Giáo án Vật lý 9 - Tiết 55, Bài 49: Mắt cận và mắt lão - Năm học 2015-2016 - Lê Đức Toàn

-Mắt cận nhìn rõ những vật ở gần, không nhìn rõ những vật ở xa làm chúng ta gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt và học tập. Vậy phải khắc phục như thế nào ?

-Cho hs quan sát 1 kính cận, yêu cầu hs nêu cách nhận biết đó là 1 TKPK.

-Cho hs quan sát H.49.1 SGK, đặt câu hỏi:

+Khi không đeo kính, mắt có nhìn rõ vật AB không? Tại sao?

+Phải giải quyết vấn đề trên như thế nào ?

-Giải thích:

+Kính đeo sát mắt.

+Kính cận thích hợp có tiêu điểm F trùng với điểm cực viễn của mắt.

+Khi đeo kính mắt nhìn ảnh của vật AB qua kính giống như nhìn một vật bình thường khi không đeo kính.

-Yêu cầu hs dựng ảnh của vật AB qua TKHT.

-Nêu câu hỏi :

+Khi đeo kính, mắt có nhìn rõ ảnh A/B/ hay không ? Vì sao?

+Mắt nhìn ảnh này lớn hơn hay nhỏ hơn AB ?

-Kính cận là thấu kính loại gì ?

-Vì sao người cận thị phải đeo kính ( Thấu kính phân kì ) ?

-Kính cận như thế nào là thích hợp ?

-Cho hs ghi kết luận vào vở.

-Ngày nay tật cận thị đang gia tăng nhanh chóng trong giới trẻ, đặc biệt là học sinh, sinh viên. Các em có biết nguyên nhân vì sao không?

 

doc8 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 489 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 9 - Tiết 55, Bài 49: Mắt cận và mắt lão - Năm học 2015-2016 - Lê Đức Toàn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 29
Ngày soạn : 20/03/2016
Tiết 55 : MẮT CẬN VÀ MẮT LÃO
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
 - Nêu được đặc điểm của mắt cận và cách sửa.
 - Nêu được đặc điểm của mắt lão và cách sửa.
2. Thái độ:
 - Cẩn thận.
	- Biết được nguyên nhân dẫn đến tật cận thị và có biện pháp bảo vệ mắt.
II. CHUẨN BỊ:
	1. Đối với cả lớp:
	- H.49.1 và H.49.2 SGK.
 - 1 kính cận và 1 kính lão.	
	2. Đối với mỗi nhóm hs:
	-Phiếu học tập theo mẫu sau: 
Phương pháp so sánh:
Kết luận:
 III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Ổn định lớp ( 1 phút ): 
Kiểm tra bài cũ ( 3 phút )
*Câu hỏi kiểm tra bài cũ:
Câu 1.Nêu cấu tạo của mắt? Thế nào là điểm cực cận, điểm cực viễn của mắt?
Câu 2.Đặt vật ở vị trí nào trước mắt để có thể nhìn rõ vật? 
*Trả lời:
Câu 1:
 - Cấu tạo của mắt gồm: 
 + Thể thủy tinh (là một thấu kính hội tụ) 
 + Màng lưới (còn gọi là võng mạc) 
 - Điểm cực cận là điểm gần mắt nhất mà khi có một vật ở đó mắt có thể nhìn rõ được. 
 - Điểm cực viễn là điểm xa mắt nhất mà khi có một vật ở đó mắt không điều tiết có thể nhìn rõ được. 
Câu 2 :Đặt vật trong khoảng từ điểm CC đến điểm CV của mắt (giới hạn nhìn rõ của mắt ).
Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
PHẦN GHI BẢNG
*Hoạt động 1: Tạo tình huống học tập (03 phút )
- Yêu cầu 2 hs thực hiện đoạn đối thoại trong SGK. 
-Tại sao trong đoạn đối thoại người cháu bị cận thị không thể đeo kính của người ông ? Kính của người cháu và người ông có gì khác nhau ? Thầy, trò chúng ta sẽ cùng nhau làm rõ vấn đề này trong bài học hôm nay.
*Hoạt động 2:Tìm hiểu mắt cận (18 phút)
-Yêu cầu hs đọc câu C1, khoanh tròn vào dấu + trước những biểu hiện là triệu chứng của tật cận thị. 
-Yêu cầu hs đọc và trả lời câu C2.
-Yêu cầu hs nhắc lại những biểu hiện của tật cận thị.
-Nhận xét, cho hs ghi bài.
-Mắt cận nhìn rõ những vật ở gần, không nhìn rõ những vật ở xa làm chúng ta gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt và học tập. Vậy phải khắc phục như thế nào ?
-Cho hs quan sát 1 kính cận, yêu cầu hs nêu cách nhận biết đó là 1 TKPK.
-Cho hs quan sát H.49.1 SGK, đặt câu hỏi:
+Khi không đeo kính, mắt có nhìn rõ vật AB không? Tại sao? 
+Phải giải quyết vấn đề trên như thế nào ? 
-Giải thích:
+Kính đeo sát mắt.
+Kính cận thích hợp có tiêu điểm F trùng với điểm cực viễn của mắt.
+Khi đeo kính mắt nhìn ảnh của vật AB qua kính giống như nhìn một vật bình thường khi không đeo kính.
A
B
F, Cv
A/
B/
O
I
-Yêu cầu hs dựng ảnh của vật AB qua TKHT.
-Nêu câu hỏi :
+Khi đeo kính, mắt có nhìn rõ ảnh A/B/ hay không ? Vì sao? 
+Mắt nhìn ảnh này lớn hơn hay nhỏ hơn AB ?
-Kính cận là thấu kính loại gì ? 
-Vì sao người cận thị phải đeo kính ( Thấu kính phân kì ) ?
-Kính cận như thế nào là thích hợp ? 
-Cho hs ghi kết luận vào vở. 
-Ngày nay tật cận thị đang gia tăng nhanh chóng trong giới trẻ, đặc biệt là học sinh, sinh viên. Các em có biết nguyên nhân vì sao không?
-Trình chiếu cho hs một số hình ảnh về nguyên nhân gây ra tật cận thị.
-Vậy để hạn chế mắt tật cận thị, trong sinh hoạt và học tập chúng ta cần chú ý những vấn đề gì ?
-Thông báo cho hs các thói quen vệ sinh và chăm sóc mắt:
CÁC THÓI QUEN VỆ SINH VÀ CHĂM SÓC MẮT:
-  Đảm bảo nơi học tập và làm việc đầy đủ ánh sáng 
-  Kích thước của bàn, ghế: phải phù hợp với chiều cao của từng người.
- Tư thế ngồi đúng : ngồi thẳng lưng, 2 chân khép lại, luôn để mắt xa sách vở một khoảng 25cm.
-  Giảm mọi căng thẳng của mắt : hạn chế xem tivi, chơi trò chơi điện tử, vi tínhquá lâu. Không đọc sách truyện có chữ quá nhỏ hay mờ, hình ảnh không rõ . Mỗi 20 phút làm việc chúng ta cần cho mắt thư giãn. 
- Ăn uống đầy đủ chất và tham gia hoạt động thể lực phù hợp với lứa tuổi.
- Khuyến khích nên dành thêm nhiều thời gian cho hoạt động ngoài trời.
-Khi phát hiện có các dấu hiệu của tật cận thị nên đi khám sớm ở các chuyên khoa mắt để được điều trị kịp thời.
- Đeo kính đúng số, tuân thủ hướng dẫn của bác sỹ chuyên khoa mắt.
-Cho hs quan sát một số hình ảnh về tật lão thị và nêu câu hỏi: Tại sao người lớn tuổi khi đọc sách phải lại đặt sách ra xa mắt? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu nguyên nhân trong phần tiếp theo của bài học.
*Hoạt động 3: Tìm hiểu mắt lão (12 phút )
- Yêu cầu hs đọc mục: “1.Những đặc điểm của mắt lão” SGK.
-Nêu câu hỏi dể kiểm tra việc đọc hiểu của hs:
+Mắt lão nhìn rõ những vật ở xa hay ở gần ?
+So với mắt bình thường thì điểm Cc của mắt lão ở xa hơn hay gần hơn ?
-Nhận xét và cho hs ghi bài.
- Mắt lão nhìn rõ những vật ở xa, không nhìn rõ những vật ở gần như hồi còn trẻ
Vậy muốn khắc phục ta làm thế nào ?
-Yêu cầu hs đọc và trả lời C5
-Cho hs quan sát H.49.1 SGK, đặt câu hỏi:
+Khi không đeo kính mắt lão có nhìn rõ vật AB không? Tại sao? 
+Muốn nhìn rõ vật AB thì phải làm sao ? 
B
B/
A/
Cc
F
A
O
F/
-Yêu cầu hs dựng ảnh của vật AB qua TKHT.
-Nêu câu hỏi :
+Khi đeo kính, mắt có nhìn rõ ảnh A/B/ hay không ? Vì sao ? 
+Ảnh này lớn hơn hay nhỏ hơn vật ?
-Kính lão là thấu kính loại gì ? 
-Vì sao mắt lão phải đeo kính ( Thấu kính hội tụ ) ?
-Cho hs ghi kết luận vào vở.
-Cho hs so sánh giữa tật cận thị và lão thị về đặc điểm và cách khắc phục.
-Trong đoạn đối thoại ở đầu bài, vì sao người cháu không dùng được kính của người ông ?
- Chúng ta sẽ vận dụng những kiến thức đã học được để trả lời các câu hỏi trong phần vận dụng. 
*Hoạt động 4: Vận dụng ( 7 phút )
- Cho cá nhân hs trả lời các câu hỏi C7 và hoạt động nhóm trả lời C8.
-Thực hiện đoạn đối thoại SGK
- Nghe giáo viên trình bày và ghi đề bài vào vở.
-Đọc C1 và trả lời:
+Khi đọc sách, phải đặt sách gần hơn mắt bình thường.
+Ngồi dưới lớp, nhìn chữ viết trên bảng thấy mờ.
+Ngồi trong lớp, nhìn không rõ các vật ngoài sân trường. 
-Đọc và trả lời C2:
+ Mắt cận nhìn rõ những vật ở gần, không nhìn rõ những vật ở xa.
+Điểm cực viễn của mắt cận gần hơn so với mắt bình thường 
-Trả lời:
+Nhìn rõ những vật ở gần, không nhìn rõ những vật ở xa.
+Điểm Cv của mắt cận gần hơn so với mắt bình thường. 
-Ghi bài.
- Trả lời : 
 +Kiểm tra qua hình dạng: Phần rìa dày hơn phần giữa 
 +Kiểm tra qua tính chất ảnh: Ảnh ảo nhỏ hơn vật 
-Hs quan sát và trả lời:
+Mắt không nhìn rõ vật AB, vì vật ở xa hơn điểm Cv của mắt (ngoài giới hạn nhìn rõ của mắt).
+Phải đeo trước mắt 1 TKPK
-Dựng ảnh:
Cc
-Trả lời:
+Mắt nhìn rõ ảnh A/B/. Vì ảnh nằm trong giới hạn nhìn rõ của mắt.
+Ảnh này nhỏ hơn AB.
-Kính cận là thấu kính phân kì.
- Người cận thị phải đeo kính để có thể nhìn rõ các vật ở xa mắt. 
- Kính cận thích hợp có tiêu điểm F trùng với điểm CV của mắt. 
-Ghi kết luận phần mắt cận vào vở. 
-Liệt kê các nguyên nhân làm gia tăng tật cận thị (dự kiến):
+Do ô nhiễm không khí.
+Do ngồi học không đúng tư thế.
+Học tập, làm việc thiếu ánh sáng.
+Tiếp xúc nhiều với các thiết bị điện tử.
+Làm việc chưa khoa học.
-Trả lời ( dự kiến ):
+  Đảm bảo nơi học tập và làm việc đầy đủ ánh sáng 
+  Kích thước của bàn, ghế: phải phù hợp với chiều cao của từng người.
+ Ăn uống đầy đủ chất và tham gia hoạt động thể lực phù hợp với lứa tuổi.
-Đọc bài.
-Trả lời:
+Mắt lão nhìn rõ những vật ở xa, không nhìn rõ những vật ở gần.
+Điểm cực cận của mắt lão xa hơn so với mắt bình thường
-Ghi bài vào vở.
-Trả lời:
+Kiểm tra qua hình dạng: Phần rìa mỏng hơn phần giữa
+ Kiểm tra qua tính chất ảnh: Ảnh ảo lớn hơn vật.
+Mắt không nhìn rõ vật, vì vật AB ở gần hơn điểm Cc của mắt (ngoài giới hạn nhìn rõ của mắt).
+Phải đeo kính lão ( TKHT )
-Dựng ảnh:
-Trả lời:
+Mắt nhìn rõ ảnh A/B/. Vì ảnh này ở trong giới hạn nhìn rõ của mắt.
+Ảnh lớn hơn vật.
- Kính lão là thấu kính hội tụ.
- Mắt lão phải đeo kính để nhìn rõ các vật ở gần như mắt bình thường 
-Ghi kết luận phần mắt lão vào vở.
-Trả lời:
1.Mắt cận:
-Đặc điểm:
+ Nhìn rõ các vật ở gần, không nhìn rõ các vật ở xa.
+ Điểm Cv của mắt cận gần hơn so với mắt bình thường.
-Cách khắc phục:Đeo kính cận là thấu kính phân kì để nhìn rõ các vật ở xa.
2.Mắt lão:
-Đặc điểm:
+Nhìn rõ các vật ở xa, không nhìn rõ các vật ở gần.
+ Điểm CC của mắt lão xa hơn so với mắt bình thường.
-Cách khắc phục :Đeo kính lão là thấu kính hội tụ để nhìn rõ các vật ở gần.
-Trả lời : vì cháu mắt tật cận thị phải đeo kính cận là TKPK, còn người ông mắt tật lão thị phải đeo kính lão là TKHT.
-C7:
Lần lượt đưa 2 kính lại gần sát trang sách rồi dịch dần ra xa:
+Nếu ảnh của dòng chữ qua kính nhỏ dần : Thấu kính phân kì
+ Nếu ảnh của dòng chữ qua kính lớn dần: Thấu kính hội tụ.
-C8:
Phương pháp so sánh: 
- Lần lượt đưa từ từ một trang sách từ xa lại gần mắt của 2 bạn hs trên và người già cho đến khi thấy dòng chữ bắt đầu bị nhòe thì dừng lại.
- Đo khoảng cách từ trang sách đến mắt 2 bạn và người già, đây là khoảng cực cận của mắt. 
- So sánh các khoảng cực cận này 
Kết luận: Khoảng cực cận (mắt cận)< khoảng cực cận (mắt thường)< khoảng cực cận (mắt lão)
Tiết 55 – Bài 49:
MẮT CẬN VÀ MẮT LÃO
I. Mắt cận:
 1. Những biểu hiện của tật cận thị.
-Nhìn rõ những vật ở gần, không nhìn rõ những vật ở xa.
-Điểm Cv của mắt cận gần hơn so với mắt bình thường.
2. Cách khắc phục tật cận thị. 
*Kết luận:
-Kính cận là thấu kính phân kì.
- Người cận thị phải đeo kính để có thể nhìn rõ các vật ở xa mắt. 
- Kính cận thích hợp có tiêu điểm F trùng với điểm CV của mắt. 
II. Mắt lão:
1.Những đặc điểm của mắt lão.
- Nhìn rõ những vật ở xa, không nhìn rõ những vật ở gần.
- Điểm Cc của mắt lão xa hơn so với mắt bình thường
2.Cách khắc phục tật mắt lão. 
*Kết luận:
- Kính lão là thấu kính hội tụ.
- Mắt lão phải đeo kính để nhìn rõ các vật ở gần như mắt bình thường 
III. Vận dụng: (SGK)
4. Hướng dẫn hs về nhà ( 1 phút )
- Học thuộc:
 + Những biểu hiện của tật cận thị và cách khắc phục tật cận thị.
 + Những đặc điểm của mắt lão và cách khắc phục tật mắt lão.
- Đọc phần “Có thể em chưa biết”
- Làm bài tập trong sách bài tập
- Chuẩn bị “Bài 50: KÍNH LÚP” trả lời các câu hỏi sau:
 + Kính lúp là gì? Kính lúp dùng để làm gì?
 + Số bội giác trên kính lúp cho biết điều gì?
 + Nêu một số ứng dụng trong thực tế của kính lúp
	5. Rút kinh nghiệm:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docBai_49_Mat_can_va_mat_lao.doc