Giáo án Vật lý Lớp 7 - Tiết 2: Sự truyền ánh sáng - Năm học 2019-2020

Nội dung bài học

Tiết 2 : SỰ TRUYỀN ÁNH SÁNG

1/ Đường truyền của ánh sáng:

a/ Thí nghiệm: ( H.2.1 SGK )

*C1 : Ánh sáng truyền đi theo đường thẳng.

*C 2: ( SGK)

b/ Kết luận :

-Đường truyền của ánh sáng : đường thẳng.

Định luật truyền thẳng của ánh sáng:

“Trong môi trừơng trong suốt và đồng tính ánh sáng truyền đi theo đường thẳng”.

2/ Tia sáng và chùm sáng :

a/ Tia sáng:

-Tia sáng : là đường truyền của ánh sáng bằng một đường thẳng có hướng.

-Hình vẽ :

 S M

( tia sáng SM)

b/ Chùm sáng:

*C3:

H.2.5a : không giao nhau: chùm sáng song song

H.2.5b: giao nhau: chùm sáng hội tụ

c) H.2.5c : leo rộng ra : chùm sáng phân kì.

-Có 3 lọai chùm sáng : chùm sáng song song ,chùm sáng hội tụ và chùm sáng phân kì.

3/Vận dụng:

 

docx4 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 485 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý Lớp 7 - Tiết 2: Sự truyền ánh sáng - Năm học 2019-2020, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn 1/9/2019
Ngày dạy 16/09/2019 Tiết 2: SỰ TRUYỀN ÁNH SÁNG
I/ MỤC TIÊU :
1/ Kiến thức :
 -HS nhận biết được trong môi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng truyền theo đường thẳng.
-HS phát biểu được định luật truyền thẳng của ánh sáng
-HS nhận biết về 3 lọai chùm sáng : chùm sáng song song , chùm sáng hội tụ và chùm sáng phân kì.
2/ Kỹ năng :
 -HS vẽ đúng được một tia sáng bất kì. 
- HS biểu diễn được đường truyền của ánh sáng (tia sáng) bằng đoạn thẳng có mũi tên.
-HS biết giải thích được một số ứng dụng của định luật truyền thẳng của ánh sáng để ngắm các vật thẳng hàng.
3/ Thái độ :
-Liên hệ thực tế về sự truyền ánh sáng – yêu thích bộ môn.
- GDHN về sự truyền ánh sáng.
II/NỘI DUNG HỌC TẬP:
Định luật truyền thẳng của ánh sáng 
III/ CHUẨN BỊ :
1/ Giáo viên :
-Đối với cả lớp :+ H.2.3,2.4 SGK+ 1 đèn pin+ 1 ống trụ thẳng O = 3 mm + 1 ống cong không trong suốt+ 3 màn chắn có đục lỗ+ 3 cái đinh ghim.
-Đối với mỗi nhóm HS :+ 1 đèn pin + 1 ống trụ thẳng + 1 ống cong trong suốt.
2/Học sinh:
Bóng đèn pin ; đèn pin.
IV/ TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP :
1/Ổn định tổ chức và kiểm diện : GV kiểm tra sĩ số HS (1’)
2/ Kiểm tra miệng: (5’)
* Câu hỏi 1:
Ta nhận biết ánh sáng khi nào? So sánh vật sáng với nguồn sáng có đặc điểm gì khác nhau? Cho ví dụ minh họa. (10đ)
* Đáp án:
Ta nhận biết ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta.(2 đ )
-Nguồn sáng :Vật tự phát ra ánh sáng(2 đ)
VD: nguồn sáng : ngọn lửa, sao ,(1đ)
-Vật sáng : gồm nguồn sáng và những vật hắt lại ánh sáng chiếu vào nó. (4đ)
Ví dụ : vật sáng : bức tường , sách vở,(1đ)
3/Tiến trình bài học: 
Họat động của GV và HS
Nội dung bài học
µ Họat động 1: Vào bài(2’)
-Ta nhìn thấy một vật khi nào ?
-HS : khi có ánh sáng truyền từ vật đó đến mắt ta.
-Vây ánh sáng truyền theo đường nào? 
-HS: dự đóan: + đường cong
 + đường thẳng
-GV : Làm thế nào để biết ánh sáng truyền đi theo đường nào đến mắt ta ?
µHọat động 2 : Tìm hiểu về đường truyền của ánh sáng.(15’) 
-GV : Yêu cầu HS đọc thông tin SGK . Nêu nội dung TN .Nhóm trưởng nhận dụng cụ thí nghiệm và tiến hành thí nghiệm theo nhóm. Trả lời câu C1/SGK.
- Ta tiến hành thí nghiệm ở câu C2 để khẳng định nhận xét trên . HS làm thí nghiệm và ghi kết quả vào bảng nhóm.
-GV : nhận xét kết quả của 4 nhóm và đặt câu hỏi bổ sung : Tại sao ánh sáng từ đèn đến mắt không truyền qua ống cong ?
-HS : Vì ánh sáng đi thẳng mà bị thành ống cong chặn lại .
-HS : Rút ra kết luận chung. 
-Từ kết quả trên GV thông báo: “ Định luật truyền thẳng của ánh sáng”.
GV diển giảng thêm về môi trường trong suốt và đồng tính .
µ Họat động 3 : Nhận biết ánh sáng và chùm sáng(16’)
-HS : Đọc thông tin SGK.
-HS: Quan sát thí nghiệm H.2.3 SGK cho biết tia sáng . Từ đó định nghĩa tia sáng.
-GV : Nêu rõ quy ước của tia sáng .Vẽ hình minh họa. Gọi HS vẽ tia sáng AB, MN,
-HS : Đọc thông tin TN H.2.4 SGK 
-GV: Thực hiện TN –HS quan sát nhận biết hình ảnh đường truyền của tia sáng.HS : Đọc thông tin SGK
-GV : Gọi HS nhận dạng và phân biệt các lọai chùm sáng ở H.2.5 SGK .HS trả lời câu C 3/SGK.
GV : nhấn mạnh đường truyền của tia sáng,đặc điểm tính chất của các lọai chùm sáng.Mở rộng thêm vận tốc của ánh sáng truyền đi trong không khí là 300.000km/s mặt khác ,không khí trên sa mạc ở gần mặt đất thì nóng, lên cao thì lạnh ,mật độ không khí không đều ,ánh sáng có thể truyền theo đường cong,do đó có thể gây ra hiện tượng ảo ảnh.
*Tích hợp GDHN: sử dụng đèn trong các xí nghiệp , cơ quan , đơn vị,.ánh sáng truyền thẳng.
Tiết 2 : SỰ TRUYỀN ÁNH SÁNG
1/ Đường truyền của ánh sáng:
a/ Thí nghiệm: ( H.2.1 SGK )
*C1 : Ánh sáng truyền đi theo đường thẳng.
*C 2: ( SGK)
b/ Kết luận :
-Đường truyền của ánh sáng : đường thẳng.
Định luật truyền thẳng của ánh sáng:
“Trong môi trừơng trong suốt và đồng tính ánh sáng truyền đi theo đường thẳng”.
2/ Tia sáng và chùm sáng :
a/ Tia sáng:
-Tia sáng : là đường truyền của ánh sáng bằng một đường thẳng có hướng.
-Hình vẽ :
 S	 M
( tia sáng SM)
b/ Chùm sáng:
*C3: 
H.2.5a : không giao nhau: chùm sáng song song
H.2.5b: giao nhau: chùm sáng hội tụ
c) H.2.5c : leo rộng ra : chùm sáng phân kì.
-Có 3 lọai chùm sáng : chùm sáng song song ,chùm sáng hội tụ và chùm sáng phân kì.
3/Vận dụng:
4/ Tổng kết
- HS đọc ghi nhớ(SGK).
-Trả lời câu C4,C5 /SGK –trang 8.
*C 4: Ánh sáng truyền theo đường thẳng chỉ nhìn thấy đèn pin nhưng không thấy đường đi của ánh sáng.
*C 5 : Làm thí nghiệm cụ thể.
5/Hướng dẫn học tập
*Đối với bài học ở tiết học này:
-HS học bài dựa theo ghi nhớ SGK.
-Đọccó thể em chưa biết”.
-Làm BT : 2.1à 2.10/SBT-trang 6.
*Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:
-Sọan bài : “ Ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng”.
? Bóng tối? Bóng nửa tối?Nhật thực? Nguyệt thực?
-Mỗi nhóm HS chuẩn bị : “ 1 đèn pin ,1 tấm bìa cứng”
-HD : BT 2.1: Không nhìn thấy ánh sáng vì ánh sáng từ đèn phát ra truyền đi theo đường thẳng CA , phải để mắt trên đường CA kéo dài.
V. PHỤ LỤC
 Tổ trưởng Cm
Ngày 16/09/2019

File đính kèm:

  • docxgiao_an_vat_ly_lop_7_tiet_2_su_truyen_anh_sang_nam_hoc_2019.docx