ nhỏ. 2. Học sinh: Nghiên cứu kĩ SGK III. Tổ chức các hoạt động dạy và học: 1. Ổn định lớp: kiểm tra sỉ số 2. Kiểm tra bài cũ: H? Viết công thức tính lực đẩy Acsimet? Nêu rõ các đại lượng có trong công thức? 3. Bài mới: Hoạt động 1: Khởi động Giới thiệu bài: Giáo viên lấy tình huống như ghi ở SGK. Hs: dự đoán và trả lời Gv: Để xem các dự đoán cũng như các câu trả lời của các em có đúng không chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay 1. Mục tiêu: HS nhận thức được nội dung bài học và có hứng thú học tập 2. Kỹ thuật dạy học: Khăn trải bàn 3. Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động nhóm. 4. Phương tiện dạy học: SGK, SBT, bảng phấn. 5. Sản phẩm: HS đạt được mục tiêu đề ra. *Hình thành kiến thức: Hoạt động 2: Tìm hiểu khi nào vật nổi, khi nào vật chìm. 1. Mục tiêu: Nêu được điều kiện để vật nổi, vật chìm, vật lơ lửng. 2. Kỹ thuật dạy học: Kỹ thuật “Các mảnh ghép”, Kỹ thuật "Động não" 3. Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động nhóm. 4. Phương tiện dạy học: SGK, SBT, bảng phấn. 5. Sản phẩm đạt được: Nêu được điều kiện để vật nổi, vật chìm, vật lơ lửng. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung GV: Khi một vật nằm trong chất lỏng thì nó chịu tác dụng của những lực nào? GV: Cho hs thảo luận C2 GV: Trường hợp nào thì vật nổi, lơ lửng và chìm? GV: Em hãy viết công thức tính lực đẩy Ácsimét và cho biết ý nghĩa của nó. HS: Trọng lực và lực đẩy Ácsimét HS: Thảo luận trong 2 phút HS: trả lời HS: trả lời I. Điều kiện để vật nổi, vật chìm: C1: Một vật chìm trong lòng chất lỏng thì nó chịu tác dụng của trọng lực P, lực đẩy Ácsimét. Hai lực này cùng phương, ngược chiều. C2: a. Vật chìm xuống b. Vật lơ lửng c. Vật nổi lên Năng lực hình thành: Trình bày được kiến thức về một hiện tượng vật lý (K1) Trình bày được mối quan hệ giữa các kiến thức vật lý (K2) Sử dụng được kiến thức vật lý để thực hiện nhiệm vụ học tập (K3) Đặt ra những câu hỏi về một sự kiện vật lý (P1). Mô tả được các hiện tượng tự nhiên bằng ngôn ngữ vật lý (P2) Hoạt động 3: Tìm hiểu độ lớn của lực đẩy Ácsimét khi vật nổi trên mặt thoáng chất lỏng. 1. Mục tiêu: Hs nắm được công thức tính lực đẩy Ácsimét khi vật nổi trong chất lỏng. Giải thích được khi nào vật nổi, vật chìm, vật lơ lửng. 2. Kỹ thuật dạy học: Kỹ thuật “Các mảnh ghép”, Kỹ thuật "Động não" 3. Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động nhóm. 4. Phương tiện dạy học: SGK, SBT, bảng phấn. 5. Sản phẩm đạt được: Hs nắm được công thức tính lực đẩy Ácsimét khi vật nổi trong chất lỏng. Giải thích được khi nào vật nổi, vật chìm, vật lơ lửng. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung GV: Làm TN như hình 12.2 SGK GV: Tại sao miếng gỗ thả vào nước nó lại nổi? GV: Khi miếng gỗ nổi thì trọng lượng của vật có bằng lực đẩy Ácsimét không? GV: Cho hs thảo luận C5 GV: Trong các câu A, B, C, D đó, câu nào không đúng? HS: Quan sát HS: Vì FA > P HS: Bằng nhau. HS thảo luận, trả lời C5 II. Độ lớn của lực đẩy Ácsimét khi vật nổi trên mặt thoáng chất lỏng: + C3: Vì trọng lượng của miếng gỗ nhỏ hơn lực đẩy Ácsimét của nước tác dụng lên vật P < FA + C4: P = FA Vì vật đứng yên trong chất lỏng + C5: B Năng lực hình thành: Trình bày được kiến thức về một hiện tượng vật lý (K1) Trình bày được mối quan hệ giữa các kiến thức vật lý (K2) Sử dụng được kiến thức vật lý để thực hiện nhiệm vụ học tập (K3) Đặt ra những câu hỏi về một sự kiện vật lý (P1). Mô tả được các hiện tượng tự nhiên bằng ngôn ngữ vật lý (P2) Hoạt động 4: Tìm hiểu bước vận dụng 1. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức giải một số bài tập cơ bản. 2. Kỹ thuật dạy học: Kỹ thuật “Các mảnh ghép”, Kỹ thuật "Động não" 3. Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động nhóm. 4. Phương tiện dạy học: SGK, SBT, bảng phấn. 5. Sản phẩm đạt được So sánh trọng lượng riêng của vật và trọng lượng riêng của chất lỏng từ đó giải một số bài tập cơ bản về sự nổi. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung GV: Cho hs thảo luận C6 trong 2 phút GV: Hãy lên bảng chứng minh mọi trường hợp. GV: Em hãy trả lời câu hỏi đầu bài C7? GV: Em hãy trả lời câu hỏi đầu bài C8? HS: Nhắc lại công thức tính trọng lượng của vật và công thức tính lực đẩy Ácsimét. HS: Lên bảng chứng minh HS: Làm việc cá nhân C7 HS: Làm việc cá nhân C8 III. Vận dụng: C6: CM Vật chìm khi FA < P d1.V < dv .V (Vì V bằng nhau) d1 < dv Tương tự chứng minh Vật lơ lửng khi: FA = P d1.V = dv .V dl = dv Khi vật nổi thì: FA > P d1.V > dv .V dl > dv C7: Vì trọng lượng riêng của thép lớn hơn trọng lượng riêng của nước nên hòn bi thép chìm. - Chiếc thuyền bằng thép nhưng người ta làm các khoảng trống để trọng lượng riêng trung bình của nó nhỏ hơn trọng lượng riêng của nước. Nên thuyền nổi. C8: Bi sẽ nổi vì trọng lượng riêng của thủy ngân lớn hơn của thép. dHg = 136 000 N/m3. dthép = 78 000 N/m3 . Năng lực hình thành: Trình bày được kiến thức về một hiện tượng vật lý (K1) Trình bày được mối quan hệ giữa các kiến thức vật lý (K2) Sử dụng được kiến thức vật lý để thực hiện nhiệm vụ học tập (K3) Đặt ra những câu hỏi về một sự kiện vật lý (P1). Vận dụng sự tương tự và các mô hình để xây dựng kiến thức Vật lí (P4) Lựa chọn và sử dụng dụng các công cụ toán học phù hợp trong học tập Vật lí (P5) IV. Câu hỏi/ Bài Tập Kiểm Tra Đánh Giá Năng Lực Học Sinh: Nội Dung Nhận biết (Mô tả yêu cầu cần đạt) Thông hiểu (Mô tả yêu cầu cần đạt) Vận dụng (Mô tả yêu cầu cần đạt) Vận dụng cấp cao (Mô tả yêu cầu cần đạt) Sự Nổi 1.(K2) Nêu điều kiện để vật nổi,vật chìm. 2.(K2)Viết công thức tính độ lớn của lực đẩy acsimet khi vật nổi trên chất lỏng 3.(K3)Nếu thả một chiếc nhẫn đặc bằng bạc vào thuỷ ngân thì nhẫn nổi hay chìm? tại sao? 4.(K3) Hs hoàn thành câu C9 trang 45 sgk Vật Lý 8 5.(K3) Hs hoàn thành BT 12.2 và 12.4 SBT vật lý 8 V. Dặn dò cho học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo Học thuộc ghi nhớ SGK Làm BT 12.2 đến 12.11 SBT. Bài sắp học: “Công cơ học” * Câu hỏi soạn bài: - Khi nào có công cơ học? -Viết CT tính công và đơn vị của nó VI. Rút kinh nghiệm bổ sung .........................................................................................................................................
File đính kèm:
- giao_an_vat_ly_lop_8_tiet_14_su_noi_nam_hoc_2018_2019.doc