Giáo án Vật lý 8 - Tuần 13 - Năm học 2015-2016

HĐ1: Tổ chức tình huống học tập:

*Tình huống:dùng ca múc nước trong thùng, khi ca nước còn trong thùng và khi lấy ca nước ra khỏi mặt nước thì ta thấy trường hợp nào ca nước nặng hơn

 Bài 10

HĐ2:Tìm hiểu tác dụng của chất lỏng lên vật nhúng chìm trong nó:

- Giới thiệu dụng cụ thí nghiệm H10.2

- HS nêu dự đoán (p, p1)

- Ghi dự đoán của HS lên góc bảng

- GV chốt lại ý đúng

- Cho HS làm TN kiểm tra dự đoán

- Lưu ý HS: treo lực kế thẳng đứng, tránh chạm vật vào thành bình và đáy bình)

- Các nhóm cho biết kết quả TN

- Thí nghiệm chứng tỏ điều gì?

- Lực này có đặc điểm gì?(điểm đặt, phương, chiều)

- Yêu cầu HS đọc và trả lời C2

- Chốt lại câu trả lời đúng, cho HS ghi vào vở.

- Giới thiệu nhà Bác học Ácsimét

HĐ3:Tìm hiểu độ lớn của lực đẩy Ácsimét:

- Thông báo lực đẩy Acsimét (FA) và nêu dự đoán của ông ( độ lớn của lực đẩy bằng trọng lượng phần chất lỏng bị vật chiếm chổ)

- Để khẳng định dự đoán đúnglàm TN kiểm tra.

- Giới thiệu dụng cụ TN H10.3yêu cầu HS mô tả TN và quan sát GV tiến hành TN H10.3

- Gọi HS nhận xét hoàn chỉnh câu C3

- GV chốt lại ý đúng, cho HS ghi vào vở

- Độ lớn lực đẩy Acsimet tính bằng công thức nào?

- Trọng lượng chất lỏng xác định bằng công thức gì?

- Gọi HS nêu từng đại lượng và đơn vị trong công thức

 

doc4 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 655 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 8 - Tuần 13 - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 08/11/2015
Tiết thứ: 13 Tuần: 13
Bài 10: LỰC ĐẨY ÁC-SI-MÉT
I-MỤC TIÊU:
Kiến thức: Biết :hiện tượng chứng tỏ sự tồn tại của lực đẩyAc-Si-Mét.
Hiểu: đặc điểm của lực đẩy Ac-si-mét. . Công thức tính dộ lớn của lực đẩy Ac-si-mét, nêu tên các đại lượng và đơn vị các đại lượng trong công thức
Vận dụng :giải thích một số hiện tượng có liên quan trong thực tế.
Kỷ năng :vận dụng kiến thức để giải bài tập C4,C5,C6 SGK.
Thái độ:tích cực, cẩn thận, tinh thần hợp tác trong hoạt động nhóm
II-CHUẨN BỊ: 
Thầy: Dụng cụ TN hình 10.2 ,10.3 trang 36,37. Dụng cụ thí nghiệm hình 10.3 (giá đở, bình tràn, cốc đựng nước, lực kế, quả nặng, sợi chỉ) 
Trò: Xem trước bài học
III-CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1.Ổn định: Kiểm tra sỉ số học sinh
2.Kiểm tra bài cũ
3.Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
NỘI DUNG GHI BẢNG
HĐ1: Tổ chức tình huống học tập:
*Tình huống:dùng ca múc nước trong thùng, khi ca nước còn trong thùng và khi lấy ca nước ra khỏi mặt nước thì ta thấy trường hợp nào ca nước nặng hơn
à Bài 10
HĐ2:Tìm hiểu tác dụng của chất lỏng lên vật nhúng chìm trong nó:
Giới thiệu dụng cụ thí nghiệm H10.2 
HS nêu dự đoán (p, p1)
Ghi dự đoán của HS lên góc bảng
GV chốt lại ý đúng
Cho HS làm TN kiểm tra dự đoán
Lưu ý HS: treo lực kế thẳng đứng, tránh chạm vật vào thành bình và đáy bình)
Các nhóm cho biết kết quả TN
Thí nghiệm chứng tỏ điều gì?
Lực này có đặc điểm gì?(điểm đặt, phương, chiều)
Yêu cầu HS đọc và trả lời C2
Chốt lại câu trả lời đúng, cho HS ghi vào vở.
Giới thiệu nhà Bác học Ácsimét
HĐ3:Tìm hiểu độ lớn của lực đẩy Ácsimét:
Thông báo lực đẩy Acsimét (FA) và nêu dự đoán của ông ( độ lớn của lực đẩy bằng trọng lượng phần chất lỏng bị vật chiếm chổ)
Để khẳng định dự đoán đúngàlàm TN kiểm tra.
Giới thiệu dụng cụ TN H10.3àyêu cầu HS mô tả TN và quan sát GV tiến hành TN H10.3
Gọi HS nhận xét àhoàn chỉnh câu C3
GV chốt lại ý đúng, cho HS ghi vào vở
Độ lớn lực đẩy Acsimet tính bằng công thức nào?
Trọng lượng chất lỏng xác định bằng công thức gì?
Gọi HS nêu từng đại lượng và đơn vị trong công thức
HĐ4: Vận dụng, củng cố,dặn dò:
Nhận xét, đánh giá công việc của HS
Kết luận về tác dụng của chất lỏng lên vật nhúng chìm trong nó?
HS: ca nước lên khỏi mặt nước nặng hơn.
HS lắng nghe quan sát
Nêu dự đoán( p1>p, p1< p, p1= p)
HS nhận dụng cụ và làm TN theo nhóm
Kết luận: p1< p
Vật nhúng vào chất lỏng bị chất lỏng tác dụng lực đẩy nâng lên
Điểm đặt ở vật, chiều từ dưới lên
C2: (dưới lên theo phương thẳng đứng)
Đọc dự đoán
Nghe GV nhắc lại dự đoán
Quan sát GV làm TN 
HS trả lời câu C3
HS nhận xét
Ghi vào vở 
 P = d.V
 FA = P => FA = d.V
Nêu kết luận
Nêu công thức
Thảo luận trả lời các câu C4, C5, C6
I- Tác dụng của chất lỏng lên vật nhúng trong nó:
Một vật nhúng trong chất lỏng bị chất lỏng tác dụng một lực đẩy hướng từ dưới lên theo phương thẳng đứng gọi là lực đẩy Ac-si-mét
II-Độ lớn của lực đẩy Ac-si-mét:
1.Dự đoán: (SGK trang 37)
2.Thí nghiệm kiểm tra: 
(H10.3 SGK)
C3: khi nhúng vật vào bình tràn, nước trong bình tràn ra, thể tích phần nước này bằng thể tích của vật.
 Vật nhúng trong nước bị nước tác dụng lực đẩy hướng từ dưới lên, số chỉ lực kế lúc này là:
P2 = P1 – FA < P1
(P1là trọng lượng của vật, FA là lực đẩy Acsimet
Khi đổ cốc nước từ B vào A lực kế lai chỉ giá trị P1. Chứng tỏ: Lực đẩy Acsimet có độ lớn bằng trọng lượng của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ 
3. Công thức tính độ lớn của lực đẩy Acsimét:
FA = d.V 
d: trọng lượng riêng của chất lỏng (N/m3)
V: thể tích chất lỏng bị vật chiếm chỗ (m3)
FA: lưc đẩy Acsimét (N)
III-Vận dụng:
C4,C5,C6
Công thức tính lực đẩy Acsimét?
Hướng dẫn HS trả lời C4, C5, C6
Còn thời gian cho HS thảo luận C7
*Dặn dò: Học bài theo phần ghi nhớ, làm bài tập trong SBT, xem”Có thể em chưa biết”
4. Củng cố
C4: Khi gàu chìm trong nước bị nước tác dụng lực đẩy Acsimét từ dưới lên, lực này có độ lớn bằng trọng lượng của phần nước bị gàu chiếm chỗ,
C5: Hai thỏi nhôm và thép chịu tác dụng của lực đẩy Acsimet có độ lớn bằng nhau vì lực đẩy Acsimet phụ thuộc vào trọng lượng riêng của nước và thể tích phần nước bị mỗi thỏi chiếm chỗ.
C6: Thể tích của hai thỏi bằng nhau nên thỏi nhúng vào trong nước chịu lực đẩy Acsimet lớn hơn khi nhúng vào trong dầu. (dnước > ddầu )
C7: Phương án thí nghiệm dùng cân thay cho lực kế để kiểm tra dự đoán về d0ộ lớn của lực đẩy Acsimet
	a)	b)	 c)	
5.Hướng dẩn cho hs tự học, làm bt và soạn bài mới ở nhà
Về nhà học bài
 Làm các bt 10.1,10.2,10.3 sgk
Soạn trước nội dung chính bài 11
IV.Rút kinh nghiệm
Kí duyệt tuần 13
Tổ trưởng
Nguyễn Hữu Lĩnh

File đính kèm:

  • docTuần 13.doc