Giáo án Vật lý 9 tiết 10: Biến trở – điện trở dùng trong kĩ thuật
*HĐ1: Tìm hiểu cấu tạo và hoạt động của biến trở (10)
-H: Thực hiện câu C1
-G: Y/c HS đối chiếu H 10.1a SGK với biến trở con chạy thật chỉ ra đâu là cuộn dây của biến trở, đâu là hai đầu ngoài cùng A,B của nó, đâu là con chạy ?
-H: Từng HS thực hiện câu C2.
-H: HS trình bày.
-H: HS khác nhận xét.
-H: Thực hiện câu C3.
-H: HS trình bày.
-H: HS khác nhận xét
-H: Từng HS thực hiện câu C4.
-H: HS trình bày.
-H: HS khác nhận xét.
Bài 10 – Tiết 10 Tuần 5 §10. BIẾN TRỞ – ĐIỆN TRỞ DÙNG TRONG KĨ THUẬT 1. Mục tiêu: 1.1) Kiến thức: - Nêu được biến trở là gì và nêu được nguyên tắc hoạt động của biến trở. - Mắc được biến trở vào mạch điện để điều chỉnh cường độ dòng điện chạy qua mạch. - Nhận ra được các điện trở dùng trong kĩ thuật. 1.2) Kĩ năng: Mắc và vẽ sơ đồ mạch điện có sử dụng biến trở. 1.3) Thái độ: Ham hiểu biết. Sử dụng an toàn điện. 2. Trọng tâm : - Biến trở là gì và nêu được nguyên tắc hoạt động của biến trở. 3. Chuẩn bị: 3.1. Giáo viên: Chuẩn bị cho mỗi nhóm HS: 1 biến trở con chạy có điện trở lớn nhất 20 và chịu được dòng điện có cường độ lớn nhất là 2A. 1 biến trở than (chiết áp) có các trị số kĩ thuật như biến trở con chạy nói trên. 1 nguồn điện 3V. 1 bóng đèn 2,5V – 1W. 1 công tắc. 7 đoạn dây nối, mỗi đoạn dài khoảng 30cm. 3 điện trở kĩ thuật loại có ghi trị số. 3 điện trở kĩ thuật loại có các vòng màu. 3.2. Học sinh: - Đọc _ nghiên cứu bài “Biến trở – điện trở dùng trong kĩ thuật”. 4. Tiến trình: 4.1) Ổn định:( 1’) Kiểm diện HS 4.2) Kiểm tra miệng: ( 5’) Điện trở của một dây dẫn phụ thuộc vào các yếu tố nào? Phụ thuộc như thế nào? Viết công thức biểu diễn sự phụ thuộc đó. Từ công thức trên, theo em có những cách nào để làm thay đổi điện trở của dây dẫn. (10đ) TL : R = là điện trở suất (.m). l là chiều dài dây dẫn (m). S là tiết diện dây dẫn (m2). (5đ) - Từ công thức tính R ở trên, muốn thay đổi trị số điện trở của dây dẫn ta có các cách sau: +Thay đổi chiều dài dây. + Hoặc thay đổi tiết diện dây. (5đ) 4.3) Bài mới: Hoạt động của GV & HS Nội dung bài học -G: Trong 2 cách thay đổi trị số của điện trở, theo em cách nào dễ thực hiện? ( thay đổi chiều dài) -G: Điện trở có thể thay đổi trị số được gọi là biến trở *HĐ1: Tìm hiểu cấu tạo và hoạt động của biến trở (10’) -H: Thực hiện câu C1 -G: Y/c HS đối chiếu H 10.1a SGK với biến trở con chạy thật chỉ ra đâu là cuộn dây của biến trở, đâu là hai đầu ngoài cùng A,B của nó, đâu là con chạy ? -H: Từng HS thực hiện câu C2. -H: HS trình bày. -H: HS khác nhận xét. -H: Thực hiện câu C3. -H: HS trình bày. -H: HS khác nhận xét -H: Từng HS thực hiện câu C4. -H: HS trình bày. -H: HS khác nhận xét. -G: Đề nghị HS vẽ lại các kí hiệu sơ đồ của biến trở và dùng bút chì tô đậm phần biến trở cho dòng điện chạy qua nếu chúng được mắc vào mạch. *HĐ2: Sử dụng biến trở để điều chỉnh cường độ dòng điện (10’) -H: Từng HS thực hiện câu C5. -G: Theo dõi và hướng dẫn các HS có khó khăn. -H: Nhóm HS thực hiện câu C6 -G: Quan sát giúp đỡ các nhóm * Lưu ý HS : Đẩy con chạy về điểm N để biển trở có điện trở lớn nhất trước khi mắc nó vào mạch điện hoặc trước khi đóng công tắc; dịch chuyển con chạy nhẹ nhàng. -H: Đại diện nhóm trả lời C6 -H: Nhóm khác nhận xét, bổ sung. -H: Thảo luận các câu hỏi sau : + Biến trở là gì? + Có thể dùng để làm gì? -H: Rút ra kết luận. *HĐ3: Nhận dạng hai loại điện trở dùng trong kĩ thuật (6’) -H: Thực hiện câu C7 ? Lớp than hay lớp kim loại mỏng này có tiết diện nhỏ hay lớn? (nhỏ) ? Khi đó tại sao lớp than hay lớp kim loại này có thể có trị số điện trở lớn? ( vì R ~ ) -H: Từng HS thực hiện câu C8. -H: Thực hiện C9 *HĐ4: Vận dụng (8’) -H: Từng HS thực hiện C10 + Tính chiều dài dây. + Tính chiều dài của 1 vòng dây ( chu vi đường tròn) + Tính số vòng dây (chiều dài dây chia cho chiều dài của 1 vòng dây) Điện trở của dây dẫn tỉ lệ thuận với chiều dài, tỉ lệ nghịch với tiết diện và phụ thuộc vào bản chất của dây dẫn. I. Biến trở 1) Tìm hiểu cấu tạo và hoạt động của biến trở C1: HS thực hiện C2: Không, vì khi đó dòng điện vẫn chạy qua toàn bộ cuộn dây của biến trở và con chạy sẽ không có tác dụng làm thay đổi chiều dài của phần cuộn dây có dòng điện chạy qua. C3: Có, vì khi đó chiều dài của cuộn dây thay đổi và do đó làm thay đổi điện trở của biến trở và của mạch điện. C4: Khi dịch chuyển con chạy thì sẽ làm thay đổi chiều dài của phần cuộn dây có dòng điện chạy qua và do đó làm thay đổi điện trở của biến trở. 2) Sử dụng biến trở để điều chỉnh cường độ dòng điện C5: Vẽ sơ đồ H 10.3 SGK C6: Các con số này được ghi trên vỏ của biến trơ.û + Điện trở của mạch giảm. + Vị trí M, vì khi đó dòng điện không chạy qua cuộn dây của biến trở. 3) Kết luận: (SGK) II. Các điện trở dùng trong kĩ thuật C7: Lớp than hay lớp kim loại mỏng đó có thể có diện trở lớn vì tiết diện S của chúng có thể rất nhỏ, theo công thức R = thì khi S rất nhỏ R có thể rất lớn. C8: 680k 471025% C9: HS thực hiện C10: Chiều dài dây: l = = 9,091m. Số vòng dây: N = = = 145 vòng. - HS thực hiện. 4.4) Câu hỏi và bài tập củng cố:( 2’) -H: 2 HS đọc ghi nhớ SGK 4.5) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: (3’) * Đối với tiết học này : - Học thuộc ghi nhớ SGK - Làm bài tập 10.2 và 10.4 SBT. - Đọc phần “có thể em chưa biết” * Đối với tiết học sau : - Ôn lại các bài đã học. - Tiết sau tiết bài tập. 5. Rút kinh nghiệm: Ä- Nội dung: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . - Phương pháp: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . - Sử dụng ĐDDH: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
File đính kèm:
- ga10.doc