Giáo án Vật lý 8 tiết 26: Nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên

Năm 1827, Brao-nơ - nhà thực vật học (người Anh) lần đầu tiên phát hiện ra tính chất quan trọng này của nguyên tử, phân tử khi quan sát các hạt phấn hoa trong nước bằng kính hiển vi. Thí nghiệm này lấy theo tên của ông – Thí nghiệm Bơ rao.

GV chiếu hình ảnh. Yêu cầu HS quan sát và mô tả chuyển động của các hạt phấn hoa.

HS mô tả.

GV chốt đáp án.

Do Brao-nơ là một nhà thực vật học nên ông gán cho chuyển động của các hạt phấn hoa trong nước là do một “lực sống” chỉ có ở vật thể sống gây nên. Tuy nhiên, sau đó người ta dễ dàng chứng minh được quan niệm trên là không đúng vì có bị “giã nhỏ” hoặc “ luộc chín” các hạt phấn hoa vẫn chuyển động hỗn độn không ngừng.

Vậy chuyển động của hạt phấn hoa ở trong nước được giải thích như thế nào?

 

doc4 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1722 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 8 tiết 26: Nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 26 – Vật lý 8
NGUYÊN TỬ, PHÂN TỬ CHUYỂN ĐỘNG HAY ĐỨNG YÊN
I/ Mục tiêu:
	1) Kiến thức: 
- Giải thích được chuyển động Bơ – rao.
- Chỉ ra được sự tương tự giữa chuyển động của quả bóng bay khổng lồ do vô số học sinh xô đẩy từ nhiều phía và chuyển động Bơ – rao.
- Nắm được rằng khi phân tử, nguyên tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng cao. 
	2) Kỹ năng: 
Giải thích được tại sao khi nhiệt độ càng cao thì hiện tượng khuyếch tán xảy ra càng nhanh.
	3)Thái độ: 
Yêu thích môn học, có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào giải thích một số hiên tượng vật lý đơn giản trong thực tế cuộc sống
II/ Chuẩn bị:
Giáo viên: Bài giảng điện tử
2) Học sinh: 
III/ Hoạt động dạy học
Bài cũ: 
- Các chất được cấu tạo như thế nào? 
- Tại sao quả bóng cao su được bơm căng, dù có buộc thật chặt vẫn cứ ngày một xẹp dần?
2) Bài mới
Hoạt động của GV – HS
Nội dung
Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập
Hãy tưởng tượng giữa sân bóng đá có một quả bóng khổng lồ và rất nhiều học sinh chạy đến xô đẩy quả bóng. Quả bóng sẽ chuyển động như thế nào?
HS dự đoán.
GV cho HS xem hình ảnh chuyển động của quả bóng.
Trò chơi này giúp chúng ta một trong những tính chất quan trọng nhất của nguyên tử, phân tử. Tính chất đó là gì?
Hoạt động 2: Thí nghiệm Bơ - rao
Năm 1827, Brao-nơ - nhà thực vật học (người Anh) lần đầu tiên phát hiện ra tính chất quan trọng này của nguyên tử, phân tử khi quan sát các hạt phấn hoa trong nước bằng kính hiển vi. Thí nghiệm này lấy theo tên của ông – Thí nghiệm Bơ rao.
GV chiếu hình ảnh. Yêu cầu HS quan sát và mô tả chuyển động của các hạt phấn hoa.
HS mô tả.
GV chốt đáp án.
Do Brao-nơ là một nhà thực vật học nên ông gán cho chuyển động của các hạt phấn hoa trong nước là do một “lực sống” chỉ có ở vật thể sống gây nên. Tuy nhiên, sau đó người ta dễ dàng chứng minh được quan niệm trên là không đúng vì có bị “giã nhỏ” hoặc “ luộc chín” các hạt phấn hoa vẫn chuyển động hỗn độn không ngừng. 
Vậy chuyển động của hạt phấn hoa ở trong nước được giải thích như thế nào?
I. Thí nghiệm Bơ - rao
Hiện tượng: Hạt phấn hoa chuyển động không ngừng về mọi phía.
Hoạt động 3: Tìm hiểu về chuyển động của nguyên tử, phân tử.
GV chiếu hình ảnh chuyển động của quả bóng trong trò chơi và chuyển động của hạt phấn hoa trong nước. Yêu cầu HS so sánh:
-Quả bóng tương tự với hạt nào?
-Các HS tương tự với hạt nào? 
Vì những xô đẩy của HS không cân bằng nên quả bóng lúc bay lên, khi rơi xuống, lúc bật sang trái, khi lăn sang phải.
Một cách tương tự, hãy giải thích chuyển động của hạt phấn hoa trong thí nghiệm Bơ-rao?
HS giải thích.
GV chốt ý: 1905 An-be-Anh- Xtanh (Đức) mới giải thích được đầy đủ và chính xác thí nghiệm Bơ - rao: Nguyên nhân gây ra chuyển động của các hạt phấn hoa trong thí nghiệm Bơ - rao là do phân tử nước không đứng yên mà chuyển động không ngừng.
II. Nguyên tử, phân tử chuyển động không ngừng
Quả bóng ↔ hạt phấn hoa.
Học sinh ↔ phân tử nước
Kết luận: Các nguyên tử, phân tử chuyển động không ngừng. 
Hoạt động 4: Tìm hiểu về mối quan hệ giữa chuyển động của phân tử và nhiệt độ.
Trong thí nghiệm Bơ - rao, nếu ta tăng nhiệt độ của nước thì chuyển động của các hạt phấn hoa sẽ nhanh lên hay chậm đi?
HS dự đoán.
GV cho HS xem hình ảnh chuyển động của các hạt phấn hoa trong nước nóng và trong nước lạnh.
Vậy, có mối liên hệ gì giữa chuyển động của các nguyên tử, phân tử và nhiệt độ?
HS trả lời.
GV chốt lại: Nhiệt độ càng cao thì các nguyên tử, phân tử chuyển động càng nhanh. Vì chuyển động của các nguyên tử, phân tử liên quan chặt chẽ với nhiệt độ nên nên gọi chuyển động này là chuyển động nhiệt.
III. Chuyển động phân tử và nhiệt độ
Kết luận:
Nhiệt độ càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh => gọi là chuyển động nhiệt.
Hoạt động 5: Vận dụng, củng cố
C4: ?Quan sát kết quả thí nghiệm hòa đồng sunphát vào nước (đã làm từ trước). Giải thích hiện tượng quan sát được.
GV thông báo: Hiện tượng phân tử của các chất tự hòa lẫn vào nhau khi tiếp xúc như thế này được gọi là hiện tượng khuếch tán.
C6: ? Hiện tượng khuếch tán có xảy ra nhanh hơn kho tăng nhiệt độ không?
C5:Vì sao nước trong hồ ao lại có không khí mặc dù không khí nhẹ hơn nước rất nhiều?
?Bài học hôm nay giúp các em biết thêm vấn đề gì. Cần ghi nhớ vấn đề gì?
GV hệ thống kiến thức về nguyên tử, phân tử bằng sơ đồ tư duy.
IV.vận dụng
C4: Các phân tử nước và đồng sunphát chuyển động không ngừng về mọi phía => phân tử đồng sunphát có thể chuyển động lên trên xen vào khoảng cách giữa phân tử nước và ngược lại.
C6: Có. Vì các phân tử chuyển động nhanh hơn. 
C5: Giữa các phân tử nước, giữa các phân tử không khí đều có khoảng cách. Các phân tử không khí chuyển động xuống xen vào khoảng cách các phân tử nước. Nên trong nước có không khí. 
Hoạt động 6: Hướng dẫn về nhà
- Hệ thống lại kiến thức về nguyên tử và phân tử theo một sơ đồ tư duy của mình.
- Thực hành và trả lời câu hỏi C7 SGK.
- Làm bài tập: 20.1à 20.10 SBT
- Đọc phần có thể em chưa biết.
- Xem trước bài “Nhiệt năng”.

File đính kèm:

  • docBai_20_Nguyen_tu_phan_tu_chuyen_dong_hay_dung_yen_20150725_092721.doc