Giáo án Vật lý 9 - Tiết 32, Bài 28: Động cơ điện một chiều - Đặng Thị Hài
- Cho hs vận dụng qui tắc bàn tay trái để xác định lực từ tác dụng lên đoạn dây AB và CD của khung dây, biểu diễn cặp lực từ đó trên hình vẽ, hướng dẫn C1: Yêu cầu hs biểu diễn lực tác dụng lên khung dây ABCD?
- Gợi ý trả lời C2: Cặp lực từ vừa vẽ có tác dụng gì với khung dây?
- Theo dõi các nhóm làm TN và yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả TN cho biết dự đoán đúng hay sai?
- Động cơ điện một chiều có các bộ phận chính là gì? Nó hoạt động theo nguyên tắc nào?
Tuần: 16 Ngày soạn: 17-12-2015 Bài 28: ĐỘNG CƠ ĐIỆN MỘT CHIỀU Tiết: 32 Ngày dạy: 19-12-2015 I . Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Nêu được nguyên tắc cấu tạo và hoạt động của động cơ điện một chiều. 2. Kĩ năng: - Giải thích được nguyên tắc hoạt động (về mặt tác dụng lực và chuyển hóa năng luợng) của động cơ điện một chiều. 3. Thái độ: - Có tác phong làm việc cẩn thận, kiên trì chính xác, trung thực. II. Chuẩn bị: 1. GV: - Nội dung bài học. 2. HS: - Cho mỗi nhóm hs: 1 Mô hình động cơ điện một chiều, 1 Nguồn điện 6V. III. Tổ chức hoạt động dạy và học: 1. Ổn định lớp:(1 phút). 9A3: 2. Kiểm tra bài cũ: - Lồng ghép vào bài mới 3. Tiến trình : GV tổ chức các hoạt động Hoạt động của học sinh Kiến thức cần đạt Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới:(1 phút) - GV giới thiệu bài học như trong SGK. - HS làm theo yêu cầu của GV Hoạt động 2: Tìm hiểu nguyên tắc cấu tạo của động cơ điện một chiều:(10 phút) - Tổ chức cho hs NC- SGK, đưa mô hình về từng nhóm cho hs tìm hiểu cấu tạo của động cơ điện một chiều. Và yêu cầu mỗi hs chỉ rõ trên mô hình có hai bộ phận chính của nó? - HS làm việc cá nhân, tìm hiểu trên hình 28.1 SGK và trên mô hình để nhận biết và chỉ ra các bộ phận chính của động cơ điện một chiều. - Động cơ điện một chiều gồm hai bộ phận chính: Là nam châm và khung dây dẫn, cổ góp điện, thanh quét C1, C2. I. Nguyên tắc cấu tạo và hoạt động của động cơ điện một chiều: 1. Các bộ phận chính của động cơ điện một chiều: gồm 2 bộ phận - Nam châm và khung dây dẫn - Để khung dây quay liên tục phải có bộ góp điện Hoạt động 3: Tìm hiểu nguyên tắc hoạt động của động cơ điện một chiều:(16 phút) - Cho hs vận dụng qui tắc bàn tay trái để xác định lực từ tác dụng lên đoạn dây AB và CD của khung dây, biểu diễn cặp lực từ đó trên hình vẽ, hướng dẫn C1: Yêu cầu hs biểu diễn lực tác dụng lên khung dây ABCD? - Gợi ý trả lời C2: Cặp lực từ vừa vẽ có tác dụng gì với khung dây? - Theo dõi các nhóm làm TN và yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả TN cho biết dự đoán đúng hay sai? - Động cơ điện một chiều có các bộ phận chính là gì? Nó hoạt động theo nguyên tắc nào? - Cho hs rút ra kết luận và cho ghi vở? - Từng cá nhân hs NC-SGK thực hiện C1: Xác định lực từ tác dụng lên đoạn dây AB và CD của khung dây dẫn có dòng điện chạy qua như mô tả trên hình 28.1. - Thực hiện C2: Mỗi hs suy nghĩ và nêu dự đoán, có hiện tượng gì xảy ra với khung dây khi đó. - C2: Khung dây sẽ Quay quanh một Trục OO’ Thực hiện C3: Hoạt động nhóm làm TN kiểm tra dự đoán, quan sát và nêu kết quả TN. - C3: Kết quả TN kiểm tra đúng với dự đoán trên. 2. Hoạt động của động cơ điện một chiều: C1: Xác định lực từ tác dụng lên đoạn dây AB và CD của khung dây dẫn có dòng điện chạy qua như mô tả trên hình 28.1. 3. Kết luận: SGK a. Cấu tạo: có hai bộ phận chính là nam châm tạo ra từ trường (phần đứng yên gọi là satato) và khung dây dẫn cho dòng điện chạy qua (phần chuyển động gọi là roto) b. Hoạt động: Khi đặt khung dây dẫn ABCD trong từ trường và cho dòng điện chạy qua khung dây thì dưới tác dụng của lực điện từ khung sẽ quay. Hoạt động 4: Phát hiện sự biến đổi năng lượng trong động cơ điện:(5 phút) - Nêu câu hỏi khi hoạt động động cơ chuyển hoá NL từ dạng nào sang dạng nào? - Giúp hs hoàn chỉnh nhận xét và rút ra kết luận. Khi động cơ điện hoạt động thì nó chuyển hoá năng lượng từ dạng nào sang dạng nào? - Nêu nhận xét về sự chuyển hoá năng lượng trong động cơ điện à Khi động cơ hoạt động thì nó chuyển hoá năng lượng từ điện năng sang cơ năng. II. Sự biến đổi năng lượng trong động cơ điện: Khi động cơ hoạt động thì nó chuyển hoá năng lượng từ điện năng sang cơ năng. Hoạt động 5: Vận dụng:(10 phút) - Tổ chức cho hs làm việc cá nhân trả lời C5, C6, C7? P - Làm việc cá nhân trả lời C5, C5: C6: Dùng nam châm điện để tạo ra từ trường lớn C7: Hs tuỳ trả lời III. Vận dụng: C5: C6: Dùng nam châm điện để tạo ra từ trường lớn C7: Hs tuỳ trả lời IV. Củng cố:(1 phút) - Cho hs đọc phần ghi nhớ sgk. Củng cố lại các kiến thức đã học trong bài. V. Hướng dẫn về nhà:(1 phút) - Về nhà học thuộc phần ghi nhớ. - Cho hs đọc phần có thể em chưa biết. Làm bài tập SBT. VI.Rút kinh nghiệm: ................................................................................................................................................................ .................................................................................................................................................................
File đính kèm:
- Tuan_16_Tiet_32_Ly_9.doc