Giáo án Vật lý Lớp 6 - Năm học 2019-2020 - Đào Thu Phong
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
1. Kỹ năng:
- Học sinh vận dụng những kiến thức đã học vào làm bài kiểm tra.
2. Kỹ năng
- Rèn luyện kỹ năng cẩn thận, so sánh, suy luận.
- Biết cách trình bày bài kiểm tra.
3.Thái độ: Rèn ý thức tự giác trong học tập, chủ động và tự giác làm bài.
II. PHƯƠNG PHÁP: Kiểm tra đánh giá, ra đề 100% tự luận
III. MA TRẬN NHẬN THỨC
các phép đo độ dài, thể tích, lực, khối lượng; kết quả tác dụng của lực; hai lực cân bằng; trọng lượng; khối lượng riêng; trọng lượng riêng; máy cơ đơn giản. 2. Kĩ năng: Vận dụng thành thạo các công thức đã học để giải một số bài tập đơn giản. 3. Thái độ: Rèn tính tư duy lôgíc tổng hợp, thái độ nghiêm túc trong học tập. 4. Định hướng phát triển năng lực, phẩm chất: - Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực tính toán B- Chuẩn bị: - GV: Chuẩn bị hệ thống câu hỏi. - HS: Ôn tập các kiến thức đã học và các bài tập trong sách bài tập. C- Tổ chức hoạt động dạy học: I- Ổn định tổ chức: II- Kiểm tra bài cũ (Kết hợp kiểm tra trong giờ) III- Bài giảng: Hoạt động 1: Tổ chức cho HS cả lớp thảo luận các kiến thức đã học 1. Dùng dụng cụ nào để đo độ dài? GHĐ và ĐCNN của thước đo là gì? Quy tắc đo? Đơn vị độ dài (cách đổi đơn vị)? 2. Dùng dụng cụ nào để đo thể tích? GHĐ và ĐCNN của bình chia độ? Quy tắc đo? Có mấy cách đo thể tích vật rắn không thấm nước? Đơn vị thể tích (cách đổi đơn vị)? 3. Dùng dụng cụ nào để đo khối lượng? Gồm những loại nào? Công dụng của từng loại? Đơn vị đo khối lượng (cách đổi đơn vị)? Cách sử dụng cân Rôbécvan (GHĐ và ĐCNN của cân Rôbécvan)? 4. Lực, hai lực cân bằng là gì? Đơn vị lực? Dụng cụ đo lực (GHĐ và ĐCNN)? 5. Khi có lực tác dụng lên vật có thể gây ra những kết quả nào? Cho ví dụ. 6. Trọng lực, trọng lượng là gì? Đơn vị? Trọng lực có phương và chiều như thế nào? 7. Lực đàn hồi xuất hiện khi nào? Đơn vị? Lực đàn hồi có phương, chiều, độ lớn như thế nào? 8. Công thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng? Một vật có khối lượng 2,5 tấn thì có trọng lượng là bao nhiêu? Hãy xác định khối lượng của một vật có trọng lượng 30N? 9. Khối lượng riêng là gì? Viết công thức tính khối lượng riêng? Giải thích các đại lượng và đơn vị của các đại lượng có trong công thức? Muốn xác định khối lượng riêng của một vật phải làm như thế nào? 10. Trọng lượng riêng là gì? Viết công thức tính trọng lượng riêng? Giải thích các đại lượng và đơn vị của các đại lượng có trong công thức? Muốn xác định trọng lượng riêng của một vật phải làm như thế nào? 11. Để kéo một vật trực tiếp lên theo phương thẳng đứng cần một lực có cường độ ít nhất là bao nhiêu? Mặt phẳng nghiêng và đòn bẩy giúp con người làm việc rễ ràng hơn như thế nào? Hoạt động 2: Vận dụng các công thức đã học để giải một số bài tập Bài 11.2 (SBT) Tóm tắt: m = 397g = 0,397 kg V = 320 cm3= 0,00032m3 D = ? kg/m3 - GV: Hướng dẫn HS làm bài tập - Yêu cầu HS lên bảng trình bày. Bài 11.3 (SBT) Tóm tắt: V1= 10l = 0,01m3 m = 15 kg m2= 1tấn = 1000kg V3= 3m3 a) V2=? b) P =? - GV: Hướng dẫn HS làm bài tập - Yêu cầu HS lên bảng trình bày. Bài 11.4 (SBT) Tóm tắt: m = 1kg V = 900cm3= 0,0009m3 D =? Kg/m3 - GV: Hướng dẫn HS làm bài tập - Yêu cầu HS lên bảng trình bày. Bài tập: Để kéo trực tiếp một vật có khối lượng 20kg lên cao theo phương thẳng đứng cần một lực có cường độ ít nhất là bao nhiêu? Tóm tắt: m = 20kg F = ? N - GV: Hướng dẫn HS làm bài tập - Yêu cầu HS lên bảng trình bày. Giải: Khối lượng riêng của sữa là; D == = 1184,375 (kg/m3) Đáp số: 1184,375kg/m3 Giải Khối lượng riêng của cát là: D = = = 1500 (kg/ m3) Thể tích của một tấn cát là: V2 = = = (m3) Khối lượng của 3m3 cát là: m3= V3.D = 3.1500 = 4500 (kg) Trọng lượng của 3m3 cát là: P = 10.m3 = 10.4500 = 45 000 (N) Đáp số: V2= 2/3 m3 P = 45 000 N Giải Khối lượng riêng của kem giặt là: D == = 11111 (kg/m3) Đáp số: 11111 kg/m3 Giải Trọng lượng của vật đó là: P = 10.m = 10.20 = 200 (N) Để kéo một vật có khối lượng 20kg lên theo phương thẳng đứng cần một lực có độ lớn ít nhất bằng trọng lượng của vật: F = P = 200 N Đáp số: 200N IV. Củng cố: - Hệ thống bài giảng. - Chốt lại các kiến thức trọng tâm. V. Hướng dẫn về nhà - Tự ôn tập lại các kiến thức đã học, giải lại các bài tập trong SGK, SBT. - Chuẩn bị giờ sau kiểm tra học kì I. Ngày soạn: 18.12.2019 TIẾT 17: KIỂM TRA HỌC KÌ I I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Đối với học sinh: Là một căn cứ để kiểm tra kiến thức của bản thân, khả năng tiếp thu nội dung chương trình Vật lí đã học. - Đối với giáo viên: - Đánh giá phân xếp loại học lực của học sinh học kì I. - Kiểm tra được khả năng nắm bắt kiến thức chương trình bộ môn của học sinh để tìm phương pháp giáp dục thích hợp. 2. Kỹ năng - Suy luận và so sánh khi làm bài kiểm tra. - Biết cách trình bày bài kiểm tra. 3. Thái độ: - Rèn luyện tính cẩn thận. II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA: Tự luận III. MA TRẬN NHẬN THỨC Chủ đề TS tiết Số tiết LT Số tiết quy đổi Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Tổng LT VD Chủ đề 1: Đo độ dài, đo thể tích, khối lượng 4 4 2.8 1.2 0.00 0.00 1.00 0.00 1.00 Chủ đề 2: Lực, trọng lực, lực đàn hồi, KLR, TLR 8 7 4.9 3.1 1.00 0.00 2.00 1.00 4.00 Chủ đề 3: Các loại máy cơ đơn giản 4 3 2.1 1.9 0.00 1.00 0.00 0.00 1.00 Tổng: 16 14 9.8 6.2 1.00 1.00 3.00 1.00 6.00 IV. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Chủ đề 1: Đo độ dài, đo thể tích, khối lượng -Đổi đơn vị các đại lượng vật lý. Số câu (điểm) Tỉ lệ (%) TN TL TN TL TN TL TN TL 1 (2đ) 20% Chủ đề 2: Lực, trọng lực, lực đàn hồi, KLR, TLR - Nêu được trọng lực là lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật và độ lớn của nó được gọi là trọng lượng. - Viết được công thức: P = 10m; trong đó, m là khối lượng của vật, đơn vị đo là kg; P là trọng lượng của vật, đơn vị đo là N. - Vận dụng được công thức P = 10m để tính được P khi biết m và ngược lại. - Vận dụng được công thức để tính các đại lượng liên quan. -Vận dụng được các công thức và để tính các đại lượng m, D, d, P, V khi biết hai trong các đại lượng có trong công thức. Số câu (điểm) Tỉ lệ (%) TN TL TN TL TN TL TN TL 1 (2đ) 20% 2 (3đ) 30% 1 (1đ) 10% Chủ đề 3: Các loại máy cơ đơn giản -Nêu được ít nhất một ví dụ trong thực tế cần sử dụng mặt phẳng nghiêng và chỉ ra được lợi ích của nó. Số câu (điểm) Tỉ lệ (%) TN TL TN TL TN TL TN TL 1 (2đ) 20% Tổng 1 (2đ) 20% 1 (2đ) 20% 3 (5đ) 50% 1 (1đ) 10% Lớp 6A Câu 1:(2 điểm)Thế nào là trọng lực ? Thế nào là trọng lượng ? Viết công thức tính trọng lượng? Câu 2: (2 điểm) Đổi các đơn vị sau: 50 cc = ..dm3 30 mm = m 0,5 m3 = lít ; 7 lạng = g Câu 3: (2 điểm) a) Nêu lợi ích khi dùng mặt phẳng nghiêng để kéo vật lên? b) Muốn đưa một thùng hàng nặng 110 kg từ dưới đất lên xe ô tô. Ta nên sử dụng loại máy cơ đơn giản nào? Câu 4: (4 điểm) Một vật nặng có khối lượng 3 yến, vật này có thể tích 15 lít. a) Tính khối lượng riêng của vật đó. b) Tính trọng lượng của vật đó. c) Tính trọng lượng riêng của vật đó Đáp án Câu 1:(2 điểm) - Trọng lực là lực hút của trái đất tác dụng lên vật. Kí hiệu trọng lực: P - Cường độ (độ lớn) của trọng lực tác dụng lên một vật ở gần mặt đất gọi là trọng lượng của vật đó. - Công thức tính trọng lượng: P = 10.m Trong đó m là khối lượng của vật, đơn vị đo là kg; P là trọng lượng của vật, đơn vị đo là N. Câu 2 (2 điểm): Mỗi ý đúng 0,5 điểm 50 cc = 0,05dm3 30 mm = 0,03 m 0,5 m3 = 500 lít ; 7 lạng = 700 g Câu 3: (2 điểm) Mỗi ý đúng 1 điểm a) Dùng mặt phẳng nghiêng có thể kéo vật lên với lực kéo nhỏ hơn trọng lượng của vật. b) Ta nên sử dụng loại máy cơ đơn giản: Mặt phẳng nghiêng. Câu 4: (4 điểm) HS viết tóm tắt và đổi đơn vị đúng (1 điểm) - Mỗi ý đúng 1 điểm a) ĐS: D = 2000 kg/m3 b) ĐS: P = 300 N c) ĐS: d = 20000N/ m3 Lớp 6B Câu 1: (2 điểm) Đổi các đơn vị sau: 10 cc = ..dm3 50 mm = m 0,25 m3 = lít ; 4 lạng = g Câu 2:(2 điểm)Trọng lực là gì ? Trọng lượng là gì? Viết công thức tính trọng lượng? Câu 3: (2 điểm) a) Nêu ví dụ về sử dụng mặt phẳng nghiêng trong thực tế? b) Dùng mặt phẳng nghiêng để kéo vật lên thì có lợi gì? Câu 4 (4 điểm). Một vật có khối lượng riêng là 2600kg/m3 và thể tích là 500 lít. a) Tính khối lượng của vật đó. b) Tính trọng lượng của vật đó. c)Tính trọng lượng riêng của vật đó Đáp án Câu 1 (2 điểm): Mỗi ý đúng 0,5 điểm 10 cc = 0,01dm3 50 mm = 0,05 m 0,25 m3 = 250 lít ; 4 lạng = 400 g Câu 2:(2 điểm) - Trọng lực là lực hút của trái đất tác dụng lên vật. Kí hiệu trọng lực: P - Cường độ (độ lớn) của trọng lực tác dụng lên một vật ở gần mặt đất gọi là trọng lượng của vật đó. - Công thức tính trọng lượng: P = 10.m Trong đó m là khối lượng của vật, đơn vị đo là kg; P là trọng lượng của vật, đơn vị đo là N. Câu 3: (2 điểm) Mỗi ý đúng 1 điểm HS nêu đúng ví dụ Dùng mặt phẳng nghiêng có thể kéo vật lên với lực kéo nhỏ hơn trọng lượng của vật. Câu 4: (4 điểm) HS viết tóm tắt và đổi đúng (1 điểm) - Mỗi ý đúng 1 điểm a) ĐS: m = 1300 kg b) ĐS: P = 13000 N c) ĐS: d = 26000 N/ m3 Lớp 6C Câu 1: (2 điểm) Đổi các đơn vị sau: 12 cc = ..dm3 60 mm = m 0,25 m3 = lít ; 6 lạng = g Câu 2:(2 điểm)Thế nào là trọng lực ? Thế nào là trọng lượng ? Viết công thức tính trọng lượng? Câu 3: (2 điểm) a) Nêu lợi ích khi dùng mặt phẳng nghiêng? b) Lấy ví dụ về sử dụng mặt phẳng nghiêng trong thực tế và chỉ rõ lợi ích của nó? Câu 4: (4 điểm) Một vật có khối lượng 18 yến và thể tích 1200 dm3. a) Tính khối lượng riêng của vật đó. b) Tính trọng lượng của vật đó. c) Tính trọng lượng riêng của vật đó Đáp án Câu 1 (2 điểm): Mỗi ý đúng 0,5 điểm 12 cc = 0,012dm3 60 mm = 0,06 m 0,25 m3 = 250 lít ; 6 lạng = 600 g Câu 2:(2 điểm) - Trọng lực là lực hút của trái đất tác dụng lên vật. Kí hiệu trọng lực: P - Cường độ (độ lớn) của trọng lực tác dụng lên một vật ở gần mặt đất gọi là trọng lượng của vật đó. - Công thức tính trọng lượng: P = 10.m Trong đó m là khối lượng của vật, đơn vị đo là kg; P là trọng lượng của vật, đơn vị đo là N. Câu 3: (2 điểm) Mỗi ý đúng 1 điểm Dùng mặt phẳng nghiêng có thể kéo vật lên với lực kéo nhỏ hơn trọng lượng của vật. HS lấy được ví dụ và chỉ rõ dùng mặt phẳng nghiêng có tác dụng gì. Câu 4: (4 điểm) HS viết tóm tắt và đổi đúng (1 điểm) - Mỗi ý đúng 1 điểm a) ĐS: D = 150 kg/m3 b) ĐS: P = 1800 N c) ĐS: d = 1500 N/ m3 Lớp 6D Câu 1:(2 điểm)Trọng lực là gì ? Trọng lượng là gì? Viết công thức tính trọng lượng? Câu 2: (2 điểm) Đổi các đơn vị sau: 10 cc = ..dm3 90 mm = m 0,2 m3 = lít ; 8 lạng = g Câu 3: (2 điểm) a) Lấy ví dụ về sử dụng mặt phẳng nghiêng trong thực tế? b) Muốn đưa một thùng hàng nặng 110 kg từ dưới đất lên xe ô tô. Ta nên sử dụng loại máy cơ đơn giản nào? Câu 4: (4 điểm) Một vật nặng có khối lượng 1,5 yến, vật này có thể tích 10 lít. a) Tính khối lượng riêng của vật đó. b) Tính trọng lượng của vật đó. c) Tính trọng lượng riêng của vật đó Đáp án Câu 1:(2 điểm) - Trọng lực là lực hút của trái đất tác dụng lên vật. Kí hiệu trọng lực: P - Cường độ (độ lớn) của trọng lực tác dụng lên một vật ở gần mặt đất gọi là trọng lượng của vật đó. - Công thức tính trọng lượng: P = 10.m Trong đó m là khối lượng của vật, đơn vị đo là kg; P là trọng lượng của vật, đơn vị đo là N. Câu 2 (2 điểm): Mỗi ý đúng 0,5 điểm 10 cc = 0,01dm3 90 mm = 0,09 m 0,2 m3 = 200 lít ; 8 lạng = 800 g Câu 3: (2 điểm) Mỗi ý đúng 1 điểm HS lấy được ví dụ về sử dụng mặt phẳng nghiêng trong thực tế. Sử dụng loại máy cơ đơn giản: Mặt phẳng nghiêng. Câu 4: (4 điểm) HS viết tóm tắt và đổi đúng (1 điểm) - Mỗi ý đúng 1 điểm a) ĐS: D = 1500 kg/m3 b) ĐS: P = 150 N c) ĐS: d = 15000N/ m3 Lớp 6E Câu 1: (2 điểm) Đổi các đơn vị sau: 15 cc = ..dm3 40 mm = m 0,2 m3 = lít ; 2 lạng = g Câu 2:(2 điểm)Nêu khái niệm về trọng lực ? Thế nào là trọng lượng ? Viết công thức tính trọng lượng? Câu 3: (2 điểm) a) Muốn đưa một thùng hàng nặng 100 kg từ dưới đất lên xe ô tô. Ta nên sử dụng loại máy cơ đơn giản nào? b) Dùng mặt phẳng nghiêng có lợi gì? Câu 4 (4 điểm). Một vật có khối lượng riêng là 1600kg/m3 và thể tích là 500 lít. a) Tính khối lượng của vật đó. b) Tính trọng lượng của vật đó. c)Tính trọng lượng riêng của vật đó Đáp án Câu 1 (2 điểm): Mỗi ý đúng 0,5 điểm 15 cc = 0,015dm3 40 mm = 0,04 m 0,2 m3 = 200 lít ; 2 lạng = 200 g Câu 2:(2 điểm) - Trọng lực là lực hút của trái đất tác dụng lên vật. Kí hiệu trọng lực: P - Cường độ (độ lớn) của trọng lực tác dụng lên một vật ở gần mặt đất gọi là trọng lượng của vật đó. - Công thức tính trọng lượng: P = 10.m Trong đó m là khối lượng của vật, đơn vị đo là kg; P là trọng lượng của vật, đơn vị đo là N. Câu 3: (2 điểm) Mỗi ý đúng 1 điểm Ta nên sử dụng loại máy cơ đơn giản: Mặt phẳng nghiêng. Dùng mặt phẳng nghiêng có thể kéo vật lên với lực kéo nhỏ hơn trọng lượng của vật. Câu 4: (4 điểm) HS viết tóm tắt và đổi đúng (1 điểm) - Mỗi ý đúng 1 điểm a) ĐS: m = 800 kg b) ĐS: P = 8000 N c) ĐS: d = 16000 N/ m3 A. Mục tiêu: - Qua bài kiểm tra đánh giá việc nắm kiến thức học kì I của HS, để có sự điều chỉnh phù hợp cho việc dạy và học. - Rèn kỹ năng vận dụng kiến thức làm bài kiểm tra. - Làm bài tự lực, nghiêm túc, đúng giờ. Định hướng phát triển năng lực, phẩm chất: - Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực tính toán B. Chuẩn bị: Hình thức ra đề: 60% trắc nghiệm; 40% tự luận. I. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I Cấp độ Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Cấp độ thấp Cấp độ cao TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL 1. Đo chiều dai – đo thể tích – đo khối lượng Biết cách đo chiều dài Hiểu cách đo thể tích của một vật - Biết đo khối lượng của một vật. - ĐCNN, GHĐ - Cách đo khối lượng của 1 vật 4 Số câu Số điểm. Tỉ lệ% 1 0,5 5% 1 0,5 5% 1 0,5 5% 1 3 30% 4 4,5 45% 2. Lực – trọng lực – trọng lượng riêng và khối lượng riêng -Công thức tính trọng lượng riêng - Hai lực cân bằng, dụng cụ đo lực - Mối quan hệ giữa trọng lượng riêng và khối lượng riêng - Đơn vị khối lượng riêng, trọng lượng - Biết được trọng lực của vật khi biết khối lượng Cách sử dụng lực kế Số câu Số điểm. Tỉ lệ% 6 3 30% 1 0,5 5% 1 1 10% 8 4,5 45% 3. Máy cơ đơn giản Biết các loại máy cơ đơn giản Tính được lực kéo vật lên theo phương thẳng đứng Số câu Số điểm. Tỉ lệ% 1 0,5 5% 1 0,5 5% 2 1 10% Tổng số câu Tổng số điểm Tỉ lệ % 8 4 40% 2 1 10% 3 4 40% 1 1 10% 14 10 100% II. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm) 1: Bạn Lan cao 1,38 mét, bạn Hùng cao 1,42 mét. Vậy Hùng cao hơn Lan A. 0,4m. B. 4cm. C. 0,4cm. D. 4dm. 2: Công thức nào dưới đây tính trọng lượng riêng của một chất theo trọng lượng và thể tích? A. d = V.P. B. D = P.V. C. d = V.D. D. d = P/V 3: Một vật có khối lượng 25kg thì có trọng lượng tương ứng là A. 250N. B. 2500N. C. 25N. D. 2,5N. 4: Hai lực cân bằng là hai lực A. cùng phương, ngược chiều, mạnh như nhau tác dụng lên hai vật khác nhau. B. cùng phương, cùng chiều, mạnh như nhau tác dụng lên cùng một vật. C. có phương trên cùng một đường thẳng, ngược chiều, mạnh như nhau tác dụng lên cùng một vật. D. cùng phương, cùng chiều, mạnh như nhau tác dụng lên hai vật khác nhau. 5: Người ta dùng một bình chia độ chứa 105cm3 nước để đo thể tích của một hòn đá. Khi thả hòn đá vào bình, đá ngập hoàn toàn trong nước và mực nước trong bình dâng lên tới vạch 200cm3. Thể tích hòn sỏi là A. 200cm3. B. 95cm3. C. 305cm3. D. 105cm3. 6: Hệ thức nào dưới đây biểu thị mối liên hệ giữa trọng lượng riêng và khối lượng riêng của cùng một chất? A. d = 10D. B. d = P.V. C. P = 10.m. D. d = V.D. 7: Đơn vị trọng lượng là A. N.m2. B. N. C. N.m3 D. N.m. 8: Dụng cụ đo lực là A. Lực kế. B. Đồng hồ. C. Cân Robecvan. D. Thước. 9: Khi kéo vật khối lượng 1 kg lên cao theo phương thẳng đứng phải cần lực có độ lớn ít nhất bằng A. 1000N. B. 1N. C. 100N. D. 10N. 10: Phương án nào dưới đây chỉ lượng chất chứa trong một vật ? A. 9 mét B. 6,5 lít. C. 4 kg. D. 10 gói. 11: Đơn vị khối lượng riêng là A. kg/m3 B. N/m. C. N/m3. D. kg/m2. 12: Vật nào dưới đây là máy cơ đơn giản ? A. Bình tràn. B. Lực kế. C. Đòn bẩy. D. Thước cuộn. II. PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm) Câu13 (3,0 đ). Một cân Rôbecvan với hộp quả cân gồm 9 quả cân có khối lượng như hình vẽ: 5g 10g 20g 1g 20g 100g 50g 2g 2g a. Độ chia nhỏ nhất và giới hạn đo của chiếc cân này là bao nhiêu gam ? b. Muốn cân vật có khối lượng 143g thì phải dùng những quả cân nào trong hộp quả cân trên. . Câu 14 (1,0 đ). Khi sử dụng lực kế để đo lực hút của Trái đất tác dụng lên một vật phải cầm lực kế ở tư thế nào ? Tại sao ? Câu 15 ( 2,0 đ) Một khối sỏi có thể tích 600 cm3, tính khối lượng của khối sỏi đó biết khối lượng riêng của sỏi là 2600 kg/m3 III. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II Câu Đáp án Điểm I 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 A D A C B A B A D C A C 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 II 13 a. - ĐCNN : 1g - GHĐ : 210g 0,5 0,5 b. Dùng các quả cân: - 1 quả loại 100g - 2 quả loại 20g - 01 quả loại 2g - 1 qủa loại 1g. 0,5 0,5 0,5 0,5 14 Cầm lực kế sao cho lò xo của lực kế ở tư thế theo phương thẳng đứng. 0,5 Vì lực cần đo là trọng lực, có phương thẳng đứng. 0,5 15 V = 600 cm3 = 0,6 m3 D = 2600 kg/m3 --------------------------- m = ? KHối lượng của khối sỏi là m = D.V = 0,6.2600 = 1560 kg 0,5 1,5 C. Tổ chức kiểm tra: I. Tổ chức lớp: Sĩ số : 6A............................................................................................................ 6B............................................................................................................ II. Kiểm tra: D. Kết thúc giờ kiểm tra: - Thu bài: Số bài thu - Nhận xét: E. HDVN: - Làm lại bài kiểm tra vào vở Bảo Thanh, ngày........tháng.........năm 2018 Tổ chuyên môn duyệt Ngày soạn: 26.12.2019 TIẾT 18: ĐÒN BẨY A- Mục tiêu 1. Kiến thức: Nêu được tác dụng của đòn bẩy là giảm lực kéo hoặc đẩy vật và đổi hướng của lực. Nêu được tác dụng này trong các ví dụ thực tế. 2. Kỹ năng: Sử dụng đòn bẩy phù hợp trong những trường hợp thực tế cụ thể và chỉ rõ lợi ích của nó. 3. Thái độ: Cẩn thận, trung thực, nghiêm túc trong thí nghiệm và học tập. 4. Định hướng phát triển năng lực, phẩm chất: - Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực tính toán. B- Chuẩn bị - Mỗi nhóm:1 lực kế 5N, 1 khối trụ kim loại 200g, 1 giá đỡ, 1 đòn bẩy, phiếu học tập. - Cả lớp: H15.1, H15.2, H15.3, H15.4, bảng phụ kẻ bảng 15.1 (SGK). C- Các hoạt động dạy học I- Tổ chức: Kiểm tra sĩ số II- Kiểm tra: Dùng mặt phẳng nghiêng có làm giảm lực kéo vật lên không? Muốn làm giảm kực kéo vật trên mặt phẳng nghiêng phải làm thế nào? III- Bài giảng: HĐ1: Tổ chức tình huống học tập Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức - GV nhắc lại tình huống thực tế và giới thiệu cách giải quyết thứ ba: “dùng đòn bẩy” như SGK. - HS quan sát hình vẽ, theo dõi phần đặt vấn đề của GV. HĐ2: Tìm hiểu cấu tạo của đòn bẩy - GV giới thiệu ba hình vẽ: H15.1, H15.2, H15.3 (SGK) - Yêu cầu HS tự đọc mục I (SGK) và cho biết: Các vật được gọi là đòn bẩy phải có ba yếu tố nào? - GV dùng vật minh hoạ H15.1 và chỉ rõ 3 yếu tố. Gọi HS trả lời C1 trên H15.2 và H15.3 phóng to. Yêu cầu HS khác bổ sung. - HS lên bảng chỉ rõ 3 yếu tố trên H15.2 và H15.3 - HS khác nhận xét và bổ sung. I. Tìm hiểu cấu tạo của đòn bẩy Đòn bẩy gồm ba yếu tố: + Điểm tựa O + Điểm tác dụng của trọng lượng vật O1 + Điểm tác dụng của lực kéo O2 HĐ3: Tìm hiểu xem đòn bẩy giúp con người làm việc dễ dàng hơn ntn? 1- Hướng dẫn HS nắm được vấn đề nghiên cứu ( mục II.1- SGK) - Yêu cầu HS đọc mục II.1- SGK và trả lời câu hỏi: Các điểm O, O1, O2 là gì? Khoảng cách OO1,OO2 là gì? Vấn đề cần nghiên cứu là gì? - Chốt lại vấn đề nghiên cứu: F2< F1 thì OO1 và OO2 phải thoả mãn điều gì? 2- Tổ chức cho HS làm thí nghiệm: So sánh lực kéo F2 và trọng lượng F1 của vật khi thay đổi vị trí O, O1, O2. - Tổ chức cho HS làm việc theo nhóm. - Giới thiệu dụng cụ và hướng dẫn HS làm thí nghiệm: Hướng dẫn HS đọc SGK để tìm hiểu cách làm thí nghiệm. 3- Tổ chức cho HS rút ra kết luận - Hướng dẫn HS nghiên cứu số liệu và trả lời một số câu hỏi: Cho biết độ lớn lực kéo khi khoảng cách OO1< OO2?.... - Cho H
File đính kèm:
- giao_an_vat_ly_lop_6_nam_hoc_2019_2020_dao_thu_phong.doc