Giáo án Vật lý 9 tiết 25: Từ phổ – đường sức từ

* HĐ1: Tổ chức tình huống học tập

- G: Từ trường là một dạng vật chất.

- G: Đặt vấn đề như SGK.

* HĐ2: Thí nghiệm tạo ra từ phổ của thanh nam châm.

- G: Chia nhóm, giao dụng cụ TN.

- H: Làm việc theo nhóm.

- H: Trả lời câu hỏi C1.

 

doc3 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 2536 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 9 tiết 25: Từ phổ – đường sức từ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 23 - Tiết:25	
Tuần 13	
Ngày 8/11/12	 
§23. TỪ PHỔ – ĐƯỜNG SỨC TỪ 
1. Mục tiêu:
 1.1) Kiến thức:
	- Biết cách dùng mạt sắt tạo ra từ phổ của thanh nam châm.
- Biết vẽ các đường sức từ và xác định được chiều các đường sức từ của thanh nam châm.
 1.2) Kĩ năng:	
	- Nhận biết cực của nam châm.
	- Vẽ các đường sức từ đúng cho nam châm thẳng, nam châm chữ U.	
 1.3) Thái độ:
	- Trung thực, cẩn thận, khéo léo trong thao tác thí nghiệm.
2. Nội dung học tập :
- Vẽ các đường sức từ và xác định được chiều các đường sức từ của thanh nam châm.
3. Chuẩn bị:
3.1. Giáo viên : Chuẩn bị cho mỗi nhóm HS: 1 thanh nam châm thẳng, 1 tấm nhựa trong, cứng, một ít mạt sắt, Bút dạ, một số kim nam châm nhỏ có trục quay thẳng đứng.
3.2. Học sinh : Đọc và nghiên cứu trước bài “Từ phổ – Đường sức từ”.
4. Tổ chức các hoạt động học tập:
4.1) Ổn định tổ chức và kiểm diện :( 1’) kiểm diện học sinh
4.2) Kiểm tra miệng: ( 4’)
- H: Nêu đặc điểm của nam châm. Nhắc lại cách nhận biết từ trường.
 Sửa bài tập 22.2, 22.3 SBT. (10đ)
- H: HS khác nhận xét câu trả lời và bài làm của bạn.
- G: Nhận xét chung, ghi điểm.
Đáp án :
 - Bài 22.2 Mắc hai đầu dây dẫn lần lượt vào hai cực của pin cho dòng điện chạy qua dây dẫn. Đưa kim nam châm lại gần dây dẫn. Nếu kim nam châm lệch khỏi hướng Nam – Bắc thì pin còn điện.
 - Bài 22.3 Chọn câu C (10đ)
4.3) Tiến trình bài học :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI
* HĐ1: Tổ chức tình huống học tập
- G: Từ trường là một dạng vật chất.
- G: Đặt vấn đề như SGK.
* HĐ2: Thí nghiệm tạo ra từ phổ của thanh nam châm. 
- G: Chia nhóm, giao dụng cụ TN.
- H: Làm việc theo nhóm.
- H: Trả lời câu hỏi C1.
- H: Rút ra kết luận về sự sắp xếp của mạt sắt trong từ trường của thanh nam châm.
- G: Gợi ý: Các đường cong do mạt sắt tạo thành đi từ đâu đến? Mật độ các đường mạt sắt ở xa nam châm thì sao? 
- H: Tìm hiểu thông tin về từ phổ.
* HĐ3: Vẽ và xác định chiều đường sức từ 
- H: Đại diện nhóm trình bày các thao tác phải làm để vẽ được một đường sức từ.
- H: Làm việc theo nhóm, dựa vào vào hình ảnh các đường mạt sắt, vẽ các đường sức từ của nam châm thẳng.
- G: Lưu ý HS: quan sát kĩ để chọn 1 đường mạt sắt, không nên nhìn vào SGK trước và chỉ dùng H 23.2 SGK để đối chiếu với đường sức vừa vẽ được.
- G: Thông báo: các đường liền nét mà các em vừa vẽ được gọi là đường sức từ.
- H: Tiếp tục thực hiện TN như yêu cầu SGK.
- H: Từng HS trả lời câu C2 vào vở bài tập.
- H: Tìm hiểu thông tin về chiều đường sức từ (đi từ cực Nam đến cực Bắc xuyên dọc kim nam châm).
- H: Thực hiện nhiệm vụ phần c)
- H: Cá nhân HS trả lời câu C3.
* HĐ4: Rút ra kết luận về các đường sức từ của thanh nam châm 
- G: ? Qua việc thực hành vẽ và xác định chiều đường sức từ, hãy rút ra kết luận về sự định hướng của kim nam châm trên một đường sức từ, về chiều của các đường sức từ ở hai đầu nam châm.
- H: Nêu được kết luận về các đường sức từ của thanh nam châm.
- G: Thông báo: qui ước vẽ độ mau, thưa của các đường sức từ biểu thị cho độ mạnh, yếu của từ trường tại mỗi điểm. 
* HĐ5: Vận dụng: (5’)
- H: Cá nhân HS thực hiện câu C4.
- H: Cá nhân HS thực hiện câu C5.
- H: Cá nhân HS thực hiện câu C6.
I. Từ phổ
 1) Thí nghiệm
(SGK)
 C1: Mặt sắt được sắp xếp thành những đường cong nối từ cực này sang cực kia của nam châm. Càng xa nam châm, các đường này càng thưa dần.
 2) Kết luận
(SGK)
II. Đường sức từ
 1) Vẽ và xác định chiều đường sức từ
 C2: Trên mỗi đường sức từ các nam châm định hướng theo mtộ chiều nấht định.
 C3: Bên ngoài thanh nam châm, các đường sức từ đều có chiều đi ra từ cực Bắc, đi vào cực Nam.
 2) Kết luận 
(SGK)
III. Vận dụng
 C4: Ở khoảng giữa hai cực của nam châm hình chữ U, các đường sức từ gần như song song với nhau.
 C5: Đầu B của thamh nam châm là cực Nam.
 C6: Các đường sức từ có chiều đi từ cực Bắc của nam châm bên trái sang cực nam của nam châm bên phải. 
5. Tổng kết và hướng dẫn học tập:
5.1. Tổng kết: (5’)
- H: Đọc ghi nhớ SGK
- H: Thực hiện bài tập 23.3 SBT.
 Bài 23.3 _ Câu D.
 5.2. Hướng dẫn học tập : (2’)	
* Đối với tiết học này : 
- Học bài theo ghi nhớ SGK. 
	- Làm bài tập 23.1, 23.2, 23.4, 23.5 SBT.
	- Đọc phần “Có thể em chưa biết”.
	* Đối với tiết học sau: 
- Đọc và nghiên cứu bài “Từ trường của ống dây có dòng điện chạy qua”.
6. Phụ lục : không

File đính kèm:

  • docga25.doc