Giáo án Vật lý 8 - Tiết 43: Một số vấn đề chung về máy biến áp (tiếp)

Nguyên lí làm việc của máy biến áp

b)Nguyên lý làm việc của MBA :

- Máy biến áp tuy có nhiều loại nhưng nguyên lí làm việc tượng đối giống nhau.

-Khi nối dây quấn sơ cấp vào nguồn điện xoay chiều có điện áp U1, dòng điện I1 chạy trong cuộn sơ cấp sẽ sinh ra trong lõi thép từ thông biến thiên.Do mạch từ khép kín nên từ thông này móc vòng sang cuộn thứ cấp sinh ra sức điện động cảm ứng E2 tỉ lệ với số vòng dây N2, đồng thời từ thông biến thiên đó cũng sinh ra trong cuộn sơ cấp một sức điện động tự cảm E1 tỉ lệ với số vòng N1.

 

doc2 trang | Chia sẻ: tuongvi | Lượt xem: 1297 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 8 - Tiết 43: Một số vấn đề chung về máy biến áp (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 43: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG 
VỀ MÁY BIẾN ÁP (Tiếp)
NS: 16/01/2014
NG: 23/01/2014
I.Mục tiêu
 - HS nắm được nguyên lí làm việc của máy biến áp. 
 - HS biết đọc các số liệu kỹ thuật của máy biến áp.
 - Có ý thức trong học tập, đảm bảo an toàn lao động. 
II.Chuẩn bị 
Mô hình máy biến áp một pha, tranh vẽ các loại máy biến áp, ổn áp
III.Tiến trình day học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
? Hiện tượng cảm ứng điện từ là gì ?
?Mức độ mạnh yếu của cảm ứng điện từ phụ thuộc vào yếu tố nào ?
- Nhận xét, cho điểm
- Hiện tượng cảm ứng điện từ
-Khi cho dòng điện xoay chiều đi qua cuộn dây nó sẽ sinh ra một từ trường biến đổi trong cuộn dây. Nếu đặt cuộn dây (khép kín) thứ hai trong từ trường của cuộn dây thứ nhất thì ở cuộn dây thứ hai sẽ sinh ra dòng điện gọi là dòng điện cảm ứng .Dòng điện này cũng biến đổi tương tự như dòng điện sinh ra nó. Hiện tượng đó được gọi là hiện tượng cảm ứng điện từ. Nếu hai cuộn dây đặt càng gần nhau hoặc cùng quấn trên một lõi thép khép kín thì mức độ cảm ứng điện càng mạnh.
Nguyên tắc làm việc của máy biến áp dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ này.
Hoạt động 2:Tìm hiểu nguyên lí làm việc của máy biến áp
?Nêu nguyên lý làm việc của MBA?
- Đưa mô hình MBA và giới thiệu cho HS nhận biết cuộn sơ cấp, cuộn thứ cấp. Số vòng dây quấn của cuộn sơ cấp N1, số vòng dây quấn cuộn thứ cấp N2.
Ta có = k . Nếu k > 1 Þ ?
 Nếu k < 1 Þ?
III. Nguyên lí làm việc của máy biến áp
b)Nguyên lý làm việc của MBA :
- Máy biến áp tuy có nhiều loại nhưng nguyên lí làm việc tượng đối giống nhau.
-Khi nối dây quấn sơ cấp vào nguồn điện xoay chiều có điện áp U1, dòng điện I1 chạy trong cuộn sơ cấp sẽ sinh ra trong lõi thép từ thông biến thiên.Do mạch từ khép kín nên từ thông này móc vòng sang cuộn thứ cấp sinh ra sức điện động cảm ứng E2 tỉ lệ với số vòng dây N2, đồng thời từ thông biến thiên đó cũng sinh ra trong cuộn sơ cấp một sức điện động tự cảm E1 tỉ lệ với số vòng N1. 
Nếu bỏ qua tổn hao trong máy ta có :
 U1 » E1 , U2 » E2 .
Do đó : = = = k
Trong đó U1, U2 là trị số hiệu dụng của điện áp sơ cấp và thứ cấp MBA, k là tỉ số biến áp của máy biến áp.
MBA có k > 1 ( U1 > U2) gọi MBA hạ áp.
MBA có k < 1 (U1 < U2) gọi là MBA tăng áp.
Hoạt động 3: Củng cố - hướng dẫn về nhà
? Trình bày nguyên lí làm việc của máy biến áp?
Hướng dẫn về nhà
- Học bài theo các câu hỏi cuối bài
- TL:…..

File đính kèm:

  • docTiết 43-Một số vấn đề chung về máy biến áp.doc