Giáo án Vật lý 9 - Tiết 41, Bài 37: Máy biến thế - Nguyễn Thanh Phương

GV : HD HS nghiên cứu SGK

GV : Muốn giảm hao phí điện năng trên đường dây tải điện, ta làm thế nào thì có lợi nhất?

GV : Tìm hiểu cấu tạo của máy biến

- Y/s HS làm việc cá nhân Đọc SGK,

- Số vòng dây của hai cuộn dây có bằng nhau không?

- Dòng điện có thể chạy từ cuộn dây nay sang cuộn dây kia được không? Vì sao

GV : Tìm hiểu nguyên tắc hoạt động của máy biến thế theo hai giai đoạn.

 

doc5 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 1755 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 9 - Tiết 41, Bài 37: Máy biến thế - Nguyễn Thanh Phương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 1/1/2016 
Tiết thứ: 41, Tuần 21
Tên bài dạy
Bài: 37 MÁY BIẾN THẾ
I. Mục tiêu
1.Kiến thức
- Nêu được các bộ phận chính của một máy biến thế gồm hai cuộn dây dẫn có số vòng khác nhau được quấn quanh một lõi sắt chung
- Nêu được các bộ phận chính của máy biến thế là làm tăng hay giảm hiệu điện thế hiệu dụng theo công thức U1/U2=n1/n2
2.Kỹ năng
- Vẽ được sơ đồ lấp đặt máy biến thế ở hai đầu dây tải điện
- Giải thích được vì sao máy biến thế lại hoạt động được với dòng điện xoay chiều mà không hoạt động được với dòng điện một chiều không đổi
3.Thái độ
- Nghiêm túc trong hoạt động nhóm
II. Chuẩn bị
1. Thầy:- 1 máy biến thế nhỏ cuộn dây sơ cấp có 750 vòng và cuộn thứ cấp 1500 vòng.
- 1 nguồn điện xoay chiều 0 - 12 V,
- 1 vôn kế xoay chiều 0 - 15 V
2. Trò: Đọc và nghiên cứu bài ở nhà
III . Các bước lên lớp
1. Ổn định lớp 
2. Kiểm tra bài cũ
 - Kết hợp trong bài
3. ND bài mới
HĐ của thầy
HĐ của trò
ND ghi bảng
GV : HD HS nghiên cứu SGK
GV : Muốn giảm hao phí điện năng trên đường dây tải điện, ta làm thế nào thì có lợi nhất?
GV : Tìm hiểu cấu tạo của máy biến
- Y/s HS làm việc cá nhân Đọc SGK,
- Số vòng dây của hai cuộn dây có bằng nhau không?
- Dòng điện có thể chạy từ cuộn dây nay sang cuộn dây kia được không? Vì sao
GV : Tìm hiểu nguyên tắc hoạt động của máy biến thế theo hai giai đoạn.
- Trả lời câu hỏi của GV. Vận dụng kiến thức về điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng để dự đoán hiện tượng xảy ra ở cuộn thứ cấp kín khi cho dòng điện xoay chiều chạy qua cuộn sơ cấp.
- Tiến hành TN
- Y/c HS Trả lời C2. 
- Rút ra kết luận về nguyên tắc hoạt động của máy biến thế.
GV: Tìm hiểu tác dụng làm biến đổi hiệu điện thế của máy biến thế(làm tăng hoạc giảm hiệu điện thế)
GV: yêu cầu HS đọc và ghi lại số vòng n1 và n2 của máy biến thế trên bàn GV
GV: Y/c Lập công thức liên hệ giữa U1, U2 và n1,,n 2
GV: Hãy phát biểu thành lời mối liên hệ trên.
GV: Nêu dự đoán về trường hợp số vòng dây n1>n2 và ngược lại
GV: Tiến hành TN
GV: Y/c Rút ra kết luận chung ở lớp
* Tích hợp (củng cố)
GV: Ta tìm hiểu cách lắp đặt máy biến thế ở hai đầu đường dây tải điện. Chỉ ra được ở đầu nào đặt máy tăng thế, ở đầu nào đặt máy hạ thế. Giải thích hiện tượng đó
Mục đích của máy biến thế là phải tăng hiệu điện thế lên hàng chục nghìn vôn để giảm hao phí trên đường dây tải điện, nhưng mạng điện trong gia đình chỉ có hiệu điện thế 220V. Vậy ta phải làm như thế nào để vừa giảm hao phí trên đường dây tải điện, nhưng đảm bảo phù hơp với hiệu điện thế của các dụng cụ điện trong gia đình?
- GV: Y/C HS làm việc cá nhân trả lời câu 4
- HS : Nghiên cứu SGK
- HS : Trả lời các câu hỏi của GV.
- HS: Đọc xem hình 37.1 SGK, đối chiếu với máy biến thế nhỏ để nhận ra hai cuộn dây dẫn có số vòng khác nhau, cách điện với nhau và được quấn quanh một lõi sắt chung.
- HS: Thảo luận nhóm trả lời
- HS: Quan sát GV làm thí nghiệm kiểm tra.
- HS: Trình bày lập luận, nêu rõ là ta đã biết trong cuộn thứ cấp có dòng điện xoay chiều
- HS: Thảo luận chung ở lớp và rút ra KL.
- HS: Quan sát TN của GV đo U1 và U2 và ghi lại các kết quả vào bảng 1 
- HS:Thảo luận ở lớp thiết lập công thức U1/U2=n1/n2
- HS: Trả lời câu hỏi của GV 
- HS: Thảo luận chung cả lớp nêu dự đoán
- HS: Quan sát TN kiểm tra 
- HS: Thảo luận và rút ra KL
HS theo dỏi
- HS: Đại diện trình bày kết quả ở lớp
I-Cấu tạo và hoạt động của máy biến thế
1-Cấu tạo:
(SGK)
2- Nguyên tắc hoạt động
C1: Có sáng
Vì: đặt vào 2 đầu cuộn SC hđt xoay chiều thì tạo ra trong cuộn dây dđ xoay chiều. lỏi sắt nhiểm điện trở thành NC có từ trường biến thiên số đg sức từ xuyên qua S của cuộn TC biến thiên do đó cuộn TC xuất hiện dđ cảm ứng làm đèn sáng.
C2:U xoay chiều
Vì: đặt vào 2 đầu cuộn SC hđt xoay chiều thì trong cuộn dây đó có dđ xoay chiều chạy qua => từ trường trong lỏi sắt biến thiên => số đường sức từ qua S cuộn TC biến thiên => cuộn TC xuất hiện dđ xoay chiều.
3- Kết luận: SGK
II. Tác dụng làm biến đổi hiệu điện thế của máy biến thế
Quan sát:
 Kết 
 quả 
Lần TN
U1 (V)
U2
(V)
n1
n2
1
3
2
1500
1000
2
3
2
1500
1000
3
9
6
1500
1000
C3: NX: U ở 2 đầu mỗi cuộn dây của máy biến thế tỉ lệ vớ số vòng dâycủa các cuộn dây tương ứng
Kết luận:
 U1/U2=n1/n2
III- Lắp đặt máy biến thế ở hai đầu đường dây tải điện
Để giảm hao phí trên đường dây tải điện cân lắp đặt máy tăng thế . Nhưng ở nơi tiêu thụ điện lại cần lắp đặt máy hạ thế
IV- Vận dụng :
C4U1/U2=n1/n2®n2=U2.n1/U1 =6.4000/220 =109(vòng)
4. Củng cố:
* Tích hợp 
- Khi máy biến thế hoạt động, trong lõi thép luôn xuất hiện dòng điện Fucô. Dòng điện Fucô có hại vì làm nóng máy biến thế, giảm hiệu suất của máy.
- Để làm mát máy biến thế, người ta nhúng toàn bộ lõi thép của máy trong một chất làm mát đó là dầu của máy biến thế. Khi xảy ra sự cố, dầu máy biến thế bị cháy có thể gây ra những sự cố môi trường trầm trọng và rất khó khắc phục.
- Biện pháp GDBVMT: Các trạm biến thế lớn cần có các thiết bị tự động để phát hiện và khắc phục sự cố; mặt khác cần đảm bảo các quy tắc an toàn khi vận hành trạm biến thế lớn.
- Nêu cấu tạo và hoạt động của máy biến thế?
- Máy biến thế hoạt động dựa trên nguyên tắc nào?
- Muốn máy biến thế ở C4 trở thành máy tăng thế ta làm thế nào?
5. Hướng dẩn HS tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà:	
- Học thuộc phần ghi nhớ
- Làm bài tập trong SBT
- Đọc trước bài Thực hành
- Mỗi nhóm chuẩn bị một mẫu báo cáo thực hành
IV. Rút kinh nghiệm
* Ưu: .............................................................................................................................
* Khuyết:.......................................................................................................................
* Định hướng cho tiết sau:............................................................................................
Ngày soạn: 1/1/2016 
Tiết thứ 42, Tuần 21
Tên bài dạy:
Bài: 39 TỔNG KẾT CHƯƠNG II - ĐIỆN TỪ HỌC
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Ôn tập và hệ thống hoá những kiến thức về nam châm, từ trường, lực từ, động cơ điện, dòng điện cảm ứng, dòng điện xoay chiều, máy biến thế.
2. Kỹ năng: Luyện tập thêm về vận dụng những kiến thức vào một số trường hợp cụ thể
3.Thái độ : Nghiêm túc, hợp tác trong nhóm
II. Chuẩn bị
1. Thầy : - Đáp án bài tổng kết chương
2. Trò: - Trả lời các câu hỏi ở mục Tự kiểm tra
III . Các bước lên lớp
1. Ổn định lớp 
2. Kiểm tra bài cũ.
2. ND bài mới:
HĐ của thầy
HĐ của trò
ND ghi bảng
GV: Gọi học sinh trả lời các câu hỏi tự kiểm tra. 
Hệ thống hoá một số kiến thức, so sánh lực từ của nam châm và lực từ dòng điện trong một số trường hợp
GV: Nêu cách xác định lực từ do một thanh nam châm tác dụng lên cực Bắc một thanh nam châm và lực điện từ của thanh nam châm đó tác dụng lên dòng điện thẳng.
GV: So sánh lực từ do nam châm vĩnh cửu với lực từ do nam châm điện chạy bằng dòng điện xoay chiều tác dụng lên cực Bắc của một kim nam châm
GV: Nêu qui tắc tìm chiều đường sức từcủa nam châm vĩnh cửu và của nam châm điện chạy bằng dòng điện một chiều.
HS: Trả lời câu hỏi GV đưa ra
Các học sinh khác bổ xung khi cần thiết.
HS: thảo luận, cử người trả lời.
HS: thảo luận, cử người trả lời.
HS: Đại diện phát biểu quy tắc
I. Tự kiểm tra:
1: .lực từ . kim nam châm 
2:C
3: trái ... đường sức từ ....ngón tay giữa ..ngón tay cái choãi ra 900
4: D
5: cảm ứng xoay chiều ..số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây biến thiên.
6: Treo thanh nam châm bằng một sợi chỉ mềm ở chính giữa để cho thanh nam châm nằm ngang.Đầu quay về hướng bắc địa lý là cực bắc của thanh nam châm
7: Quy tắc SGK
8:Giống: Có hai bộ phận chính là nam câm và cuộn dây
Khác: Một loại rô to là cuộn dây, một loại rô to là nam châm
9:là nam châm và khung dây
II. Vận dụng
C10 :
C11 :
C12 :
4. Củng cố:
Một khung dây đặt trong từ trường (như hình vẽ). Trường hợp nào dưới đây khung dây không xuất hiện dòng điện xoay chiều? Hãy giải thích vì sao?
a, Khung dây quay quanh trục PQ.
b, Khung dây quay quanh trục AB.
 A
N
S
	P	 Q
 B
 - Hoàn thành bài tập củng cố
5. Hướng dẩn HS tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà:	
 - Đọc trước bài 40: Hiện tượng khúc xạ ánh sáng
IV. Rút kinh nghiệm
* Ưu: .............................................................................................................................
* Khuyết:.......................................................................................................................
* Định hướng cho tiết sau:............................................................................................
Phong Thạnh A, ngày...../...../2016
Ký duyệt T21
Long Thái Vương

File đính kèm:

  • docBai_37_May_bien_the.doc