Giáo án Vật lý 9 - Tuần 31 - Năm học 2015-2016

Hoạt động 3

 Tìm hiểu về điểm cực cận và điểm cực viễn.

a. Đọc hiểu thông tin về điểm cực viễn, trả lời các câu hỏi của GV và làm C3.

b. Đọc hiểu thông tin về điểm cực cận, trả lời các câu hỏi của GV và làm C4. * Kiểm tra sự hiểu biết của HS về điểm cực viễn:

- Điểm cực viễn là điểm nào?

- Điểm cực viễn của mắt tốt nằm ở đâu?

- Mắt ở trạng thái như thế nào khi nhìn một vật ở điểm cực viễn?

- Khoảng cách từ mắt đến điểm cực viễn được gọi là gì?

* Kiểm tra sự hiểu biết của HS về điểm cực cận:

- Điểm cực cận là điểm nào?

- Mắt có trạng thái như htế nào khi nhìn một vật ở điểm cực cận?

- Khoảng cách từ mắt đến điểm cực cận được gọi là gì? III/ Điểm cực cận và điểm cực viễn

1. Điểm cực viễn:

-Là điểm xa mắt nhất mà ta có thể nhìn rõ được khi không điều tiết.

-Khoảng cực viễn là khoảng cách từ điểm cực viễn đến mắt.

 

docx5 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 530 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 9 - Tuần 31 - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:20/3/2016
Ngày dạy 21/03/2016 lớp 93
 Ngày 23/3/2016 lớp 91
Tiết: 55
§48 MẮT
I. MỤC TIÊU.
- Nêu và chỉ ra được trên hình vẽ hai bộ phận quan trọng nhất của mắt là thể thủy tinh và màng lưới.
- Nêu được chức năng của htể thủy tinh và màn lưới, so sánh được chúng với các bộ phận tương ứng của máy ảnh.
- Trình bày được khái niệm sơ lược về sự điều tiết, điểm cực cận và điểm cực viễn.
- Biết cách thử mắt.
-Tích hợp :Luyện tập tránh các tác hại cho mắt .Làm việc nơi có đủ ánh sáng 
Giữ gìn môi trường trong lành .Kết hợp giữa học tập và LĐ,nghỉ ngơi để bảo vệ mắt.
II. CHUẨN BỊ.
* Đối với cả lớp.
- 1 tranh vẽ con mắt bổ dọc.- 1 mô hình con mắt.- 1 bảng thử mắt của Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi tế (nếu có) 
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH.
 1/ Kiểm tra : (3’) -Nêu các bộ phận chính của máy ảnh , ảnh của vật trên phim có đặc điểm gì ?
HỌAT ĐỘNG CỦA HS
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
NỘI DUNG
7’
Hoạt động 1 
 Tìm hiểu cấu tạo của mắt.
a. Từng HS đọc mục 1 phần I về cấu tạo của mắt và trả lời câu hỏi của GV.
b. So sánh vế cấu tạo của mắt và máy ảnh. Từng HS làm C1 và trình bày câu trả lời trước lớp khi GV yêu cầu.
* Yêu cầu một vài HS trả lời các câu hỏi sau để kiểm tra khả năng đọc hiểu:
- Tên hai bộ phận quan trọng nhất của mắt là gì?
- Bộ phận nào của mắt là thấu kính hội tụ? Tiêu cự của nó có thể thay đổi được không? Bằng cách nào?
* Yêu cầu một, hai HS trả lời từng câu nêu trong C1.
I/ Cấu tạo của mắt:
1 Cấu tạo:SGK
2.So sánh mắt và máy ảnh:
C1:
+Giống nhau:
-Thể thủy tinh đóng vai trò như vật kính trong máy ảnh.
-Phim trong máy ảnh đóng vai trò như màng lưới trong con mắt.
15’
Hoạt động 2 Tìm hiểu về sự điều tiết của mắt.
a. Từng HS đọc phần II trong SGK.
b. Từng HS làm C2: Dựng ảnh của cùng một vật tạo bởi thể thủy tinh khi vật ở xa vad khi vật ở gần.
Từ đó rút ra nhận xét về kích thước của ảnh trên màng lưới và tiêu cự của thể thủy tinh trong hai trường hợp khi vật ở gần và khi vật đó ở xa.
* Đề nghị một vài HS trả lời câu hỏi:
- Mắt phải thực hiện quá trình gì thì mới nhìn rõ các vật?
- Trong quá trình này, có sự thay đổi gì ở thể thủy tinh?
* Hướng dẫn HS dựng ảnh của cùng một vật tạo bởi thể thủy tinh khi vật ở xa và khi vật ở gần, trong đó thể thủy tinh được biểu diễn bằng thấu kính hội tụ và màng lưới được biểu diễn bằng một màn hứng ảnh như hình 48.3
- Đề nghị HS căn cứ vào tia đi qua quang tâm để rút ra nhận xét về kích thước của ảnh trên màng lưới khi mắt nhìn cùng một vật gần và ở xa mắt.
II/ Sự điều tiết:
Sự điều tiết của mắt là sự thay đổi tiêu cự của thể thủy tinh để ảnh rõ nét trên màng lưới.
C2:
10’
Hoạt động 3 
 Tìm hiểu về điểm cực cận và điểm cực viễn.
a. Đọc hiểu thông tin về điểm cực viễn, trả lời các câu hỏi của GV và làm C3.
b. Đọc hiểu thông tin về điểm cực cận, trả lời các câu hỏi của GV và làm C4.
* Kiểm tra sự hiểu biết của HS về điểm cực viễn:
- Điểm cực viễn là điểm nào?
- Điểm cực viễn của mắt tốt nằm ở đâu?
- Mắt ở trạng thái như thế nào khi nhìn một vật ở điểm cực viễn?
- Khoảng cách từ mắt đến điểm cực viễn được gọi là gì?
* Kiểm tra sự hiểu biết của HS về điểm cực cận:
- Điểm cực cận là điểm nào?
- Mắt có trạng thái như htế nào khi nhìn một vật ở điểm cực cận?
- Khoảng cách từ mắt đến điểm cực cận được gọi là gì?
III/ Điểm cực cận và điểm cực viễn
1. Điểm cực viễn:
-Là điểm xa mắt nhất mà ta có thể nhìn rõ được khi không điều tiết.
-Khoảng cực viễn là khoảng cách từ điểm cực viễn đến mắt.
5’
5’
Hoạt động 4 Vận dụng.
Từng HS làm C5, C6
* Hướng dẫn HS giải C5 trong bài này như C6 trong bài 47.
* Làm C5, C6.
Hướng dẫn HS chuẩn bị bài sau:
Bài 49 Mắt cận và mắt lão
* Để chuẩn bị học bài 49, đề nghị HS ôn lại:
- Cách dựng ảnh của một vật tạo bởi thấu kính phân kì.
- Cách dựng ảnh ảo của một vật thật tạo bởi thấu kính hội tụ.
IV:Vận dụng:
C5:
Vận dụng kết quả C6 bài 47 
Tacó:
C6*:
-Khi nhìn 1 vật ở điểm cực viễn thì tiêu cự của thể thủy tinh dài nhất.
-Khi nhìn 1 vật ở điểm cực cận thì tiêu cự của thể thủy tinh ngắn nhất.
Ghi nhớ:
-Hai bộ phận quan trọng nhất của mắt là thể thủy tinh và màng lưới.
-Thể thủy tinh đóng vai trò như vật kính trong máy ảnh, còn màng lưới như phim.Anh của vật mà ta nhìn hiện trên màng lưới.
-Trong qua trình điều tiết thì thể thủy tinh bị co giãn, phồng lên hoặc dẹp xuống để cho ảnh hiện trên màng lưới rõ nét.
-Điểm xa mắt nhất mà ta có thể nhìn rõ được khi không điều tiết gọi là điểm cực viễn.
-Điểm gần mắt nhất mà ta có thể nhìn rỏ được gọi là điểm cực cận.
Ngàysoạn:20/3/2016
Ngày dạy:22/03/2016 lớp 93
 Ngày 24/3/2016 lớp 91
Tiết:56
§49 MẮT CẬN VÀ MẮT LÃO
I. MỤC TIÊU.
- Nêu được đặc điểm chính của mắt cận là không nhìn được các vật ở xa mắt và cách khắc phục tật cận thị là phải đeo kính phân kì.
- Nêu được đặc điểm chính của mắt lão là không nhìn được các vật ở gần mắt và cách khắc phục tật mắt lão là phải đeo kính hội tụ.
- Giải thích được cách khắc phục tật cận thị và tật mắt lão.
- Biết cách thử mắt bằng bảng thử mắt.
-Tích hợp: +Biết được nguyên nhân gây cận thị .
 +Người bị cận thị do đeo kính thường xuyên nên bị ảnh hưởng đến sức khỏe
 ,và các hoạt động khác như :thể thao ,tham gia giao thông 
 +Giáo đục HS biết các biện pháp bảo vệ mắt :
 *Cùng nhau giữ gìn môi trường ,làm việc khoa học.
 *Tập luyện cho mắt tránh bị tật nặng hơn
+Bị cận thị không nên điều khiển các phương tiện giao thông vào buổi tối ,trời mưa và với tốc độ cao.
II. CHUẨN BỊ.
* Đối với mõi nhóm HS.
- 1 kính cận.
- 1 kính lão.
* Đối với cả lớp và HS cần ôn lại trước.
- Cách dựng ảnh của một vật tạo bởi thấu kính phân kì.
- Cách dựng ảnh ảo của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH.
 1/ Kiểm tra bài cũ : (5’) +Nêu hai bộ phận quan trọng của mắt .Thế nào là điểm cực cận ,diểm cực viễn của mắt ?
TG
HỌAT ĐỘNG CỦA HS
HỌAT ĐỘNG CỦA GV
NỘI DUNG
15’
Hoạt động 1 
 Tìm hiểu tật cận thị và cách khắc phục.
a. Từng HS làm C1, C2, C3.
Tham gia thảo luận trên lớp về các câu trả lời của bạn.
b. Từng HS trả lời C4.
c. Nêu kết luận về biểu hiện của mắt cận và loại kính phải đeo để khắc phục tật cận thị.
* Đề nghị HS.
- Vận dụng vốn hiểu biết đã có trong cuộc sống để trả lời C1.
- Một vài HS nêu câu hỏi trả lời và cho cả lớp thảo luận.
- Vận dụng kết quả C1, để làm C2. lưu ý HS về điểm cực viễn.
- Yêu cầu HS làm C3. có thể nhận dạng qua hình dạng hình học của thấu kính phân kì. Hoặc qua cách tạo ảnh của thấu kính phân kì ( vật thật cho ảnh ảo nhỏ hơn vật)
* GV vẽ mắt, cho vị trí điểm cực viễn, vẽ vật AB được đặt xa mắt hơn so với điểm cực viễ và đặt câu hỏi: Mắt có nhìn rõ vật AB không? Vì sao?
* Sau đó GV vẽ thêm kính cận là thấu kính phân kì có tiêu điểm trùng với điểm cực viễn và được đặt gần sát mắt, đề nghị HS vẽ ảnh A’B’ của AB tạo bởi kính này.
Trên cơ sở đó GV đặt câu hỏi: Mắt có nhìn thấy ảnh A’B’ của AB không? Vì sao? Mắt nhìn thấy ảnh lớn hơn hay nhỏ hơn AB?
* Để kết luận, đề nghị HS trả lời những câu hỏi sau:
- Mắt cận không nhìn rõ những vật ở xa hay ở gần mắt?
- Kính cận là thấu kính loại gì? Có tiêu điểm ở đâu? 
I/ Mắt cận:
1.Những biểu hiện của mắt cận:
C1:chọn ý ( 1), ý(3), ý(4).
C2:mắt cận không nhìn rỏ những vật ở xa mắt. Điểm cực viễn Cv của mắt cận ở gần mắt hơn bình thường.
2.Cách khắc phục tật cận thị:
C3:
-PP1:bằng HH thấy giữa mỏng hơn rìa.
-PP2:để tay ở các vị trí trước kính đều thấy ảnh ảo nhỏ hơn vật..
C4:
*Kết luận:
-Kính cận là TKPK, người cận thị đeo kính để có thể nhìn rỏ các vật ở xa mắt.
-Kính cận thích hợp có tiêu điểm F trùng với điểm Cv của mắt.
20’
Hoạt động 2 
 Tìm hiểu về tật mắt lão và cách khắc phục.
a. Đọc mục 1 phần II để tìm hiểu đặc điểm của mắt lão.
b. Làm C5.
c. Làm C6.
d. Nêu kết luận về biểu hiện của mắt lão và loại kính phải đeo để khắc phục tật mắt lão.
* Nêu các câu hỏi sau để kiểm tra việc đọc hiểu của HS:
- Mắt lão nhìn rõ các vật ở xa hay các vật ở gần?
- So với mắt bình thường thì điểm cực cận của mắt lão ở xa hơn hay gần hơn?
* Đề nghị HS.
- Vận dụng cách nhận dạng thấu kính hội tụ và thấu kính phân kì để nhận dạng kính lão.
- Có thể qua ảnh của dòng chữ tạo bởi thấu kính khi đặt thấu kính sát dòng chữ rồi dịch dần ra xa, nếu ảnh này to dần thì đó là thấu kính hội tụ, nếu ảnh nhỏ dần thì đó là thấu kính phân kì.
- Có thể bằng cách so sánh bề dày phần rìa mép của thấu kính, nếu phần giữa dày hơn thì đó là thấu kính hội tụ, mỏng là thấu kính phân kì.
* Yêu cầu HS vẽ mắt, cho vị trí điểm cực cận Cc vẽ vật AB được đặt gần mắt hơn so với điểm cực cận H.49.3 và đặt câu hỏi: Mắt có nhìn rõ vật AB không? Vì sao?
* Sau đó yêu cầu HS vẽ thêm kính lão đặt gần sát mắt, vẽ ảnh A’B’ của AB tạo bởi kính này. GV đặt câu hỏi: Mắt có nhìn rõ ảnh A’B’ của AB không? Vì sao? Mắt nhìn ảnh này lứon hơn hay nhỏ hơn AB?
* Gợi ý:
- Mắt lão không nhìn thấy những vật ở xa hay ở gần mắt?
- Kính lão là thấu kính loại gì?
II/ Mắt lảo:
1.Những đặc điểm của mắt lảo:
-Mắt lão thường gặp ở người già.
-Mắt lão nhìn rỏ các vật ở xa, nhưng không nhìn rỏ các vật ở gần.
-Cc mắt lảo xa hơn Cc của người bình thường.
2.Cách khác phục tật mắt lão:
C5:
-PP1:bằng hình học, thấy giữa dày hơn rìa.
-PP2:để vật ở gần thấy ảnh ảo cùng chiều lớn hơn vật.
C6:
-Khi không đeo kính, mát lão không nhìn rỏ vật AB vì vật này nằm gần mắt hơn điểm Cc của mắt
-Khi đeo kính thì ảnh A’B’ của vật AB hiện lên xa mắt hơn điểm Cc của mắt nên mắt nhìn rỏ ảnh này.
5’
Hoạt động 3 
 Vận dụng, Củng cố.
Nêu biểu hiện của mắt cận. Mắt lão và nêu cách khắc phục tật cận thị, tật mắt lão.
-GV: nếu có điều kiện cho HS thực hiện C7 ngay tại lớp, nếu không có điều kiện thì cho HS trả lời câu hỏi:em hãy nêu cách phân biệt kính cận và kính lão?
-C8: GV có thể yêu cầu HS dựa vào kiến thức đã học để so sánh cực cận củangười bình thường so với cực cận của người già và cực cận của người cận thi.
+Cũng cố:
-Em hãy nêu biểu hiện của mắt cận và mắt lão ? loại kính phải đeo để khắc phục mỗi tật này của mắt.
+Goị 1 HS đọc ohần ghi nhớ.
+Hưống dẫn về nhà:
-Học thuộc phần ghi nhớ, giải thích lại cách khắc phục tật cận thị và mắt lão.
Làm BT 49 SBT.
III/ Vận dụng:
C7:
C8:
*Ghi nhớ:
-Mắt cận nhìn rỏ những vật ở gần , nhưng không nhìn rỏ những vật ở xa.Kính cận là TKPK, mắt cận phải đeo kímh phận kì để nhìn rỏ các vật ở xa.
-Mắt lão nhìn rỏ những vật ở xa, nhưng không nhìn rỏ những vật ở gần. Kính lão là TKHT. Mắt lão phải đeo kính hội tụ để nhìn rỏ các vật ở gần.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_vat_ly_9_tuan_31.docx