Giáo án Vật lý 9 tiết 6: Bài tập vận dụng định luật Ôm

Giải bài tập 2: (10)

-H: Đọc đề bài 2

-H: Tóm tắt và giải bài tập 2 vào vở nháp.

-G: Thu bài của một số HS để kiểm tra.

-H: 1 HS lên bảng sửa phần a), 1 HS sửa phần b)

-H: HS khác nhận xét từng bước trên bảng.

-H: Thảo luận từng cặp, nêu cách giải khác đối với câu b)

 

doc4 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1926 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 9 tiết 6: Bài tập vận dụng định luật Ôm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 6 – Tiết 6
Tuần 3 	 
§6. BÀI TẬP VẬN DỤNG ĐỊNH LUẬT ÔM
1. Mục tiêu:
 1.1) Kiến thức:
- Vận dụng các kiến thức đã học để giải được các bài tập đơn giản về đoạn mạch gồm nhiều nhất là 3 diện trở.
 1.2) Kĩ năng:
	- Giải bài tập vật lý theo đúng các bước giải.
	- Rèn kĩ năng phân tích, so sánh, tổng hợp thông tin.
	- Sử dụng đúng các thuật ngữ.
 1. 3) Thái độ: Cẩn thận, trung thực.
2. Trọng tâm :
 - Vân dụng hệ thức đinh luật Oâm, đoan mạch nối tiếp, song song 
3. Chuẩn bị:
G: Bảng phụ đã viết sẵn các bước giải bài tập:
- Bước 1: Tìm hiểu, tóm tắt đề bài, vẽ sơ đồ mạch điện (nếu có).
- Bước 2: Phân tích mạch điện, tìm công thức liên quan đến các đại lượng cần tìm.
- Bước 3: Vận dụng các công thức đã học để giải bài toán.
- Bước 4: Kiểm tra kết quả, trả lời.
H: Ôn lại kiếno3, 4, 5.
4. Tiến trình:
4. 1) Ổn định:( 1’)
4. 2) Kiểm tra bài cũ: ( 4’)
 - Phát biểu và viết biểu thức định luật Ôm.
 - Viết công thức biểu diễn mối quan hệ giữa U, I, R trong đoạn mạch có 2 điện trở mắc nối tiếp và song song. (10đ)
- Định luật: ( bài học )
 I = ( 5đ )
 - Các công thức: ( bài học ) ( 5đ )
4.3) Bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
- G: Treo bảng phụ giới thiệu các bước chung để giải 1 bài tập điệän.
* HĐ1: Giải bài tập 1: (10’)
-H: Đọc đề bài 1
-H: Cá nhân HS tóm tắt bài vào vở và giải bài tập 1.
-G: Hướng dẫn :
 + Cho biết R1, R2 được mắc với nhau như thế nào? ampe kế , vôn kế đo những đại lượng nào trong mạch điện ? 
 + Vận dụng công thức nào tính Rtđ và R2?
 (Rtđ = ; R2 = Rtđ – R1)
-H: Thảo luận nhóm nêu cách giải khác 
 ( Tính U1 sau đó tính U2 à R2 
 và tính Rtđ = R1 + R2)
* HĐ2: Giải bài tập 2: (10’)
-H: Đọc đề bài 2
-H: Tóm tắt và giải bài tập 2 vào vở nháp.
-G: Thu bài của một số HS để kiểm tra.
-H: 1 HS lên bảng sửa phần a), 1 HS sửa phần b)
-H: HS khác nhận xét từng bước trên bảng.
-H: Thảo luận từng cặp, nêu cách giải khác đối với câu b)
(Vì R1// R2 à = với I1, I2, R1 đã biết => R2 
hoặc:
 Tính RAB = , tính = - )
-H: So sánh cách tính R2, làm cách nào nhanh gon, dễ hiểu?
* HĐ3: Giải bài tập 3: (15’)
-H: Đọc đề, tóm tắt, và hoàn thành bài tập 3
-H: Thảo luận tìm cách giải khác cho câu b)
( Tính I1, ta có : = và I1 =I2 + I3 từ đó tính I2 và I3 ) 
-G: Sửa bài và đưa ra biểu điểm cho từng câu.
-H: Đổi bài cho nhau để chấm cho các bạn trong nhóm
-G: Lưu ý HS: Cách tính khác nếu đúng vẫn cho điểm tối đa
-H: Báo cáo kết quả điểm 
-G: Thống kê kết quả:
 + Tổng số điểm 9, 10
 + Tổng số điểm 7, 8
 + Tổng số điểm 5, 6
 + Tổng số điểm dưới TB
1) Bài tập 1
Tóm tắt 
R1 = 5 a)Rtđ = ?
UV = 6V b) R2 = ?
IA = 0,5A 
Giải
a) Ta có: R1 nt R2 
 (A) nt R1 nt R2 
=> I A = IAB = 0,5A 
và UV =UAB = 6V
Rtđ = = = 12.
 Điện trở tương đương của đoạn mạch là 12.
 b) Ta có: Rtđ = R1 + R2 
 => R2 = Rtđ – R1 =12 - 5 = 7.
Vậy điện trở R2 bằng 7.
2) Bài tập 2:
Tóm tắt: 
R1 = 10 	 a) UAB = ?
IA1 = 1,2A b) R2 = ? 
IA = 1,8A 
Giải
 a) (A) nối tiếp R1 
 nên I1 = IAB = 1,2A
 (A) nối tiếp ( R1// R2)
 nên IA = IAB = 1,8A
 Từ: I = => U = I.R 
nên U1 = I1. R1 = 1,2.10 = 12
R1//R2 nên U1 = U2 = UAB =12V
Hiệu điện thế giữa hai điểm AB là 12V
 b) Vì R1//R2 nên I = I1 + I2
 => I2 = I – I1 = 1,8A – 1,2A = 0,6A
 mà U2 = 12V theo câu a)
 => R2 = = = 20
 Vậy điện trở R2 bằng 20
3) Bài tập 3:
Tóm tắt: 
R1= 15 a) RAB = ?
R2=R3=30 b) I1, I2, I3 = ? 
UAB = 12V 
Giải
 a) (A) nt R1 (R2//R3) (1đ)
 Vì R2 = R3 => R23 = = 15 (1đ)
 RAB = R1 + R23 =15+15
 = 30 (1đ)
 Vậy điện trở của đoạn mạch AB là 30 (0,5đ)
b) Áp dụng công thức định luật Ôm
I = => IAB = = = 0,4A
I1 = IAB = 0,4A (1,5đ)
U1 = I1. R1 = 0,4.15= 6V (1đ)
U2 = U3 = UAB – U1 
 =12V – 6V = 6V (0,5đ)
I 2 = = = 0,2A (1đ)
I2 =I3 = 0,2A (0,5đ)
 Vậy cường độ dòng điện qua R1 là 0,4A; Cường độ dòng điện qua R2; R3 bằng nhau và bằng 0,2A (1đ)
Bài 1: Vận dụng với đoạn mạch gồm 2 điện trở mắc nối tiếp.
Bài 2: Vận dụng với đoạn mạch gồm 2 điện trở mắc song song.
Bài 3: Vận dụng cho đoạn mạch hỗn hợp.
4.4) Củng cố:(3’)
? Bài tập 1, 2, 3 vận dụng với đoạn mạch gồm các điện trở mắc như thế nào? 
* Lưu ý: cách tính điện trở tương đương với đoạn mạch hỗn hợp.
4.5) Hướng dẫn tự học ở nhà : (2’) 
	* Đối với tiết học này : 
- Xem lại các bước giải của các bài tập.
	- Làm bài tập từ 6.1 " 6.5 SBT.
* Đối với tiết học sau : 
- Đọc, nghiên cứu bài “Sự phụ thuộc của điện trở vào chiều dài dây dẫn”.
5. Rút kinh nghiệm:
 Ä- Nội dung: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
 	- Phương pháp: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
- Sử dụng ĐDDH: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 

File đính kèm:

  • docga6.doc
Giáo án liên quan