Giáo án Vật lý lớp 10 chương trình cơ bản

Tiết 38 - 39 : ĐỘNG LƯỢNG. ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN ĐỘNG LƯỢNG

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức :

 - Định nghĩa được xung lượng của lực; nêu được bản chất ( tính chất vectơ) và đơn vị xung lượng của lực.

 - Định nghĩa được động lượng, nêu được bản chất( tính chất vectơ) và đơn vị đo động lượng.

 - Từ định luật Newton suy ra định lý biến thiên động lượng.

 - Phát biểu được định nghĩa hệ cô lập

 - Phát biểu được định luật bảo tòan động lượng.

2. Kỹ năng : - Vân dụng được định luật bảo tòan động lượng để giải quyết va chạm mềm.

 - Giải thích bằng nguyên tắc chuyển động bằng phản lực.

 

doc127 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1163 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Vật lý lớp 10 chương trình cơ bản, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
  + Fny = 0
Hoạt động 3 (10 phút) : Luyện tập.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 Hướng dẫn học sinh giải bài tập 6 trang 115
 Giải bài tập 6 trang 115
Tiết 2.
Hoạt động 1 (5 phút) : Kiểm tra bài cũ : Nêu cách giải bài toán tìm gia tốc của vật rắn chuyển động tịnh tiến.
Hoạt động 2 (30 phút) : Tìm hiểu chuyển động quay của vật rắn quanh một trục cố định.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cơ bản
 Gới thiệu chuyển động quay của vật rắn quanh một trục cố định.
 Bố trí thí nghiệm hình 21.4.
 Thực hiện thí nghiệm, yêu cầu trả lời C2.
 Thực hiện thí nghiệm với P1 ¹ P2 yêu vầu học sinh quan sát và nhận xét.
 Hướng dẫn cho học sinh giải thích.
 Nhận xét các câu trả lời.
 Cho học sinh rút ra kết luận. Nhận xét và gút lại kết luận đó.
 Yêu cầu học sinh nhắc lại khái niệm quán tính.
 Giới thiệu mức quán tính.
 Làm thí nghiệm để cho thấy mức quán tính của một vật quay quanh một trục phụ thuộc vào những yếu tố nào
 Nhận xét về tốc độ góc của các điểm trên vật.
 Quan sát thí nghiệm, trả lời C2
 Quan sát thí nghiệm, nhận xét về chuyển động của các vật và của ròng rọc.
 So sánh mômen của hai lực căng dây tác dụng lên ròng rọc.
 Rút ra kết luận về tác dụng của mômen lực lên vật có trục quay cố định.
 Nhắc lại khái niệm quán tính.
 Ghi nhận khái niệm mức quán tính.
 Quan sát thí nghiệm, nhận xét và rút ra các kết luận.
II. Chuyển động quay của vật rắn quanh một trục cố định.
1. Đặc điểm của chuyển động quay. Tốc độ góc.
 a) Khi vật rắn quay quanh một trục cố định thì mọi điểm của vật có cùng một tốc độ góc w gọi là tốc độ góc của vật.
 b) Nếu vật quay đều thì w = const. Vật quay nhanh dần thì w tăng dần. Vật quay chậm dần thì w giảm dần.
2. Tác dụng của mômen lực đối với một vật quay quay quanh một trục.
 a) Thí nghiệm.
+ Nếu P1 = P2 thì khi thả tay ra hai vật và ròng rọc đứng yên.
+ Nếu P1 ¹ P2 thì khi thả tay ra hai vật chuyển động nhanh dần, còn ròng rọc thì quay nhanh dần.
 b) Giải thích.
 Vì hai vật có trọng lượng khác nhau nên hai nhánh dây tác dụng vào ròng rọc hai lực căng khác nhau nên tổng đại số của hai mômen lực tác dụng vào ròng rọc khác không làm cho ròng rọc quay nhanh dần.
 c) Kết luận.
 Mômen lực tác dụng vào một vật quay quanh một trục cố định làm thay đổi tốc độ góc của vật.
3. Mức quán tính trong chuyển động quay.
 a) Mọi vật quay quanh một trục đều có mức quán tính. Mức quán tính của vật càng lớn thì vật càng khó thay đổi tốc độ góc và ngược lại.
 b) Mức quán tính của một vật quay quanh một trục phụ thuộc vào khối lượng của vật và sự phân bố khối lượng đó đối với trục quay.
Hoạt động 3 (10 phút) : Củng cố, giao nhiệm vụ về nhà.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 Cho học sinh tóm tắt những kiến thức chủ yếu đã học trong bài.
 Nêu câu hỏi và bài tập về nhà.
 Nêu những yêu cầu cần chuẩn bị cho bài sau.
 Tóm tắt những kiến thức đã học trong bài.
 Ghi câu hỏi và bài tập về nhà.
 Ghi những yêu cầu chuẩn bị cho bài sau.
IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
Tiết 35 : NGẪU LỰC 
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức : Phát biểu được định nghĩa ngẫu lực. Viết được công thức tính momen của ngẫu lực. 
2. Kỹ năng
	- Vận dụng khái niệm ngẫu lực để giải thích một số hiện tượng vật lý thường gặp trong đời sống và kĩ thuật.
	- Vạân dụng được công thức tính momen của ngẫu lực để làm những bài tập trong bài.
	- Nêu được một số ví dụ ứng dụng ngẫu lực trong thực tế và trong kỹ thuật.
II. CHUẨN BỊ
Giáo viên : Một số dụng cụ như qua-nơ-vit, vòi nước, cờ lê ống.v
Học sinh : Ôn tập về momen lực.
III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC
Hoạt động 1 (5 phút) : Kiểm tra bài cũ : Mômen lực có tác dụng như thế nào đối với một vật quay quanh một trục cố định ? Mức quán tính của một vật quay quanh một trục phụ thuộc vào những yếu tố nào ?
Hoạt động 2 ( phút) : Nhận biết khái niệm ngẫu lực.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cơ bản
 Yêu cầu học sinh tìm hợp lực của ngẫu lực.
 Nhận xét câu trả lời.
 Giới thiệu khái niệm.
 Yêu cầu học sinh tìm một số thí dụ về ngẫu lực.
 Nhận xét các câu trả lời.
 Tìm hợp lực của hai lực song song, ngược chiều, cùng độ lớn, không cùng giá tác dụng vào một vật.
 Ghi nhận khái niệm.
 Tìm các ví dụ về ngẫu lực khác với các ví dụ trong sách giáo khoa.
I. Ngẫu lực là gì ?
1. Định nghĩa.
 Hệ hai lực song song, ngược chiều, có độ lớn bằng nhau và cùng tác dụng vào một vật gọi là ngẫu lực.
2. Ví dụ.
 Dùng tay vặn vòi nước ta đã tác dụng vào vòi một ngẫu lực.
 Khi ôtô sắp qua đoạn đường ngoặt, người lái xe tác dụng một ngẫu lực vào tay lái.
Hoạt động 3 ( phút) : Tìm hiểu tác dụng của ngẫu lực đối với vật rắn.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cơ bản
 Mô phỏng và giới thiệu về tác dụng của ngẫu lực với vật rắn không có trục quay cố định.
 Yêu cầu học sinh nhận xét về xu hướng chuyển động li tâm của các phần ngược phía so với trọng tâm của vật.
 Mô phỏng và giới thiệu về tác dụng của ngẫu lực với vật rắn có trục quay cố định.
 Giới thiệu về ứng dụng thực tế khi chế tạo các bộ phận quay.
 Yêu cầu học sinh tính mômen của từng lực đối với trục quay.
 Yêu cầu tính mômen của ngẫu lực.
 Yêu cầu tính mômen của ngẫu lực đối với các trục quay khác nhau để trả lời C1.
 Quan sát, nhận xét.
 Quan sát, nhận xét.
 Quan sát và nhận xét về chuyển động của trọng tâm đối với trục quay.
 Ghi nhận những điều cần lưu ý khi chế tạo các bộ phận quay của máy móc.
 Tính mômen của từng lực.
 Tính mômen của ngẫu lực.
 Tính mômen của ngẫu lực đối với 2 trục quay khác nhau.
II. Tác dụng của ngẫu lực đối với một vật rắn.
1. Trường hợp vật không có trục quay cố định.
 Dưới tác dụng của ngẫu lực vật sẽ quay quanh trục đi qua trọng tâm và vuông góc với mặt phẵng chứa ngẫu lực.
 Xu hướng chuyển động li tâm của các phần của vật ở ngược phía đối với trọng tâm triệt tiêu nhau nên trọng tâm đứng yên. Trục quay đi qua trọng tâm không chịu lực tác dụng.
2. Trường hợp vật có trục quay cố định.
 Dưới tác dụng của ngẫu lực vật sẽ quay quanh trục cố định đó. Nếu trục quay không đi qua trọng tâm thì trọng tâm sẽ chuyển động tròn xung quanh trục quay. Khi ấy vật có xu hướng chuyển động li tâm nên tác dụng lực vào trục quay.
 Khi chế tạo các bộ phận quay của máy móc phải phải làm cho trục quay đi qua trọng tâm của nó.
3. Mômen của ngẫu lực.
 Đối cới các trục quay vuông góc với mặt phẵng chứa ngẫu lực thì mômen của ngẫu lực không phụ thuộc vào vị trí trục quay và luôn luôn có giá trị : M = F.d 
 Trong đó F là độ lớn của mỗi lực, còn d khoảng cách giữa hai giá của ngẫu lực và được gọi là cánh tay đòn của ngẫu lực.
Hoạt động 3 (10 phút) : Củng cố, giao nhiệm vụ về nhà.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 Cho học sinh tóm tắt những kiến thức chủ yếu đã học trong bài.
 Nêu câu hỏi và bài tập về nhà.
 Nêu những yêu cầu cần chuẩn bị cho bài sau.
 Tóm tắt những kiến thức đã học trong bài.
 Ghi câu hỏi và bài tập về nhà.
 Ghi những yêu cầu chuẩn bị cho bài sau.
IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
Tiết 36 : BÀI TẬP 
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
	- Các dạng cân bằng, cân bằng của một vật có mặt chân đế.
	- Chuyển động tịnh tiến và chuyển động quay của vật rắn. Ngẩu lực.
2. Kỹ năng
	- Trả lời được các câu hỏi trắc ngiệm về sự cân bằng, chuyển động tịnh tiến, chuyển động quay của vật rắn.
	- Giải được các bài tập về chuyển động tịnh tiến, chuyển động quay của vật rắn.
II. CHUẨN BỊ
Giáo viên : 	- Xem lại các câu hỏi và các bài tập trong sách gk và trong sách bài tập.
	- Chuẩn bị thêm một vài câu hỏi và bài tập khác.
Học sinh :	- Trả lời các câu hỏi và giải các bài tập mà thầy cô đã ra về nhà.
	- Chuẩn bị các câu hỏi cần hỏi thầy cô về những phần chưa rỏ.
III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC
Hoạt động 1 (10 phút) : Giải các câu hỏi trắc nghiệm khách quan.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cơ bản
 Yêu cầu hs trả lời tại sao chọn C.
 Yêu cầu hs trả lời tại sao chọn D.
 Yêu cầu hs trả lời tại sao chọn B.
 Yêu cầu hs trả lời tại sao chọn C.
 Yêu cầu hs trả lời tại sao chọn D.
 Yêu cầu hs trả lời tại sao chọn C.
 Giải thích lựa chọn.
 Giải thích lựa chọn.
 Giải thích lựa chọn.
 Giải thích lựa chọn. 
 Giải thích lựa chọn.
 Giải thích lựa chọn.
Câu 7 trang 100 : C
Câu 8 trang 100 : D
Câu 4 trang 106 : B
Câu 8 trang 115 : C
Câu 9 trang 115 : D
Câu 10 trang 115 : C
Hoạt động 2 (30 phút) : Giải các bài tập.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cơ bản
 Cho hs vẽ hình, xác định các lực tác dụng lên vật, viết điều kiện cân bằng, dùng phép chiếu hặc quy tắc mô men để tìm các lực.
 Yêu cầu học sinh xác định các lực tác dụng lên vật.
 Vẽ hình, biểu diễn các lực tác dụng.
 Yêu cầu học sinh viết biểu thức định luật II Newton.
Chọn hệ trục toạ độ, yêu cầu học sinh chiếu lên các trục.
 Hướng dẫn để học sinh tính gia tốc của vật.
 Hướng dẫn để học sinh tính vân tốc của vật.
 Hướng dẫn để học sinh tính đường đi của vật.
Yêu cầu học sinh xác định các lực tác dụng lên vật.
 Vẽ hình, biểu diễn các lực tác dụng.
 Yêu cầu học sinh viết biểu thức định luật II Newton.
Chọn hệ trục toạ độ, yêu cầu học sinh chiếu lên các trục.
 Hướng dẫn để học sinh tính lực F khi vật chuyển động có gia tốc.
 Hướng dẫn để học sinh tính lực F khi vật chuyển động.
 Yêu cầu học sinh viết công thức tính mômen của ngẫu lực và áp dụng để tính trong từng trường hợp.
 Vẽ hình, xác định các lực tác dụng lên vật.
 Viết điều kiện cân bằng.
 Chọn hệ toạ độ, chiếu lên các trục toạ độ từ đó tính các lực.
Xác định các lực tác dụng lên vật.
 Viết biểu thức định luật II.
 Viết các phương trình có được khi chiếu lên từng trục.
 Tính gia tốc của vật.
 Tính vận tốc của vật.
 Tính quãng đường vật đi được.
 Xác định các lực tác dụng lên vật.
 Viết biểu thức định luật II.
 Viết các phương trình có được khi chiếu lên từng trục.
 Tính lực F để vật chuyển động với gia tốc 1,25m/s2 
 Tính lực F để vật chuyển động thẳng đều (a = 0).
 Tính mômen của ngẫu lực khi thanh nằm ở vị trí thẳng đứng.
 Tính mômen của ngẫu lực khi thanh đã quay đi một góc a so với phương thẳng đứng.
Bài 17.1
 Vật chịu tác dụng của ba lực : Trọng lực , phản lực vuông góc của mặt phẳng nghiêng và lực căng của dây.
 Điều kiện cân bằng : + + = 0
 Trên trục Ox ta có : Psina - T = 0
T = Psina = 5.10.0,5 = 25(N)
 Trên trục Oy ta có : - Pcosa + N = 0
N = Pcosa = 5.10.0,87 = 43,5(N)
Bài 5 trang 114.
 Vật chịu tác dụng các lực : , , , 
 Theo định luật II Newton ta có : 
m = +++
 Chiếu lên các trục Ox và Oy ta có :
 ma = F – Fms = F – mN (1)
 0 = - P + N => N = P = mg (2)
 a) Gia tốc của vật :
 Từ (1) và (2) suy ra : 
a==2,5(m/s2)
 b) Vận tốc của vật cuối giây thứ 3 :
 Ta có : v = vo + at = 0 + 2,5.3 = 7,5 (m/s)
 c) Đoạn đường mà vật đi được trong 3 giây :
 Ta có s = vot + at2 = .2,5.33 = 11,25 (m)
Bài 6 trang 115.
Vật chịu tác dụng các lực : , , , 
 Theo định luật II Newton ta có : 
m = +++
 Chiếu lên các trục Ox và Oy ta có :
 ma = F.cosa – Fms = F.cosa – mN (1)
 0 = F.sina - P + N 
 => N = P – F.sina = mg - F.sina (2)
 a) Để vật chuyển động với gia tốc 1,25m/s2 :
 Từ (1) và (2) suy ra : 
 F = 
 = 17 (N)
 b) Để vật chuyển động thẳng đều (a = 0) :
 Từ (1) và (2) suy ra : 
 F == 12(N)
Bài 6 trang 118.
 a) Mômen của ngẫu lực khi thanh đang ở vị trí thẳng đứng : 
M = FA.d = 1.0,045 = 0,045 (Nm)
 b) Mômen của ngẫu lực khi thanh đã quay đi một góc a so với phương thẳng đứng :
 M = FA.d.cosa = 1.0,045.0,87 = 0,039 (Nm)
Hoạt động 3 (5 phút) : Giao nhiệm vụ về nhà.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 Nêu câu hỏi và bài tập về nhà.
 Nêu những yêu cầu cần chuẩn bị cho bài sau.
 Ghi câu hỏi và bài tập về nhà.
 Ghi những yêu cầu chuẩn bị cho bài sau.
IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
...............................................................................................................................................................
Tiết 37 : KIỂM TRA HỌC KỲ I
I . TRẮC NGHIỆM (4 điểm)
1. Trường hợp nào dưới đây có thể coi vật chuyển động như một chất điểm?
	A. Xe ôtô đang chạy trong sân trường.
	B. Viên phấn lăn trên mặt bàn.
	C. Chiếc máy bay đang hạ cánh trên sân bay.
	D. Mặt Trăng quay quanh Trát Đất.
2. Một vật chuyển động với tốc độ v1 trên đoạn đường s1 trong thời gian t1, với tốc độ v2 trên đoạn đường s2 trong thời gian t2, Tốc độ trung bình của vật trên cả quãng đường s = s1 + s2 bằng trung bình cộng của các tốc độ v1 và v2 khi :	A. s1 = s2.	B. t1 = t2.	C. s1 ¹ s2.	D. t1 ¹ t2.
3. Trường hợp nào sau đây người ta nói đến vận tốc tức thời :
	A. Ôtô chạy từ Phan Thiết vào Biên Hoà với tốc độ 50km/h.
	B. Viên đạn ra khỏi nòng súng với tốc độ 300m/s.
	C. Tốc độ tối đa khi xe chạy trong thành phố là 40km/h.
	D. Tốc độ tối thiểu khi xe chạy trên đường cao tốc là 80km/h.
4. Đồ thị vận tốc – thời gian của một chuyển động được biểu diễn như hình vẽ. Hãy cho biết trong những khoảng thời gian nào vật chuyển động nhanh dần đều :
	A. Từ t1 đến t2 và từ t5 đến t6.	B. Từ t2 đến t4 và từ t6 đến t7.
	C. Từ t1 đến t2 và từ t4 đến t5.	D. Từ t = 0 đến t1 và từ t4 đến t5.
5. Đồ thị vận tốc – thời gian của một chuyển động được biểu diễn như hình vẽ. Hãy cho biết trong những khoảng thời gian nào vật chuyển động chậm dần đều 
	A. Từ t = 0 đến t1 và từ t4 đến t5.	B. Từ t1 đến t2 và từ t5 đến t6.
	C. Từ t2 đến t4 và từ t6 đến t7.	D. Từ t1 đến t2 và từ t4 đến t5.
6. Trong chuyển động thẳng biến đổi đều :
	A. Véc tơ gia tốc của vật có hướng và độ lớn không đổi.
	B. Véc tơ gia tốc của vật có hướng thay đổi còn độ lớn không đổi.
	C. Véc tơ gia tốc của vật có hướng và độ lớn thay đổi.
	D. Véc tơ gia tốc của vật có hướng không đổi nhưng độ lớn thay đổi.
7. Một vật chuyển động thẳng nhanh dần đều với vận tốc ban đầu 5m/s và với gia tốc 2m/s2 thì đường đi (tính ra mét) của vật theo thời gian (tính ra giây) được tính theo công thức :
	A. s = 5 + 2t. 	B. s = 5t + 2t2. 	C. s = 5t – t2. 	D. s = 5t + t2.
8. Phương trình chuyển động (toạ độ) của một vật là x = 10 + 3t + 0,2t2 (x tính bằng mét, t tính bằng giây). Quãng đường vật đi được tính từ thời điểm t = 0 đến thời điểm t = 10s là :
	A. 50m. 	B. 60m. 	C. 30m. 	D. 40m.
9. Một vật rơi tự do sau thời gian 4 giây thì chạm đất. Lấy g = 10m/s2. Quãng đường vật rơi trong giây cuối là :
	A. 75m.	B. 35m. 	C. 45m. 	D. 5m.
10. Một khí cầu đang chuyển động đều theo phương thẳng đứng hướng lên thì làm rơi một vật nặng ra ngoài. Bỏ qua lực cản không khí thì sau khi rời khỏi khí cầu vật nặng : 
	A. Rơi tự do.	B. Chuyển động lúc đầu là chậm dần đều sau đó là nhanh dần đều.
	C. Chuyển động đều.	D. Bị hút theo khí cầu nên không thể rơi xuống đất.
11. Khi thôi tác dụng lực vào vật thì vật vẫn tiếp tục chuyển động thẳng đều vì:
	A. Vật có tính quán tính 	B. Vật vẫn còn gia tốc 
	C. Các lực tác dụng cân bằng nhau 	D. Không có ma sát 
12. Theo định luật II Newton thì :
	A. Gia tốc tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật.	
	B. Khối lượng tỉ lệ nghịch với lực tác dụng lên vật.
	C. Gia tốc của vật tỉ lệ thuận với khối lượng của vật.	
	D. Gia tốc của vật là một hằng số đối với mỗi vật.
13. Điều nào sau đây là sai khi nói về lực và phản lực ?
	A. Lực và phản lực luôn xuất hiện và mất đi đồng thời.	
	B. Lực và phản lực luôn đặt vào hai vật khác nhau.
	C. Lực và phản lực luôn cùng hướng với nhau.	
	D. Lực và phản lực là không thể cân bằng nhau.
14. Lực hấp dẫn phụ thuộc vào :
	A. Thể tích các vật.	B. Khối lượng và khoảng cách giữa các vật.
	C. Môi trường giữa các vật.	D. Khối lượng của Trái Đất.
15. Khi treo một vật có khối lượng 200g vào một lò xo có chiều dài tự nhiên 20cm thì lò dãn ra và có chiều dài 22cm. Bỏ qua khối lượng của lò xo, lấy g = 10m/s2 . Độ cứng của lò xo đó là :
	A. 1 N/m	B. 10 N/m	C. 100 N/m	D. 1000 N/m
16. Lực ma sát trượt có thể đóng vai trò là :
	A. Lực phát động.	B. Lực hướng tâm.	C. Lực cản chuyển động.	D. Lực quán tính.
17. Lực tổng hợp của hai lực đồng qui có giá trị lớn nhất khi :
	A. Hai lực thành phần cùng phương, cùng chiều.	
	B. Hai lực thành phần cùng phương, ngược chiều.
	C. Hai lực thành phần vuông góc với nhau.	
	D. Hai lực thành phần hợp với nhau một góc khác không.
18. Một viên bi nằm trên mặt bàn nằm ngang thì dạng cân bằng của viên bi đĩ là :
	A. Cân bằng khơng bền.	B. Cân bằng bền.
	C. Cân bằng phiếm định.	D. Lúc đầu cân bằng bền, sau đĩ chuyển thành cân bằng phiếm định.
19. Đối với một vật đang quay quanh một trục quay cố định. Bỏ qua mọi ma sát. Nếu bổng nhiên mô men lực tác dụng lên vật vật mất đi thì :
	A. Vật sẽ dừng lại ngay.	B. Vật đổi chiều quay. 	
	C. Vật quay chậm dần rồi dừng lại.	D. Vật vẫn quay đều.
20. Phát biểu nào sau đây khơng đúng :
	A. Hợp lực của hai lực song song cùng chiều là một lực song song với chúng.
	B. Hợp lực của hai lực song song cùng chiều cĩ độ lớn bằng tổng độ lớn của hai lực thành phần.
	C. Hợp lực của hai lực song song ngược chiều cĩ độ lớn bằng hiệu độ lớn của hai lực thành phần.
	D. Hợp lực của hai lực song cùng chiều có độ lớn bằng không.
II . TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu 1. Một ôtô có khối lượng 2 tấn đang chuyển động với vận tốc 36km/h thì tăng tốc độ trên đoạn đường nằm ngang. Sau khi đi được quãng đường 300m, ôtô đạt vận tốc 72km/h. Tính hợp lực tác dụng lên ôtô trong thời gian tăng tốc và thời gian ôtô đi được quãng đường đó. Nếu hệ số ma sát giữa bánh xe và mặt đường là 0,04 thì lực kéo của động cơ ôtô bằng bao nhiêu và đó là loại lực nào ? Lấy g = 10m/s2.
Câu 2. Tính gia tốc rơi tự do và trọng lượng của một vật có khối lượng 200kg ở độ cao bằng bán kính Trái Đất. Biết gia tốc rơi tự do ở sát mặt đất là g = 10m/s2. Nếu ở độ cao đó mà có một vệ tinh chuyển động tròn đều q

File đính kèm:

  • docGiao_an_Vat_Ly_lop_10_co_ban_20150725_095317.doc