Giáo án Vật lý 9 - Tiết 8, Bài 8: Sự phụ thuộc của điện trở vào tiết diện dây dẫn - Nguyễn Thanh Phương

- Yêu cầu HS nêu phương án tiến hành TN

- Đưa ra đồ mạch điện kiểm tra nêu dụng cụ cần thiết để làm TN, các bước tiến hành TN.

- Giao dụng cụ, hướng dẫn Hs làm thí nghiệm.

- Yêu cầu HS làm TN kiểm tra theo nhóm để hoàn thành bảng 1 Tr.23

- GV thu kết quả TN của các nhóm hướng dẫn thảo luận chung cả lớp.

Yêu cầu so sánh với dự đoán để rút ra kết luận.

 

doc4 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 813 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 9 - Tiết 8, Bài 8: Sự phụ thuộc của điện trở vào tiết diện dây dẫn - Nguyễn Thanh Phương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 04	 Ngày soạn: 30/8/2015
Tiết: 8	 
BÀI 8: SỰ PHỤ THUỘC CỦA ĐIỆN TRỞ
VÀO TIẾT DIỆN DÂY DẪN
I. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức: Nêu được mối quan hệ giữa điện trở của dây dẫn với tiết diện của dây dẫn. 
2. Kỹ năng: Xác định được bằng thí nghiệm mối quan hệ giữa điện trở của dây dẫn với tiết diện của dây dẫn.
3. Thái độ: Trung thực, có tinh thần hợp tác trong nhóm.
II. CHUẨN BỊ:
1) GV: Cho mỗi nhóm HS:
- 2 điện trở dây quấn cùng loại.
- 
- 1 nguồn điện
- 1 ampe kế 1 chiều.
- 1 vônkế 1 chiều. 
- Các đoạn dây nối.
2) HS: Xem trước nội dung bài tập
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP: 
 1) Ổn định: 
 2) Kiểm tra bài cũ 
 - Điện trở của dây dẫn phụ thuộc vào những yếu tố nào?
 - Điện trở của hai dây dẫn có cùng tiết diện, vật liệu làm dây dẫn phụ thuộc vào chiều dài như thế nào?
Đáp án:
- Điện trở của dây dẫn phụ thuộc vào chiều dài, tiết diện, vật liệu làm dây dẫn.
- Điện trở của hai dây dẫn có cùng tiết diện, vật liệu làm dây dẫn tỉ lệ thuận với chiều dài dây.
 3) Bài mới 
 	Các dây dẫn có thể được làm từ cùng một vật liệu, chẳng hạn bằng đồng, nhưng với tiết diện khác nhau. Có dây tiết diện nhỏ, có dây tiết diện lớn. Nếu các dây dẫn này có cùng chiều dài thì điện trở của chúng phụ thuộc vào tiết diện như thế nào? Thầy trò ta cùng tìm hiểu qua nội dung bài học hôm nay.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
 Hoạt động 1. Nêu dự đoán sự phụ thuộc của R vào tiết diện dây dẫn
Yêu cầu HS vận dụng kiến thức về điện trở tương đương trong đoạn mạch mắc song song để trả lời câu hỏi C1.
-Từ câu hỏi C1 dự đoán sự phụ thuộc của R vào S qua câu C2.
Thống nhất ý kiến đưa ra dự đoán sự phụ thuộc của R vào S
C1: Tương tự như bài 7 HS thực hiện 
C2: Đưa ra dự đoán
Trường hợp hai dây dẫn có cùng chiều dài và cùng được làm từ cùng một loại vật liệu, thì điện trở của chúng tỉ lệ nghịch với tiết diện dây.
I. Dự đoán sự phụ thuộc của điện trở vào tiết diện dây dẫn
C1: ; 
C2: 
- Tiết diện tăng gấp 2 lần thì điện trở của dây giảm 2 lần. 
- Tiết diện tăng gấp 3 thì điện trở của dây giảm 3 lần 
- Điện trở của các dây dẫn có cùng chiều dài và làm từ cùng 1 loại vật liệu thì tỉ lệ nghịch với tiết diện của dây.
Hoạt động 2. Tiến hành thí nghiệm kiểm tra dự đoán
- Yêu cầu HS nêu phương án tiến hành TN
- Đưa ra đồ mạch điện kiểm tra nêu dụng cụ cần thiết để làm TN, các bước tiến hành TN.
- Giao dụng cụ, hướng dẫn Hs làm thí nghiệm.
- Yêu cầu HS làm TN kiểm tra theo nhóm để hoàn thành bảng 1 Tr.23
- GV thu kết quả TN của các nhóm hướng dẫn thảo luận chung cả lớp.
Yêu cầu so sánh với dự đoán để rút ra kết luận.
Yêu cầu HS đọc yêu cầu phần 3 *Nhận xét. Tính tỉ số và so sánh với tỉ số thu được từ bảng 1.
- Gọi 2 HS nhắc lại kết luận về mối quan hệ giữa R và S
Thảo luận tìm phương án kiểm tra.
- Quan sát sơ đồ h8.3, nhận biết dụng cụ và cách mắc.
Các bước tiến hành TN:
+ Mắc mạch điện theo sơ đồ.
+ Thay các điện trở R được làm từ cùng một loại vật liệu, cùng chiều dài, tiết diện S khác nhau.
+ Đo giá trị U, I tính R.
+ So sánh với dự đoán để rút ra nhận xét qua kết quả TN.
- Nhận dụng cụ và tiến hành TN:...
- Kết quả TN:...
-Nhận xét: áp dụng công thức tính diện tích hình tròn
Tỉ số: 
Rút ra kết quả:
Kết luận: Điện trở của các dây dẫn có cùng chiều dài và được làm từ cùng một loại vật liệu thì tỉ lệ nghịch với tiết diện của dây.
II.Thí nghiệm kiểm tra
1. Thí nghiệm:
2. Nhận xét: 
3. Kết luận: 
Điện trở của dây dẫn tỉ lệ nghịch với tiết diện của dây.
Hoạt động 3: Vận dụng
Yêu cầu cá nhân hoàn thành C3. Có thể gợi ý cho HS trả lời C3 như sau:
- Tiết diện của dây thứ hai gấp mấy lần dây thứ nhất?
- Vận dụng kết luận trên đây, so sánh điện trở của hai dây.
Gọi HS khác nhận xét yêu cầu chữa bài vào vở.
- Yêu cầu HS hoàn thành bài 8.2 SBT.
- Nhận xét
- Dựa vào kết quả bài 8.2 yêu cầu HS hoàn thành C4
Gọi HS đưa ra các cách để tính điện trở R2.
Cho nhận xét, đánh giá và cho điểm
HS trả lời C3:
Vì 2 dây dẫn đều bằng đồng, có cùng chiều dài
Điện trở của dây thứ nhất gấp 3 lần điện trở của dây dẫn thứ hai.
Bài 8.2: C.
Chiều dài lớn gấp 4 thì điện trở gấp 4 lần, tiết diện lớn gấp 2 thì điện trở nhỏ hơn 2 lần, vậy .
HS trả lời C4: 
C4:
III. Vận dụng
C3:
S1 = 2mm2
S2 = 6mm2
=
Bài 8.2: C.
Chiều dài lớn gấp 4 thì điện trở gấp 4 lần, tiết diện lớn gấp 2 thì điện trở nhỏ hơn 2 lần, vậy .
C4:
4) Củng cố:
- Gọi 2 HS đọc phần Có thể em chưa biết.
?Điện trở của dây dẫn phụ thuộc tiết diện như thế nào?
- GV chốt lại nội dung , giáo dục học sinh việc sử dụng dây dẫn trong gia đình.
5) dặn dò và hướng dẫn HS học bài ở nhà:
- Xem lại bài và học bài
- Đọc phần" có thể em chưa biết".
- Làm bài tập: + Khá giỏi: 8.1, 8.2, 8.3, 8.4, 8.5 SBT.
 + Tb yếu: 8.1, 8.2, 8.3, 8.4 SBT.
- Hướng dẫn bài tập
8.1. A.
8.2. C.
8.3. Vì S2 = nên R2 = 10R1 = 85W.
8.4. Điện trở của mỗi dây mảnh là: 6,8.20 = 136W.
8.5. Dây nhôm có tiết diện S1 = 1mm2 và có điện trở là R2 = 16,8W thì có chiều dài là: l= Vậy dây nhôm có tiết diện S2 = 2mm2 = 2S1 và có điện trở R2 = 16,8W thì có chiều dài là: l2 = 2l = 2.
- Đọc và nghiên cứu trước nội dung bài 9:"Sự phụ thuộc của điện trở vào vật liệu làm dây dẫn"
? Cách bố trí thí nghiệm? Biết được mối quan hệ giữa các đại lượng R, l, S, r
IV. RÚT KINH NGHIỆM:

File đính kèm:

  • docBai_8_Su_phu_thuoc_cua_dien_tro_vao_tiet_dien_day_dan.doc