Giáo án Vật lý 8 - Tuần 4 - Năm học 2014-2015

1. HĐ1: Tổ chức tình huống học tập

- Khi có lực tác dụng vào vật thì vật sẽ như thế nào?

- Nêu một số VD và phân tích lực.

 giữa lực và vận tốc có sự liên quan nào không?

2. HĐ2: Tìm hiểu về mối quan hệ giữa lực và sự thay đổi vận tốc

- Từng nhóm cùng nhau làm C1.

- Gọi 2 nhóm trả lới H.4.1 và 2 nhóm trả lời H. 4.2.

- Chốt lại: H.4.1 có lực làm xe chuyển động nhanh lên; H.4.2 có lực làm vợt và bóng biến dạng.

 Lực có đặc điểm gì? biểu diễn ra sao?

3. HĐ3: Thông báo đặc điểm của lực và cách biểu diễn lực bằng vectơ

- Ở lớp 6, khi nói đến lực ta biết yếu tố nào?

 

doc3 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 859 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 8 - Tuần 4 - Năm học 2014-2015, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 06/9/2015
Tiết thứ: 4 Tuần: 4 
 BÀI 4: BIỂU DIỄN LỰC
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: - Nêu được ví dụ về tác dụng của lực làm thay đổi tốc độ và hướng chuyển động của vật.
2. Kỹ năng: -Nêu được lực là một đại lượng vectơ.-Biểu diễn được lực bằng véc tơ.
3. Thái độ: Phát huy tính chủ động, tích cực của HS.
II. CHUẨN BỊ:
1. Thầy: Nhắc học sinh xem lại bài "Lực - Hai lực cân bằng" ở bài 6 SGK Vật lí 6.
2. Trò: Xem lại bài 
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
	a. Học sinh đạp xe từ nhà đến trường là chuyển động đều hay không đều? 
b. Người ta nói xe đạp chạy từ nhà đến trường với vận tốc 10km/h là nói tới vận tốc nào? 
c. Học sinh đi từ nhà đến trường mất 10 phút. Tính quãng đường mà học sinh đi từ nhà đến trường?
3. Bài mới: 
 Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng 
1. HĐ1: Tổ chức tình huống học tập 
- Khi có lực tác dụng vào vật thì vật sẽ như thế nào?
- Nêu một số VD và phân tích lực.
® giữa lực và vận tốc có sự liên quan nào không? 
2. HĐ2: Tìm hiểu về mối quan hệ giữa lực và sự thay đổi vận tốc 
- Từng nhóm cùng nhau làm C1.
- Gọi 2 nhóm trả lới H.4.1 và 2 nhóm trả lời H. 4.2.
- Chốt lại: H.4.1 có lực làm xe chuyển động nhanh lên; H.4.2 có lực làm vợt và bóng biến dạng. 
® Lực có đặc điểm gì? biểu diễn ra sao?
3. HĐ3: Thông báo đặc điểm của lực và cách biểu diễn lực bằng vectơ 
- Ở lớp 6, khi nói đến lực ta biết yếu tố nào?
- VD: trọng lực có phương chiều như thế nào?
- Ba yếu tố: điểm đặt, phương chiều, độ lớn ® LỰC LÀ MỘT ĐẠI LƯỢNG VECTƠ.
- Khi biểu diễn vectơ lực cần phải thể hiện đầy đủ 3 yếu tố trên ® dùng mũi tên để biểu diễn vectơ lực.
- GV vẽ một mũi tên trên bảng và phân tích mũi tên thành 3 phần: gốc; phương chiều; độ dài
- HS đọc phần 2a trang 15.
- HS đọc phần 2b trang 15.
- Gọi HS đọc VD trang 16.
- Vẽ xe B lên bảng.
- Gọi HS lên chấm điểm đặt A. (bên trái hoặc phải chiếc xe)
- Gọi HS vẽ phương ngang (Vẽ từ điểm A đi ra)
- Xét về chiều từ trái sang phải. GV lưu ý nhấn mạnh và giải thích cho HS nên vẽ điểm A về phía bên phải xe.
- Độ dài mũi tên tùy thuộc vào tỉ xích ta chọn.
- Chúng ta làm thêm một vài BT nữa.
4. HĐ4: Vận dụng 
- Vật sẽ bị biến dạng hoặc bị biến đổi chuyển động.
- Học sinh đá bóng: chân tác dụng lực làm quả bóng lăn nhanh.
- Người thợ săn giương cung: Tay tác dụng lực làm cũng bị biến dạng.
- H.4.1: Lực hút của nam châm lên miếng thép làm tăng vận tốc của xe ® xe chuyển động nhanh lên.
- H.4.2: Lực tác dụng của vợt lên quả bóng làm quả bóng bị biến dạng và ngược lại lực của quả bóng làm vợt cũng bị biến dạng.
- phương, chiều, độ lớn.
- phương thẳng đứng; chiều hướng về phía trái đất.
- Tỉ xích càng lớn thì mũi tên càng ngắn.
- m = 5kg ® P = 50N
- phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới.
- Vẽ 2,5cm
- Vẽ 3cm
a. Điểm đặt tại A. 
Phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên trên.
Độ lớn: 20N
b. Điểm đặt tại B
Phương ngang, chiều từ trái sang phải.
Độ lớn: 30N
c. Điểm đặt tại C.
Phương xiên, chiều từ dưới lên trên (trái sang phải)
Độ lớn: 30N
I. ÔN LẠI KHÁI NIỆM LỰC:
- Lực tác dụng lên vật có thể làm biến đổi chuyển động của vật đó hoặc làm nó biến dạng.
II. BIỂU DIỄN LỰC:
1. Lực là một đại lượng vectơ vì có 3 yếu tố:
	- Điểm đặt
	- Phương chiều
	- Độ lớn
2. Cách biểu diễn và kí hiệu vectơ lực:
a. Ta biểu diễn vectơ lực bằng một mũi tên có:
	- Gốc là điểm đặt của lực.
	- Phương chiều trùng với phương chiều của lực.
	- Độ dài biểu thị cường độ của lực theo tỉ xích cho trước.
b. - Kí hiệu của vectơ lực là: F
- Cường độ của lực kí hiệu là F.
Ví dụ:
Tỉ xích: 
C2: Đổi khối lượng ra trọng lượng.
Trọng lực có phương chiều như thế nào?
C3: Gọi từng HS làm
4. Củng cố: - Tìm thêm VD về lực tác dụng làm thay đổi vận tốc và biến dạng.
- Biểu diễn lực như thế nào? Kí hiệu vectơ lực?
5. Hướng dẫn cho hs tự học và làm bài mới ở nhà: 
- Học bài - Làm BT 4.1, 4.2, 4.3 SBT - Chuẩn bị bài số 5.
Tổ trưởng
IV.Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docTuần 4.doc
Giáo án liên quan