Giáo án Vật lý Lớp 8 - Bài 17: Lực đẩy Ác-si-mét - và sự nổi - Năm học 2019-2020

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung 1:

Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập

GV: Tổ chức cho HS nghiên cứu mục tiêu của toàn bài.

- HDHS đọc thông tin thảo luận nhóm và dự đoán:

Câu 1: Số chỉ của lực kế có thay đổi không? Thay đổi như thế nào? Tại sao?

Câu 2: Hãy nêu ra phương án: làm thế nào xác định được trọng lượng PN của lượng nước bị vật chiếm chỗ trong bình chia độ?

- Treo bảng nhóm báo cáo của HS.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- Cá nhân đọc thông tin A, quan sát hình 17.1, thảo luận chung nhóm và nêu dự đoán

- Các nhóm trình bày báo cáo

Bước 3: Báo cáo kết quả

Đại diện HS trả lời câu hỏi.

HS khác nhận xét.

 Dự kiến câu trả lời:

Câu 1: Khi nhúng vật vào trong nước số chỉ của lực kế sẽ thay đổi, giảm đi vì có một lực nâng vật từ dưới lên.

Câu 2: Dùng lực kế đo phần chất lỏng bị vật rắn chiếm chỗ.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện

GV: Nhận xét và bổ sung.

GV: Cho HS xem đoạn video về nhà bác học Acsimet

GV:? Acsimet đã làm thế nào để kiểm tra chiếc vương miện có làm bằng vàng nguyên chất hay không.

HS: Trả lời

GV: Vậy độ lớn của lực đẩy này được xác định như thế nào chúng ta cùng tiến hành nghiên cứu phần B.

 

doc7 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 661 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý Lớp 8 - Bài 17: Lực đẩy Ác-si-mét - và sự nổi - Năm học 2019-2020, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 29/9/2019
Ngày dạy: .
Tiết 6 - Bài 17: LỰC ĐẨY ÁC-SI-MÉT VÀ SỰ NỔI (tiết 1)
I. Mục tiêu 
1. Kiến thức:
	- HS biết được thế nào là lực đẩy Acsimet. Công thức tính lực đẩy Acsimet.
	- Điều kiện vật nổi, vật chìm, vật lơ lửng trong chất lỏng
2. Kĩ năng:
	- Trình bày được khái niệm lực đẩy Acsimet, công thức tính lực đẩy Acsimet.
	- Giải thích được các hiện tượng trong thực tế đời sống.
3. Thái độ:
	- Hình thành thái độ tích cực, đức tính cẩn thận và làm việc khoa học
	- HS yêu thích môn Vật lí.
4. Năng lực cần hình thành và phát triển ở HS:
	- Năng lực giải quyết vấn đề: giải quyết các tình huống trong bài học và cuộc sống.
	- Năng lực giao tiếp: rèn kĩ năng trình bày, trao đổi thảo luận nhóm. 
	- Năng lực hợp tác trong hoạt động nhóm, hoạt động thực hành góp phần hình thành tính tự tin trong học tập.
	- Năng lực tự học, tìm tòi và mở rộng kiến thức.
II. Chuẩn bị
	1. GV: Bài soạn, dụng cụ thí nghiệm cho mỗi nhóm:
	- Chậu đựng nước, khăn lau bàn. lực kế, Cốc nhựa, giá đỡ, quả nặng,
	- Bảng kết quả thí nghiệm Bảng 17.1; Bảng 17.2
	- Lực kế, giá đỡ, quả nặng, bình chia độ, nước muối, nước thường...
	2. HS: Tài liệu HDH, vở ghi, giấy nháp.
III. Tiến trình bày dạy
	GV: Lớp trưởng báo cáo sĩ số và sự chuẩn bị bài của các bạn.
	HS: Lớp trưởng báo cáo
1. Hoạt động: Khởi động
	Mục tiêu: Tạo hứng thú ban đầu và khơi gợi cho HS sự tò mò khám phá những hiện tượng thực tế trong đời sống.
- Biết được có một lực đặc biệt tác dụng vào vật khi thả (hoặc nhúng chìm) vật trong chất lỏng (nước,..)
- Dự đoán: cách tính trọng lượng phần chất lỏng đã bị vật rắn không thấm nước nhúng chìm vào chiếm chỗ.
 * Tình huống vào bài: 
GV chiếu cho học sinh xem đoạn video tình huống kéo nước từ giếng lên.
GV: ? Em nào có thể giúp bạn HS giải thích cho bà cụ biết tại sao khi gàu nước còn đang ở trong nước lại nhẹ hơn khi lên khỏi mặt nước.
HS: ..............
GV: Chúng ta cùng đi tìm hiểu câu trả lời trong bài học Lực đẩy Acsimet và sự nổi.
Hoạt động của thầy và trò
Tg
Nội dung cần đạt
Nội dung 1:
Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập
GV: Tổ chức cho HS nghiên cứu mục tiêu của toàn bài.
- HDHS đọc thông tin thảo luận nhóm và dự đoán: 
Câu 1: Số chỉ của lực kế có thay đổi không? Thay đổi như thế nào? Tại sao?
Câu 2: Hãy nêu ra phương án: làm thế nào xác định được trọng lượng PN của lượng nước bị vật chiếm chỗ trong bình chia độ?
- Treo bảng nhóm báo cáo của HS.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Cá nhân đọc thông tin A, quan sát hình 17.1, thảo luận chung nhóm và nêu dự đoán
- Các nhóm trình bày báo cáo
Bước 3: Báo cáo kết quả
Đại diện HS trả lời câu hỏi.
HS khác nhận xét.
 Dự kiến câu trả lời: 
Câu 1: Khi nhúng vật vào trong nước số chỉ của lực kế sẽ thay đổi, giảm đi vì có một lực nâng vật từ dưới lên.
Câu 2: Dùng lực kế đo phần chất lỏng bị vật rắn chiếm chỗ.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện
GV: Nhận xét và bổ sung.
GV: Cho HS xem đoạn video về nhà bác học Acsimet
GV:? Acsimet đã làm thế nào để kiểm tra chiếc vương miện có làm bằng vàng nguyên chất hay không.
HS: Trả lời
GV: Vậy độ lớn của lực đẩy này được xác định như thế nào chúng ta cùng tiến hành nghiên cứu phần B.
10
phút
- Hoạt động cá nhân: tìm hiểu và ghi nhận các mục tiêu cần đạt.
B. Hoạt động hình thành kiến thức
Mục tiêu
- Biết được đặc điểm của lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật ở trong chất lỏng.
- Có kĩ năng làm thí nghiệm đo được độ lớn của lực đẩy Ác-si-mét.
- Biết được điều kiện khi nào vật chìm, vật nổi và lơ lửng ở trong chất lỏng.
Hoạt động của thầy và trò
Tg
Nội dung cần đạt
Nội dung 1:
Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập
- Làm TN kiểm tra các dự đoán và ghi KQTN vào các bảng 
- Theo dõi, HD các nhóm làm TNKT các dự đoán, cách ghi kết quả vào bảng 17.1 và 17.2
Chia nhóm thực hiện:
+ Nhóm 1,2 thực hiện làm thí nghiệm trường hợp nhúng vật vào nước (Bảng 17.1)
+ Nhóm 3,4 thực hiện làm thí nghiệm trường hợp nhúng vật vào nước (Bảng 17.2)
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập HS: Suy nghĩ, trao đổi, thảo luận nhóm làm thí nghiệm hoàn thành bảng 17.1; 17.2
Bước 3: Báo cáo kết quả 
 Các nhóm treo bảng kết quả thí nghiệm
HS: Đại diện nhóm nhận xét kết quả thu được.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện 
GV: Nhận xét và thống nhất kết quả thí nghiệm.
Nội dung 2:
Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập
- Tổ chức cho các nhóm thảo luận rút ra kết luận thống nhất.
- Tại sao lực này lại phụ thuộc vào trọng lượng riêng của chất lỏng và thể tích ủa phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập HS: Thảo luận nhóm hoàn thành nội dung yêu cầu vào bảng nhóm
Bước 3: Báo cáo kết quả
Đại diện nhóm trả lời câu hỏi.
HS khác nhận xét và bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện GV: Nhận xét.
25
phút
I. Lực đẩy Ácimet
Dụng cụ thí nghiệm
- 1 lực kế 0-2,5N.
- vật nặng V= 50cm3 hình trụ không thấm nước
- nước thường
- nước muối đậm đặc.
- bình chia độ
- giá đỡ
- giá kê
2. Tiến hành thí nghiệm
a. Trường hợp nhúng vật vào nước
Lần đo
Số chỉ PV của lực kế trong không khí (N)
Số chỉ P1 của lực kế trong chất lỏng (N)
Thể tích VN phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ (cm3)
VN = V2 – V1
Hiệu số
FA = Pv – P1
(N)
Trọng lượng PN của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ (N)
1
2
3
b. Trường hợp nhúng vật vào chất nước muối đậm đặc. 
Bảng 17.2
Lần đo
Số chỉ PV của lực kế trong không khí (N)
Số chỉ P1 của lực kế trong chất lỏng (N)
Thể tích VN phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ 
VN = V2 – V1
(cm3)
Hiệu số
FA = Pv – P1
(N)
Trọng lượng PN của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ (N)
1
2
3
- Các nhóm tính kết quả trung bình:
Trong nước thường: 
Trong nước muối đậm đặc: 
Yêu cầu cần đạt được:
 Học sinh biết làm thí nghiệm và hoàn thành bảng kết quả 17.1 và 17.2. Nêu được nhận xét về kết quả thu được trong 2 trường hợp của FA và PN.
3. Thảo luận
Yêu cầu đạt được:
Vật ở trong chất lỏng bị chất lỏng tác dụng một lực hướng từ dưới lên trên theo phương thẳng đứng. Lực này gọi là lực đẩy Ác-si-mét.
- Vì lực này sinh ra khi vật được nhúng trong chất lỏng sẽ chiếm một phần thể tích trong chất lỏng và bằng với trọng lượng phần chất lỏng bị chiếm chỗ.
4. Hoạt động vận dụng
	- Mục tiêu: 
- Củng cố, hoàn thiện và khắc sâu kiến thức, kĩ năng.
- Đề ra được phương án TNKT công thức FA = PN
Hoạt động của thầy và trò
Tg
Nội dung cần đạt
Nội dung 1:
Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập
GV: - Hãy chứng minh:
FA = PN = dl.Vl 
Với dl là trọng lượng riêng chất lỏng, Vl là thể tích phần chất lỏng bị chiếm chỗ.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập HS: Thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3: Báo cáo kết quả 
HS nhận xét
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện
GV: Nhận xét chốt kiến thức
7
phút
- Yêu cầu cần đạt được:
 Học sinh chứng minh được:
 FA = PN
- ta có FA = PN , mà PN = dl.Vl nên FA = dl.Vl
	GV: Giới thiệu về tàu ngầm
- Thân tàu ngầm được thiết kế gồm hai lớp vỏ trong và ngoài. Trong khoảng không giữa hai lớp vỏ này chia thành một số khoang nước. Mỗi khoang nước đều lắp van dẫn nước vào và van xả nước ra.
- Tàu ngầm đang nổi trên mặt nước, muốn lặn xuống chỉ cần mở van dẫn nước để nước biển nhanh chóng tràn đầy vào các khoang, lúc đó trọng lượng tàu ngầm sẽ tăng lên. Và khi trọng lượng vượt quá sức đẩy thì tàu sẽ chìm.
Tàu ngầm đang lặn dưới nước, muốn nổi lên thì chỉ cần dùng van dẫn nước vào rồi dùng không khí nén có áp lực cực lớn phun nước ở trong các khoang chứa nước qua van xả chảy ra ngoài, lúc đó trọng lượng giảm, sức đẩy của tàu ngầm lớn hơn trọng lực nên tàu nổi lên khỏi mặt nước.
- Nếu tàu ngầm muốn chạy trong khoảng nước giữa mặt biển và đáy biển thì có thể cho nước vào một phần khoang chứa nước hoặc xả một phần nước ở khoang chứa ra nhằm điều tiết trọng lượng tàu ngầm, khiến cho trọng lượng bằng hoặc lớn hơn sức đẩy một chút, lúc đó tàu ngầm có thể đi trong khu vực nước có độ nông sâu khác nhau.
Hướng dẫn về nhà:
- Học công thức tính lực đẩy Acsimet, nêu tên và đơn vị của các đại lượng có trong công thức.
- Tìm hiểu điều kiện các vật có thể nổi, chìm, lơ lửng trong chất lỏng.
 Tại sao bi thép chìm trong nước nhưng lại có thể nổi trong thủy ngân?
IV. Rút kinh nghiệm
	- Bài dạy đạt được yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học và phát triển năng lực của học sinh
	- Học sinh được quan sát, được làm thí nghiệm trên lớp, tìm hiểu và giải thich được các hiện tượng vật lí trong tự nhiên nên hứng thú, say mê học tập và vận dụng kiến thức vào thực tế nhiều hơn.
Duyệt của ban giám hiệu
Ninh Vân, ngày 30 tháng 9 năm 2019
Người soạn

File đính kèm:

  • docgiao_an_vat_ly_lop_8_bai_17_luc_day_ac_si_met_va_su_noi_nam.doc