Giáo án Vật lý 9 bài 6: Bài tập vận dụng định luật ôm
Câu hỏi
-Phát biểu và viết biểu thức định luật Ôm.
-Viết công thức biểu diễn mối quan hệ giữa U, I, R trong đoạn mạch có 2 điện trở mắc nối tiếp, song song.
- GV: Nhận xét và cho điểm.
* GV giới thiệu các bước giải bài tập điện.
Ngày soạn : 30.8.14 Ngày dạy : 6.9.14 Tiết 6 Bài 6. bài tập vận dụng định luật ôm I. Mục tiêu 1. Kiến thức: - Vận dụng kiến thức đã học để giải các bài tập đơn giản về các đoạn mạch gồm nhiều nhất 3 điện trở. 2. Kĩ năng: - Giải bài tập Vl theo đúng các bước. - Rèn kĩ năng phân tích, so sánh và tổng hợp thông tin. - Sử dụng đúng các thuật ngữ. 3. Thái độ: - Cẩn thận trung thực. II. Chuẩn bị 1. Giáo viên - Bảng phụ có ghi các bước giải bài tập: + Bước 1: Tóm tắt đề bài, vẽ sơ đồ mạch điện(nếu có). + Bước 2: Phân tích mạch điện, tìm hiểu công thức liên quan đến các đại lượng đã cho và các đại lượng cần tìm. + Bước 3: Vận dụng các công thức đã học để giải toán. + Bước 4: Kiểm tra kết quả và trả lời. 2. Học sinh - Ôn tập các bài 2, 4, 5. III. Tiến trình dạy học 1. ổn định tổ chức: (1’) ổn định tổ chức. Kiểm tra sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ( 7’) Câu hỏi Nội dung trả lời -Phát biểu và viết biểu thức định luật Ôm. -Viết công thức biểu diễn mối quan hệ giữa U, I, R trong đoạn mạch có 2 điện trở mắc nối tiếp, song song. - GV: Nhận xét và cho điểm. * GV giới thiệu các bước giải bài tập điện. HS: 2 HS đứng tại chỗ trả lời HS: Ghi vở. 3. Bài mới Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh -Gọi 1 HS đọc đề bài bài 1. -Gọi 1 HS tóm tắt đề bài. -Yêu cầu cá nhân HS giải bài tập 1 ra nháp. - Hướng dẫn: +Cho biết R1 và R2 được mắc với nhau như thế nào? Ampe kế, vôn kế đo những đại lượng nào trong mạch điện? +Vận dụng công thức nào để tính điện trở tương đương Rtd và R2? =>Thay số tính Rtd => R2. -Yêu cầu HS nêu cách giải khác, chẳng hạn: Tính U1 sau đó tính U2 =>R2 và tính Rtd=R1+R2. 1. Bài 1(SGK/17) (12’) Bước 1: Tóm tắt: R1=5; Uv=6V; IA=0,5A. a)Rtd=? ; R2=? Bước 2: Phân tích mạch điện: R1nt R2 Rtđ = R1 + R2 (A)nt R1nt R2 IA=IAB = I1 = I2 = 0,5A Uv=UAB = U1 + U2 = 6V. Bước 3: Giải a)+ Rtđ = R1 + R2 (1) hoặc Rtđ = (2) Trong công thức (1) ta chưa biết R2 nên phải tính Rtđ theo công thức (2) b) R2=Rtd - R1 (3) hoặc (4) Cách 1: Vì R1nt R2 Rtd=R1+R2 R2=Rtd - R1=12 -5 =7. Cách 2: Theo (4) ta phải tính được U2: ( = 5.0,5 = 2,5V) U2 = U – U1 = 6 – 2,5 = 3,5V Thay vào (4), ta được: = 7 Bước 4: Kết luận Vậy: + Điện trở tương đương của đoạn mạch AB là 12. + Điện trở R2 bằng 7. - Gọi 1 HS đọc đề bài bài 2. - Yêu cầu cá nhân giải bài 2 theo đúng các bước giải. - Sau khi HS làm bài xong, GV thu một số bài của HS để kiểm tra. - Gọi 1 HS lên chữa phần a); 1 HS chữa phần b) - Gọi HS khác nêu nhận xét - Nêu các cách giải khác ví dụ: Vì Cách tính R2 với R1; I1 đã biết; I2=I - I1. Hoặc đi tính RAB: Sau khi biết R2 cũng có thể tính UAB=I.RAB. - Gọi HS so sánh cách tính R2. Bài 2 (10’) Tóm tắt: R1=10; IA1=1,2A; IA=1,8A UAB=?; b)R2=? Bài giải: (A)nt R1 =>I1=IA1=1,2A nt (R1// R2) =>IA=IAB=1,8A Từ công thức: Hiệu điện thế giữa hai điểm AB là 12V. Vì R1//R2 nên I=I1+I2 => I2=I-I1=1,8A-1,2A=0,6A=> Vậy điện trở R2 bằng 20. -Tương tự hướng dẫn HS giải bài tập 3. -GV chữa bài và đua ra biểu điểm chấm cho từng câu. Yêu cầu HS đổi bài cho nhau để chấm điểm cho các bạn trong nhóm. -Lưu ý các cách tính khác nhau, nếu đúng vẫn cho điểm tối đa. - Có thể giải cách 2: + Tính cường độ dòng điện I1 chạy qua R1 + Từ và I1 = I3 + I2 => I2 và I3 Bài 3 (10’) Tóm tắt: (1 điểm) R1=15; R2=R3=30; UAB=12V. a)RAB=? b)I1, I2, I3=? Bài giải: (A)nt R1nt (R2//R3) (1 điểm) Vì R2=R3=>R2,3=30:2=15 (1 điểm) (Có thể tính cách khác kết quả đúng cũng cho 1 điểm) RAB=R1+R2,3=15 +15 =30 (1điểm) điện trở của đoạn mạch AB là 30 (0,5 điểm) áp dụng công thức định luật Ôm (1,5điểm) (1 điểm) (0,5điểm) (1 điểm) (0,5điểm) Vậy cường độ dòng điện qua R1 là 0,4A; Cường độ dòng điện qua R2; R3 bằng nhau và bằng 0,2A. (1 điểm). 4. Củng cố (3’) ? Nêu các bước giải bài tập điện. - GV củng cố lại: Bài 1 vận dụng với đoạn mạch gồm 2 điện trở mắc nối tiếp; Bài 2 vận dụng với đoạn mạch gồm 2 điện trở mắc song song. Bài 3 vận dụng cho đoạn mạch hỗn hợp. Lưu ý cách tính điện trở tương đương với mạch hỗn hợp. HS: Đứng tại chỗ trả lời. - Lưu ý cách giải cho từng bài. 5. Hướng dẫn về nhà (2’) - Học kĩ các bước giải một bài tập điện và xem lại các bài tập đã chữa. - Làm các bài tập 6.1 và 6.5(SBT) - Đọc trước bài 7 “Sự phụ thuộc của điện trở vào chiều dài dây dẫn”
File đính kèm:
- Tiet_6_Bai_tap_van_dung_dinh_luat_Om_Li_9_20150725_094831.doc