Giáo án Vật lý 8 - Tiết 27, Bài 22: Dẫn nhiệt - Năm học 2015-2016 - Lê Thị Ngọc Ánh

Hoạt động 2: (18 phút) : Tìm hiểu tính dẫn nhiệt của các chất

- Các chất khác nhau, tính dẫn nhiệt có khác nhau không? Để trả lời câu hỏi này thì chúng ta cùng làm các thí nghiệm sau:

- Giới thiệu dụng cụ thí nghiệm ở hình 22.2 gồm có: đèn cồn, giá đỡ, thanh đồng, thanh nhôm, thanh thủy tinh có đinh gắn bằng sáp ở đầu.

- Hướng dẫn HS: Gắn đinh bẳng sáp lên 3 thanh( khoảng cách như nhau) và phải dủng đèn cồn đun nóng đồng thời các thanh.

- Yêu cầu HS dự đoán kết quả thí nghiệm.

- Gọi HS dự đoán.

- Cho HS quan sát thí nghiệm và trả lời C4, C5.

- Yêu cầu HS trả lời C4.

- Gọi HS trả lời.

- Nhận xét,kết luận.

- Yêu cầu HS trả lời C5.

- Gọi HS trả lời.

- Nhận xét,kết luận.

- Yêu cầu HS quan sát hinh 22.3 và nêu tên các dụng cụ thí nghiệm.

- Gọi HS trả lời.

- Nhận xét,kết luận.

- Hướng dẫn HS: Dùng đèn cồn đun nóng miệng một ống nghiệm đựng nước,dưới đáy có một cục sáp.

- Yêu cầu HS dự đoán kết quả thí nghiệm.

- Gọi HS dự đoán.

- Cho HS quan sát thí nghiệm và trả lời C6.

- Yêu cầu HS trả lời C6.

- Gọi HS trả lời.

- Nhận xét,kết luận.

- Giới thiệu dụng cụ thí nghiệm trong thí nghiệm 3: đèn cồn, ống nghiệm trong có không khí, ở nút có gắn một cục sáp.

- Hướng dẫn thí nghiệm: Dùng đèn cồn đun nóng đáy ống nghiệm trong có không khí, ờ nút có gắn một cục sáp.

- Yêu cầu HS dự đoán kết quả thí nghiệm.

-Gọi HS dự đoán.

- Cho HS quan sát thí nghiệm.

- Yêu cầu HS trả lời C7.

- Gọi HS trả lời.

- Nhận xét,kết luận.

(?) Qua các thí nghiệm trên, các em rút ra được những kết luận nào?

- Gọi HS trả lời.

- Nhận xét, kết luận.

- Cho HS xem thêm bảng dẫn nhiệt của 1 số chất.

 

doc9 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 811 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 8 - Tiết 27, Bài 22: Dẫn nhiệt - Năm học 2015-2016 - Lê Thị Ngọc Ánh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường: CDSP Đà Lạt
Đoàn TSP năm 3:Trường THCS-THPT Tây Sơn
Tên giáo sinh: LÊ THỊ NGỌC ÁNH
Lớp: LÝ-KTCN K38 Khoa: Tự nhiên
GV hướng dẫn: Phạm Thị Hồng Minh
Tuần:27 Ngày soạn:29/02/2016
Tiết: Ngày dạy:07/03/2016
Lớp: 8A2
Tên bài dạy:
Bài 22:
DẪN NHIỆT
I. MỤC TIÊU: Sau khi học xong bài này, học sinh cần đạt được:
1. Kiến thức:
- Hiểu được sự truyền nhiệt năng bằng hình thức dẫn nhiệt.
- Biết được sự dẫn nhiệt của các chất rắn, lỏng, khí.
- Tìm được ví dụ minh hoạ về sự dẫn nhiệt.
2. Kỹ năng- năng lực:
a.Kỹ năng:
- Vận dụng kiến thức về dẫn nhiệt để giải thích một số hiện tượng đơn giản.
- Rèn được kĩ năng thực hiện thí nghiệm, khả năng quan sát, so sánh. 
b. Năng lực:
- Kiến thức: K1, K2, K3,K4.
- Phương pháp: P1, P2, P3, P4.
- Trao đổi thông tin: X1, X5, X6, X7, X8.
3. Thái độ- phẩm chất:
- Nghiêm túc, ham thích tìm hiểu môn học.
- Trung thực, thật thà, cẩn thận, tinh thần hợp tác và làm việc theo nhóm.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: 
- SGK, giáo án, giáo án điện tử.
-Dụng cụ để làm thí nghiệm hình 22.1; 22.2; 22.3;22.4 SGK.
2. Học sinh: 
- SGK,dụng cụ học tập.
- Học bài cũ và chuẩn bị bài mới.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH
1. Kiểm tra bài cũ: (5 phút):
Câu hỏi: 
1. Nhiệt năng của vật là gì? Có thể thay đổi nhiệt năng của vật bằng cách nào? Cho ví dụ.
2. Thế nào là nhiệt lượng? Đơn vị của nhiệt lượng?
Đáp án:
1.- Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.
- Có thể thay đổi nhiệt năng bằng 2 cách là thực hiện công và truyền nhiệt.
- Ví dụ: Thay đổi nhiệt năng của một vật bằng cách thực hiện công là dùng búa đập vào miếng kim loại, cọ xát miếng kim loại vào mặt bàn. Thay đổi nhiệt năng của một vật bằng cách truyền nhiệt là thả đồng xu vào nước nóng, hơ đồng xu trên ngọn lửa đèn cồn.
2. Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật nhận thêm được hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt. Đơn vị của nhiệt lượng là Jun(J).
2. Đặt vấn đề:(3 phút): Cho HS quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi: Tại sao những động vật sống ở vùng cực thường có lớp lông hoặc mỡ rất dày?
HS trả lời: Để giữ ấm cho cơ thể
Vậy dựa vào hình thức truyền nhiệt nào các loại động vật đó có thể giữ ấm cho cơ thể ở những vùng lạnh như vậy, cô và các em cùng tìm hiểu bài hôm nay: 
Bài 22: DẪN NHIỆT
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG ĐIỀU KHIỂN CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
KẾT QUẢ CẦN ĐẠT
Hoạt động 1: (7 phút): Tìm hiểu vế sự dẫn nhiệt
- Yêu cầu HS nhìn hình 22.1 trong SGK và kể tên các dụng cụ thí nghiệm trong hình.
- Gọi HS trả lời.
- Nhận xét, kết luận.
- Yên cầu HS dự đoán kết quả thí nghiệm.
- Gọi HS dự đoán.
- Cho HS quan sát thí nghiệm: Dùng đèn cồn đun nóng đầu A của thanh đồng. HS quan sát và mô tả hiện tượng xảy ra. 
- Gọi HS trả lời.
- Nhận xét,kết luận.
- Yêu cầu HS trả lời C1.
- Gọi HS trả lời.
- Nhận xét,kết luận.
- Yêu cầu HS trả lời C2.
- Gọi HS trả lời.
- Nhận xét,kết luận.
- Yêu cầu HS trả lời C3.
- Gọi HS trả lời.
- Nhận xét,kết luận.
- Thông báo: Sự truyền nhiệt như trong thí nghiệm trên được gọi là sự dẫn nhiệt. Vậy dẫn nhiệt là sự truyền nhiệt từ phần này sang phần khác, từ vật này sang vật khác.
- HS quan sát và trả lời: 1 đèn cồn, 1 giá đỡ, thanh đồng có gắn các đinh a, b, c, d, e bằng sáp.
- HS dự đoán: các đinh bị rơi xuống.
- HS quan sát và mô tả hiện tượng: Khi dùng đèn cồn đun nóng đầu A của thanh đồng thì các đinh bị rơi xuống.
- HS trả lời: Nhiệt truyền đến sáp làm sáp nóng lên và chảy ra.
- HS trả lời: Đinh rơi xuống theo thứ tự a,b,c,d,e.
- HS trả lời: Nhiệt được truyền từ đầu A đến đầu B của thanh đồng.
- HS lắng nghe.
- Năng lực thành phần cần bồi dưỡng: K1, K2, K3,K4, P1, P2, P4, X1,X5, X6, X7, X8.
- Kiến thức:[TH]:Hiểu được sự truyền nhiệt năng bằng hình thức dẫn nhiệt
Hoạt động 2: (18 phút) : Tìm hiểu tính dẫn nhiệt của các chất
- Các chất khác nhau, tính dẫn nhiệt có khác nhau không? Để trả lời câu hỏi này thì chúng ta cùng làm các thí nghiệm sau:
- Giới thiệu dụng cụ thí nghiệm ở hình 22.2 gồm có: đèn cồn, giá đỡ, thanh đồng, thanh nhôm, thanh thủy tinh có đinh gắn bằng sáp ở đầu.
- Hướng dẫn HS: Gắn đinh bẳng sáp lên 3 thanh( khoảng cách như nhau) và phải dủng đèn cồn đun nóng đồng thời các thanh.
- Yêu cầu HS dự đoán kết quả thí nghiệm.
- Gọi HS dự đoán. 
- Cho HS quan sát thí nghiệm và trả lời C4, C5.
- Yêu cầu HS trả lời C4.
- Gọi HS trả lời.
- Nhận xét,kết luận.
- Yêu cầu HS trả lời C5.
- Gọi HS trả lời.
- Nhận xét,kết luận.
- Yêu cầu HS quan sát hinh 22.3 và nêu tên các dụng cụ thí nghiệm.
- Gọi HS trả lời.
- Nhận xét,kết luận.
- Hướng dẫn HS: Dùng đèn cồn đun nóng miệng một ống nghiệm đựng nước,dưới đáy có một cục sáp.
- Yêu cầu HS dự đoán kết quả thí nghiệm.
- Gọi HS dự đoán.
- Cho HS quan sát thí nghiệm và trả lời C6.
- Yêu cầu HS trả lời C6.
- Gọi HS trả lời.
- Nhận xét,kết luận.
- Giới thiệu dụng cụ thí nghiệm trong thí nghiệm 3: đèn cồn, ống nghiệm trong có không khí, ở nút có gắn một cục sáp.
- Hướng dẫn thí nghiệm: Dùng đèn cồn đun nóng đáy ống nghiệm trong có không khí, ờ nút có gắn một cục sáp.
- Yêu cầu HS dự đoán kết quả thí nghiệm.
-Gọi HS dự đoán.
- Cho HS quan sát thí nghiệm.
- Yêu cầu HS trả lời C7.
- Gọi HS trả lời.
- Nhận xét,kết luận.
(?) Qua các thí nghiệm trên, các em rút ra được những kết luận nào?
- Gọi HS trả lời.
- Nhận xét, kết luận.
- Cho HS xem thêm bảng dẫn nhiệt của 1 số chất.
- HS lắng nghe. 
- HS dự đoán: Các đinh 
rơi xuống không đồng thời. Đinh gắn ở thanh đồng sẽ rơi xuống trước tiên.
- HS quan sát.
- HS trả lời: Các đinh gắn ở đầu các thanh rơi xuống không đồng thời. Hiện tượng này chứng tỏ: kim loại dẫn nhiệt tốt hơn thủy tinh.
- HS trả lời: Đồng dẫn nhiệt tốt nhất, rồi đến nhôm, thủy tinh là dẫn nhiệt kém nhất trong 3 thanh.
Từ đó rút ra kết luận là Các chất rắn khác nhau có tính dẫn nhiệt khác nhau. Trong chất rắn, kim loại dẫn nhiệt tốt nhất .
- HS quan sát và trả lời: đèn cồn, ống nghiệm đựng nước, dưới đáy có một cục sáp.
- HS dự đoán: cục sáp không bị chảy ra.
- HS quan sát.
- HS trả lời: Không. Thủy tinh dẫn nhiệt kém, nước dẫn nhiệt kém.
- HS lắng nghe.
- HS dự đoán: cục sáp không bị chảy ra.
- HS quan sát.
- HS trả lời: không. Chứng tỏ không khí dẫn nhiệt kém.
- HS trả lời:
+Chất rắn dẫn nhiệt tốt.
+Trong chất rắn, kim loại dẫn nhiệt tốt nhất.
+Chất lỏng và chất khí dẫn nhiệt kém.
-Hs quan sát.
- Năng lực thành phần cần bồi dưỡng: K1, K2, K3,K4, P1, P2, P4, X1, X2, X5, X6, X7, X8.
- Kiến thức:[TH]: Biết được sự dẫn nhiệt của các chất rắn, lỏng, khí.
Hoạt động 3: (10 phút): Vận dụng- củng cố
- Yêu cầu HS trả lời C8.
- Gọi HS trả lời.
- Nhân xét.
- Yêu cầu HS trả lời C9.
- Gọi HS trả lời.
- Nhận xét.
- Yêu cầu HS trả lời C10.
- Gọi HS trả lời.
- Nhận xét.
- Yêu cầu HS trả lời C11.
- Gọi HS trả lời.
- Nhận xét.
- Yêu cầu HS trả lời C12.
- Gọi HS trả lời.
- Nhân xét.
- Thông báo: Những ứng dụng về sự dẫn nhiệt trong đời sống và kỹ thuật: Ống xả (ống pô) xe máy bằng kim loại nên dẫn nhiệt tốt, đề phòng bị bỏng khi vô ý tiếp xúc; Các trần nhà (La-phông) sử dụng bằng các vật liệu dẫn nhiệt kém như: xốp, ván ép, tấm nhựa rỗng... để chống nóng; Bộ tản nhiệt được làm bằng vật liệu dẫn nhiệt tốt, được chia thành nhiều cánh mỏng để diện tích tiếp xúc với không khí lớn giúp quá trình truyền nhiệt ra không khí nhanh hơn. Ngoài ra còn có quạt gió để đưa không khí mát vào thay thế không khí nóng thường ở trong các động cơ; Cách nhiệt bằng xốp hoặc vật liệu dẫn nhiệt kém thường dùng trong cac phòng karaoke để giảm bớt âm thanh truyền ra ngoài
- Củng cố bài bằng sơ đồ tư duy.
- Làm một số bài tập trắc nghiệm:
Câu 1 : Trong các cách sắp xếp vật liệu dẫn nhiệt từ tốt hơn đến kém hơn sau đây cách nào là đúng ?
a,Đồng, nước, thủy ngân, không khí.
b,Đồng, thủy ngân, nước, không khí.
c,Thủy ngân, đồng, nước, không khí.
d,Không khí, nước, thủy ngân, đồng.
Câu 2 : Trong sự dẫn nhiệt, nhiệt được truyền từ vật nào sang vật nào? Hãy chọn câu trả lời đúng.
a) Từ vật có nhiệt năng lớn hơn sang vật có nhiệt năng nhỏ hơn.
b) Từ vật có khối lượng lớn hơn sang vật có khối lượng nhỏ hơn.
c) Từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn.
d) Cả 3 câu trả lời trên đều đúng.
- HS trả lời: Đun nước, nhiệt truyền từ ấm nước sang nước trong ấm.Núng thìa vào cốc nước nước sôi, lúc sau ta cầm vào thìa thì ta cảm thấy thìa nóng lên. Khi đốt ở một đầu thanh kim loại, chạm tay vào đầu kia ta thấy nóng dần lên.
- HS trả lời C9: Nồi, xoong thường làm bằng kim loại, còn bát đĩa thường làm bằng sứ. Vì kim loại dẫn nhiệt tốt nên khi nấu dẫn nhiệt nhanh, tốt, đỡ tốn nhiên liệu, thức ăn nhanh chín, còn sứ dẫn nhiệt kém nên khi đựng thức ăn ta cầm tay vào không bị nóng và thức ăn lâu nguội.
- HS trả lời C10: Vì tạo ra nhiều lớp không khí ở giữa các lớp áo mỏng, mà không khí thì dẫn nhiệt kém nên hạn chế truyền nhiệt từ cơ thể ra ngoài môi trường.
- HS trả lời: Mùa đông. Vì khi chim xù lông thì giữa các lông chim có lớp không khí, mà không khí dẫn nhiệt kém nên chim sẽ đỡ lạnh vào mùa đông.
- HS trả lời: Vì kim loại dẫn nhiệt tốt. Những ngày trời rét, nhiệt độ bên ngoài thấp hơn nhiệt độ cơ thể nên khi sờ vào kim loại nhiệt từ cơ thể truyền vào kim loại nhanh nên ta cảm thấy lạnh. Ngày trời nóng, nhiệt độ bên ngoài cao hơn nhiệt độ cơ thể nên nhiệt từ kim loại truyền vào cơ thể nhanh và ta có cảm giác nóng.
- HS lắng nghe.
- HS trả lời: b
- HS trả lời: c
- Năng lực thành phần cần bồi dưỡng: K3, K4, P1, P2, P3, P4, X1, X5, X7.
- Kĩ năng:[VD]: . Tìm được ví dụ minh hoạ về sự dẫn nhiệt. Vận dụng kiến thức về dẫn nhiệt để giải thích một số hiện tượng đơn giản.
4.Dặn dò:(2 phút):
- Đọc có thể em chưa biết trong SGK.
- Học bài và chuẩn bị bài mới.
NỘI DUNG GHI BẢNG
I. Sự dẫn nhiệt
C1: Nhiệt truyền đến sáp làm sáp nóng lên và chảy ra.
C2: Đinh rơi xuống theo thứ tự a,b,c,d,e.
C3:Nhiệt được truyền từ đầu A đến đầu B của thanh đồng.
=> Dẫn nhiệt là sự truyền nhiệt từ phần này sang phần khác, từ vật này sang vật khác.
II. Tính dẫn nhiệt của các chất
C4: Không.=>kim loại dẫn nhiệt tốt hơn thủy tinh.
C5: Đồng dẫn nhiệt tốt nhất, rồi đến nhôm, thủy tinh là dẫn nhiệt kém nhất trong 3 thanh =>Các chất rắn khác nhau có tính dẫn nhiệt khác nhau. Trong chất rắn, kim loại dẫn nhiệt tốt nhất.
C6: Không. => Thủy tinh dẫn nhiệt kém, nước dẫn nhiệt kém.
C7: Không. => Không khí dẫn nhiệt kém.
*Kết luận:
- Chất rắn dẫn nhiệt tốt.
- Trong chất rắn, kim loại dẫn nhiệt tốt nhất.
- Chất lỏng và chất khí dẫn nhiệt kém.
III. Vận dụng
C8: 
C9: Kim loại dâẫn nhiệt tốt, sứ dẫn nhiệt kém.
C10: Vì tạo ra nhiều lớp không khí ở giữa các lớp áo mỏng, mà không khí thì dẫn nhiệt kém nên hạn chế truyền nhiệt từ cơ thể ra ngoài môi trường.
C11: Mùa đông. Vì khi chim xù lông thì giữa các lông chim có lớp không khí, mà không khí dẫn nhiệt kém nên chim sẽ đỡ lạnh vào mùa đông.
C12: Vì kim loại dẫn nhiệt tốt. Những ngày trời rét, nhiệt độ bên ngoài thấp hơn nhiệt độ cơ thể nên khi sờ vào kim loại nhiệt từ cơ thể truyền vào kim loại nhanh nên ta cảm thấy lạnh. Ngày trời nóng, nhiệt độ bên ngoài cao hơn nhiệt độ cơ thể nên nhiệt từ kim loại truyền vào cơ thể nhanh và ta có cảm giác nóng. 

File đính kèm:

  • docBai_22_Dan_nhiet.doc