Giáo án Vật lý 8 bài 9: Áp suất khí quyển

Tìm hiểu về sự tồn tại của áp suất khí quyển

 Mục tiêu: Kiến thức:

 – HS biết: Mô tả được sự tồn tại của áp suất khí quyển.

– HS hiểu: Sự tồn tại của áp suất khí quyển.

Kỹ năng: HS thực hiện được: Làm thí nghiệm

Gv: Trái đất được bao bọc bởi 1 lớp không khí dày tới hàng ngàn km, gọi là khí quyển. con người và mọi sinh vật khác trên mặt đất đều đang sống “ dưới đáy” của “ đại dương không khí”.

 Vì không khí cũng có trọng lượng nên trái đất và mọi vật trên trái đất đều chịu áp suất của lớp khí quyển bao quanh trái đất. Ap suất này gọi là áp suất khí quyển.

 

doc4 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 6758 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 8 bài 9: Áp suất khí quyển, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : ......– tiết PPCT : 12
Ngày dạy: . . . . . Bài 9
ÁP SUẤT KHÍ QUYỂN
1/ Mục tiêu:
1.1/.Kiến thức: 
 – HS biết: Mô tả được sự tồn tại của áp suất khí quyển.
 – HS hiểu: Sự tồn tại của áp suất khí quyển.
 1.2/.Kỹ năng: 
 – HS thực hiện được: Làm thí nghiệm.
 – HS thực hiện thành thạo: Vận dụng kiến thức để làm bài tập đơn giản về áp suất khí quyển.
 1.3/.Thái độ:.
 – Thĩi quen: Vận dụng kiến thức đã học vào đời sống hàng ngày.
 – Tính cách: yêu thích mơn học.
2- NỘI DUNG HỌC TẬP
 Mô tả được sự tồn tại của áp suất khí quyển
3/ Chuẩn bị:
3.1/.Giáo viên: Chuẩn bị 
- Một hộp sữa
Một ống thuỷ tinh dài 10-15 cm, tiết diện 2 -3 mm và 1 cốc đựng nước màu . 
3.2/. Học sinh: Tìm hiểu phần khí quyển
4- TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện
8A1: 
8A2: 
 4.2 Kiểm tra miệng : 
Câu 1: Viết công thức tính áp suất của chất lỏng? Chú thích từng đại lượng? (5đ)
Câu 2: BT 8.1 SBT/26 (4đ)
Câu 3: Không khí xung quanh Trái Đất người ta gọi là gì ?.(1đ)
=> Câu 1: P = d.h
 Trong đó: 
P: là áp suất ở đáy cột chất lỏng (Pa)
d: là trọng lượng riêng của chất lỏng (N/m3)
h: là chiều cao cột chất lỏng tính từ điểm tính áp suất tới mặt thoáng chất lỏng (m)
-> Câu 2 ađ Câu A
 bđ Câu D	
-> Câu 3: Khí quyển
 4.3. Tiến trình bài học
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
 Tổ chức tình huống học tập: (3p)
 Gv: Làm TN như ở phần đầu bài.
 ?/. Tại sao nước trong cốc không bị chảy ra ngoài?
=> Để trả lời câu hỏi này chúng ta cùng nghiên cứu bài: “ Aùp suất khí quyển”
HĐ1: (20p) Tìm hiểu về sự tồn tại của áp suất khí quyển 
 Mục tiêu: Kiến thức: 
 – HS biết: Mô tả được sự tồn tại của áp suất khí quyển.
HS hiểu: Sự tồn tại của áp suất khí quyển.
Kỹ năng: HS thực hiện được: Làm thí nghiệm
Gv: Trái đất được bao bọc bởi 1 lớp không khí dày tới hàng ngàn km, gọi là khí quyển. con người và mọi sinh vật khác trên mặt đất đều đang sống “ dưới đáy” của “ đại dương không khí”.
 Vì không khí cũng có trọng lượng nên trái đất và mọi vật trên trái đất đều chịu áp suất của lớp khí quyển bao quanh trái đất. Aùp suất này gọi là áp suất khí quyển.
 Có vô số hiện tượng chứng tỏ sự tồn tại của áp suất khí quyển và áp suất này chịu tác dụng theo mọi hướng
GV: y/c hs đọc thí nghiệm 1
 Hs: Tiến hành TN theo nhóm và trả lời C1 
GV: y/c hs đọc thí nghiệm 2
 Hs:Tiến hành TN 2 theo nhóm và trả lời câu C2, C3
Gv: Qua 2 TN 1,2 chúng ta đã chứng minh có sựï tồn tại của cái gì?
 Hs: có sựï tồn tại của áp suất khí quyển 
Gv: vậy áp suất khí quyển tác động lên vật theo một hướng hay nhiều hướng?.
 Hs: theo mọi hướng.
Gv: Nhưng ta chưa hình dung được áp suất khí quyển có độ lớn như thế nào?
 Yêu cầu hs đọc TN3
 Hs: Thảo luận và trả lời C4
Gv gợi ý: 
 ?/. Khi hút bớt hết không khí bên trong quả cầu thì áp suất bên trong quả cầu như thế nào? 
 Hs: áp suất = 0
 ?/. Hãy so sách áp suất bên trong và áp suất bên ngoài quả cầu?
HĐ2: (10p)Vận dụng 
Mục tiêu: Kĩ năng:
 HS thực hiện thành thạo Vận dụng kiến thức về áp suất để giải bài tập đơn giản
Gv: Yêu cầu Hs đọc và trả lời câu C8, C9 , C10, C11, C12
Hs: Đọc và trả lời câu C8
Hs : Đọc và trả lời câu C9
Hs Đọc và trả lời câu C12
I/ Sự tồn tại của áp suất khí quyển:
1-Thí nghiệm 1: (SGK)
C1 
 Khi hút bớt không khí trong vỏ hộp thì áp suất của không khí trong vỏ hộp nhỏ hơn áp suất ở ngoài nên vỏ hộp chịu tác dụng của áp suất không khí tác dụng từ ngoài vào làm vỏ hộp bị bẹp theo mọi phía.
2-Thí nghiệm 2: (SGK)
C2 : không, vì áp lực của không khí tác dụng vào nước từ dưới lên lớn hơn trọng lượng của cốt nước
C3 nước chảy ra khỏi ống vì khi bỏ ngón tay bịt đầu trên của ống thì khí trong ống thông với khí quyển, áp suất khí trong ống cộng với áp suất cột nước trong ống lớn hơn áp suất khí quyển bởi vậy làm nước chảy từ trong ống ra
=> Trái đất và mọi vật trên Trái Đất đều chịu tác dụng của áp suất khí quyển theo mọi hướng.
3-Thí ngiệm 3: (SGK)
C4: áp suất bên ngoài > áp suất bên trong nên giữ cho 2 nửa quả cầu không rời nhau
II/ Vận dụng:
* C8:Vì áp suất khí quyển lớn hơn áp suất bên trong cốc nên giữ cho nước không bị rơi ra ngoài
* C9: Ống thuốc tiêm nếu bẻ 1 đầu ống, thuốc sẽ không chảy ra nếu bẻ cả hai đầu thì thuốc sẻ chảy ra dễ dàng.
- Ấm pha trà: Có 1 lỗ nhỏ ở nắp ấm, nếu không có lỗ đó khi rót nước rất khó chảy ra được.
* C12: Vì độ cao của lớp khí quyển không thể xác định và trọng lượng riêng của không khí cũng thay đổi theo độ cao.
4.4. Tổng kết 
Câu 1: Trái Đất và mọi vật trên trái Đất đều chịu tác dụng gì?
Câu 2: Tại sao nắp pha trà thường có một lỗ hở
*Giáo dục mơi trường : 
?/. Khi lên cao áp suất khí quyển giảm hay tăng? Cĩ ảnh hưởng đến sự sống của con người khơng?
?/. Khi xuống hầm sâu áp suất khí quyển giảm hay tăng? Cĩ ảnh hưởng đến sự sống của con người khơng?
?/. Biện pháp?
* Tích hợp giáo dục hướng nghiệp :
 Nắm vững nội dung kiến thức của bài này sẽ giúp ta học tốt ngành nghề nào sau này?
=>Trái đất và mọi vật trên Trái Đất đều chịu tác dụng của áp suất khí quyển theo mọi hướng.
=> Để rót nước dễ dàng hơn. Vì có lỗ thủng trên nắp nên không khí trong ấm thông với khí quyển, áp suất không khí trong ấm + áp suất nước trong ấm lớn hơn áp suất khí quyển, bởi vậy làm nước chảy dễ dàng hơn
=> Khi lên cao áp suất khí quyển giảm. Ở áp suất thấp, lượng ơxi trong máu giảm, ảnh hưởng đến sự sống của con người.
=> Khi xuống hầm sâu, áp suất khí quyển tăng, gây áp lực chèn lên các phế nang của phổi và màng nhĩ.
=> Biện pháp: Để bảo vệ sức khỏe cần tránh thay đổi áp suất đột ngột. Ở những nơi áp suất quá cao hoặc quá thấp cần mang theo bình ơxi.
=> Nghề nhảy dù trong quân đội và thể thao, trong việc chế tạo và điều khiển máy bay ở ngành hàng không.
4.5. Hướng dẫn học tập :
* Đối với bài học ở tiết này.	
 - Học thuộc phần ghi nhớ
Đọc phần “ Có thể em chưa biết”
Làm BT 9.5 -> 9.6 SBT /trang 30
Hướng dẫn:9.5: thể tích : V = a.b.c; m = V.D; P = 10m
*Đối với bài học ở tiết tiếp theo : “ Lực đẩy Ac–si-mét”: tìm hiểu trước nội dung thí nghiệm lực đẩy Ac-si-met
5. PHỤ LỤC :

File đính kèm:

  • docbai 9 ap suat khi quyen.doc