Giáo án Vật lý 9 tiết 32: Bài tập vận dụng qui tắc nắm tay phải và qui tắc bàn tay trái
* HĐ1: Sửa bài tập SGK:
1) Bài tập 1
- G: Dùng đèn chiếu giới thiệu H30.1 SGK.
- H: Cá nhân HS đọc và nghiên cứu bài tập 1 SGK.
- G: Y/c HS tự lực thực hiện bài tập, chỉ dùng gợi ý cách giải để đối chiếu kết quả làm được.
- H: Thực hiện bài tập 1 theo từng bước a), b) SGK.
- H: Nhận xét bài làm của bạn.
- G: Nhận xét chung, ghi điểm.
- H: Các nhóm nhận dụng cụ TN và thực hiện TN kiểm tra, ghi chép hiện tượng, rút ra kết luận và đại diện nhóm báo cáo.
- G: Theo dõi các nhóm thực hiện TN kiểm tra.
- G: Lưu ý HS: câu b) Khi đổi chiều dòng điện, đầu B của ống dây sẽ là cực Nam. Do đó hai cực cùng tên sẽ đẩy nhau. Hiện tượng đẩy nhau xảy ra rất nhanh.
- H: Nhóm khác nhận xét nhóm bạn.
Bài 30 - Tiết: 31 Tuần 16 §30. BÀI TẬP VẬN DỤNG QUI TẮC NẮM TAY PHẢI VÀ QUI TẮC BÀN TAY TRÁI 1. MỤC TIÊU: 1.1) Kiến thức: - Vận dụng được qui tắc nắm tay phải xác định đường sức từ của ống dây khi biết chiều dòng điện và ngược lại. - Vận dụng được qui tắc bàn tay trái xác định chiều lực điện từ tác dụng lên dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua đặt vuông góc với đường sức từ hoặc chiều đường sức từ (hoặc chiều dòng điện) khi biết hai trong ba yếu tố trên. - Biết cách thực hiện các bước giải bài tập định tính phần điện từ, cách suy luận logic và biết vận dụng kiến thức vào thực tế. 1.2) Kĩ năng: - Rèn kĩ năng làm bài tập thực hành. 1.3) Thái độ: - Giáo dục lòng yêu thích bộ môn cho học sinh. 2. TRỌNG TÂM : - Vận dụng được qui tắc nắm tay phải xác định đường sức từ của ống dây khi biết chiều dòng điện và ngược lại. - Vận dụng được qui tắc bàn tay trái xác định chiều lực điện từ tác dụng lên dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua đặt vuông góc với đường sức từ hoặc chiều đường sức từ (hoặc chiều dòng điện) khi biết hai trong ba yếu tố trên. 3. CHUẨN BỊ: 3.1 Giáo viên: - Chuẩn bị cho mỗi nhóm học sinh: - 1 ống dây khoảng 500 đến 700 vòng, = 0,2mm. 1 thanh nam châm. - 1 sợi dây mảnh dài 20cm. 1 giá thí nghiệm, 1 nguồn điện 6V, 1 công tắc. 3.2. Học sinh : Đọc và nghiên cứu trước các bài tập 1, 2, 3 - Bài 30 “Bài tập vận dụng qui tắc nắm tay phải và qui tắc bàn tay trái”. 4. TIẾN TRÌNH: 4.1/ Ổn định tổ chức: KDHS 4.2/ Kiểm tra miệng: - G: Đặt câu hỏi, y/c HS trả lời. - Phát biểu qui tắc nắm tay phải, qui tắc nắm tay phải dùng để làm gì? - Phát biểu qui tắc bàn tay trái, qui tắc bàn tay trái dùng để làm gì? (10đ) - H: HS khác nhận xét. - G: Nhận xét chung, ghi điểm. 4.3/ Giảng bài mới: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học * HĐ1: Sửa bài tập SGK: 1) Bài tập 1 - G: Dùng đèn chiếu giới thiệu H30.1 SGK. - H: Cá nhân HS đọc và nghiên cứu bài tập 1 SGK. - G: Y/c HS tự lực thực hiện bài tập, chỉ dùng gợi ý cách giải để đối chiếu kết quả làm được. - H: Thực hiện bài tập 1 theo từng bước a), b) SGK. - H: Nhận xét bài làm của bạn. - G: Nhận xét chung, ghi điểm. - H: Các nhóm nhận dụng cụ TN và thực hiện TN kiểm tra, ghi chép hiện tượng, rút ra kết luận và đại diện nhóm báo cáo. - G: Theo dõi các nhóm thực hiện TN kiểm tra. - G: Lưu ý HS: câu b) Khi đổi chiều dòng điện, đầu B của ống dây sẽ là cực Nam. Do đó hai cực cùng tên sẽ đẩy nhau. Hiện tượng đẩy nhau xảy ra rất nhanh. - H: Nhóm khác nhận xét nhóm bạn. 2) Bài tập 2 - H: Cá nhân HS đọc kĩ đề bài, vẽ lại hình vào vở, biểu diễn kết quả trên hình vẽ. - G: Nhắc lại các kí hiệu và cho biết điều gì? - G: Luyện cho HS cách đặt và xoay bàn tay trái theo qui tắc phù hợp với mỗi hình vẽ để tìm lời giải, biểu diễn trên hình vẽ. - H: Lên bảng thực hiện. - H: Nhận xét bài làm của bạn. - G: Chỉ khi nào thật sự khó khăn mới đọc gợi ý cách giải của SGK. - G: Nhận xét chung, ghi điểm. 3) Bài tập 3 - G: Dùng đèn chiếu giới thiệu H30.2 SGK - H: Cá nhân HS thực hiện lần lượt các yêu cầu của bài tập 3. - H: 1 HS lên bảng thực hiện. - H: HS khác nhận xét bài làm của bạn. - G: Chỉ khi nào thật sự khó khăn mới đọc gợi ý cách giải của SGK. - G: Nhận xét chung, ghi điểm. * HĐ2: Sửa bài tập SBT: - G: Dùng đèn chiếu giới thiệu H 30.5 SBT. - H: Cá nhân HS thực hiện. - H: 1 HS lên bảng thực hiện. - H: HS khác nhận xét bài làm của bạn. - G: Nhận xét chung, ghi điểm. I. BÀI TẬP SGK 1) Bài 1 a) Nam châm bị hút vào ống dây. b) Lúc đầu nam châm bị đẩy ra xa, sau đó nó xoay đi và khi cực Bắc của nam châm hướng về đầu B của ống dây thì nam châm bị hút vào ống dây. 2) Bài 2 a) b) c) 3) Bài tập 3 a) Lực tác dụng lên đoạn AB từ trên xuống và tác dụng lên cạnh CD từ dưới lên. b) Quay ngược chiều kim đồng hồ. c) Khi lực, có chiều ngược lại. Muốn vậy, phải đổi chiều dòng điện trong khung hoặc đổi chiều đường sức từ. II. BÀI TẬP SBT Bài tập 30.5/38 SBT Vận dụng qui tắc nắm tay phải xác định tên cực của nam châm điện, sau đó vận dụng qui tắc bà tay trái để xác định chiều lực điện từ. 4.4/ Câu hỏi và bài tập củng cố: - G: Việc giải các bài tập vận dụng qui tắc nắm tay phải và qui tắc bàn tay trái gồm những bước nào? - H: Trao đổi nhận xét, rút ra các bước giải bài tập vận dụng qui tắc nắm tay phải và qui tắc bàn tay trái. - Đọc kĩ đề, phân tích đề xem đã cho những yếu tố nào? 4.5/ Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: - Làm các bài tập từ bài 31.1"31.4 SBT. - Hướng dẫn bài 30.2: + Để xác định chiều lực điện từ cần biết yếu tố nào? + Trong trường hợp này chiều đường sức từ được xác định như thế nào? - Đọc và nghiên cứu trước bài “øHiện tượng cảm ứng điện từ”. 5. RÚT KINH NGHIỆM: Ä- Nội dung: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . - Phương pháp: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . - Sử dụng ĐDDH: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
File đính kèm:
- ga32.doc