Giáo án Vật lý 8 bài 24: Công thức tính nhiệt lượng
- Nhiệt lượng cần thu vào để nóng lên nhiều hay ít phụ thuộc vào những yếu tố nào?
- Yêu cầu HS đưa ra dự đoán.
- Gv ghi các dự đoán lên phần bảng động. Phân tích yếu tố nào hợp lý, không hợp lý. Đưa đến dự đoán 3 yếu tố: khối lượng của vật,độ tăng nhiệt độ, chất cấu tạo nên vật.
- Để kiểm tra sự phụ thuộc của nhiệt lượng vào 1 trong 3 yếu tố đó ta phải tiến hành thí nghiệm như thế nào?
Tuần 29 - Tiết 29 Bài 24: CÔNG THỨC TÍNH NHIỆT LƯỢNG I. Mục tiêu: 1.Kiến thức: - Kể được tên các yếu tố quyết định độ lớn của nhiệt lượng một vật cần thu vào khi nóng lên. - Viết được công thức tính nhiệt lượng,kể được tên,đơn vị của các đại lượng có mặt trong công thức. - Mô tả được thí nghiệm và xử lý được bảng ghi kết quả thí nghiệm chứng tỏ nhiệt lượng phụ thuộc vào khối lượng,độ tăng nhiệt độ và chất làm vật. 2.Kĩ năng: - Phân tích bảng số liệu về kết quả thí nghiệm cĩ sẵn. - Rèn kĩ năng tổng hợp, khái quát hĩa. 3.Thái độ: Nghiêm túc trong học tập II. Chuẩn bị: - Oáng nghiệm, nhiệt kế. - Đèn cồn,cốc đốt 500ml. - Vòng kiềng, lưới đốt,giá đỡ, kẹp vạn năng, kẹp chữ thập. - Bảng 24.1, 24.2, 24.3 và 24.4. III. Hoạt động dạy học: Giáo viên Học sinh Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập - Nhiệt lượng là gì ? - Không dụng cụ nào có thể đo trực tiếp được nhiệt lượng của vật, vậy muốn đo nhiệt lượng của một vật ta làm như thế nào? Đó là nội dung bài học hôm nay. Bài 24: CÔNG THỨC TÍNH NHIỆT LƯỢNG Hoạt động 2: Thông báo về nhiệt lượng cần thu vào để nóng lên phụ thuộc những yếu tố nào? - Nhiệt lượng cần thu vào để nóng lên nhiều hay ít phụ thuộc vào những yếu tố nào? - Yêu cầu HS đưa ra dự đoán. - Gv ghi các dự đoán lên phần bảng động. Phân tích yếu tố nào hợp lý, không hợp lý. Đưa đến dự đoán 3 yếu tố: khối lượng của vật,độ tăng nhiệt độ, chất cấu tạo nên vật. - Để kiểm tra sự phụ thuộc của nhiệt lượng vào 1 trong 3 yếu tố đó ta phải tiến hành thí nghiệm như thế nào? I. Nhiệt lượng cần thu vào để nóng lên phụ thuộc vào những yếu tố nào? - HS dự đoán. - HS: Làm các thí nghiệm trong đó cần kiểm tra cho thay đổi còn hai yếu tố kia phải giữ nguyên. Hoạt động 3: Tìm hiểu mối quan hệ giữa nhiệt lượng cần thu vào để nóng lên và khối lượng của vật. - Cho HS đọc thí nghiệm và quan sát H 24.1. - Yêu cầu HS nêu cách tiến hành thí nghiệm kiểm tra sự phụ thuộc của nhiệt lượng vào khối lượng của vật. - GV nói lại cách bố trí thí nghiệm, cách tiến hành và giới thiệu bảng kết quả thí nghiệm 24.1. - Yêu cầu HS các nhóm ( 4 nhóm ) phân tích kết quả, trả lời C1, C2. - Gọi đại diện các nhóm trình bày kết quả phân tích bảng 24.1 của nhóm mình. - Yêu cầu HS trả lời các câu C1, C2. 1. Quan hệ giữa nhiệt lượng cần thu vào để nóng lên và khối lượng của vật. - HS: Làm thí nghiệm đun nóng cùng một chất với khối lượng khác nhau sao cho độ tăng nhiệt độ của vật như nhau. - HS các nhóm phân tích kết quả thí nghiệm bảng 24.1,thống nhất ý kiến ghi vào bảng. - Các nhóm trình bày kết quả của nhóm mình. - C1: Độ tăng nhiệt độ và chất làm vật được giữ giống nhau, khối lượng khác nhau. Để tìm hiểu mối quan hệ giữa nhiệt lượng và khối lượng. - Khối lượng càng lớn thì nhiệt lượng vật thu vào càng lớn. Hoạt động 4: Tìm hiểu mối quan hệ giữa nhiệt lượng thu vào để nóng lên và độ tăng nhiệt độ. - Yêu cầu các nhóm thảo luận trong 3 phút về phương án làm thí nghiệm tìm hiểu mối quan hệ giữa nhiệt lượng và độ tăng nhiệt độ, trả lời câu C3, C4. - Gọi đại diện các nhóm trình bày phương án thí nghiệm và trả lời câu C3,C4. - Cho HS phân tích bảng số liệu 24.2, nêu kết luận rút ra qua việc phân tích số liệu đó. - Mối quan hệ giữa nhiệt lượng vật thu vào để nóng lên và độ tăng nhiệt độ là gì? 2. Quan hệ giữa nhiệt lượng cần thu vào để nóng lên và độ tăng nhiệt độ. - Thảo luận tìm phương án thí nghiệm. - Đại diện các nhóm trình bày. - C3: Giữ khối lượng và chất làm vật giống nhau,muốn vậy 2 cốc phải đựng cùng một lượng nước. - C4: Độ tăng nhiệt độ khác nhau, bằng cách cho thời gian đun khác nhau. - Phân tích bảng số liệu 24.2. - Độ tăng nhiệt độ càng lớn thì nhiệt lượng thu vào càng lớn. Hoạt động 5: Tìm hiểu mối quan hệ giữa nhiệt lượng cần thu vào để nóng lên với chất làm vật - Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm phân tích kết quả thí nghiệm bảng 24.3 – SGK để rút ra kết luận. - Cho HS trả lời các câu C6,C7 - Em rút ra được kết luận gì? 3. Quan hệ giữa nhiệt lượng cần thu vào để nóng lên với chất làm vật - Thảo luận nhóm phân tích bảng 24.3. - Nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên phụ thuộc vào chất làm vật. Hoạt động 6: Giới thiệu công thức tính nhiệt lượng - Nhiệt lượng của một vật cần thu vào để nóng lên phụ thuộc vào những yếu tố nào? - GV giới thiệu công thức tính nhiệt lượng, tên, đơn vị của các đại lượng trong công thức. - GV thông báo về khái niệm nhiệt dung riêng: Nhiệt dung riêng là đại lượng đặc trưng cho chất làm vật. - Cho HS đọc bảng nhiệt dung riêng của một số chất. - Gọi một số HS giải thích ý nghĩa con số nhiệt dung riêng một số chất thường gặp như nước, nhôm, đồng. II. Công thức tính nhiệt lượng: - Công thức: Q = mc( t2 - t1) m là khối lượng vật ( kg ) t1 nhiệt độ ban đầu ( 0 C ) t2 nhiệt độ lúc sau ( 0 C ) C: nhiệt dung riêng ( J/kg.K ) Q: nhiệt lượng vật thu vào ( J ) - Đọc bảng nhiệt dung riêng. - Giải thích ý nghĩa của nhiệt dung riêng. Hoạt động 7: Củng cố – Vận dụng * Củng cố: - Nhiệt lượng của một vật cần thu vào để nóng lên phụ thuộc vào những yếu tố nào? - Nêu công thức tính nhiệt lượng? * Vận dụng: - Gọi HS đọc các câu C8,C9,C10 vận dụng. - Yêu cầu HS làm việc cá nhân trả lời câu C8. - Tiép tục cho HS thảo luận nhóm ( 1 bàn/ nhóm) trong 4 phút để giải quyết câu C9,C10. - Phân công nhóm 1->5 làm câu C9, nhóm 6 -> 10 làm câu C10, yêu cầu các nhóm lấy bảng nhóm ra làm. - GV thu bài của 2 nhóm làm xong nhanh nhất, dán lên bảng. - Gọi các nhóm khác nhận xét. - GV nhận xét và hoàn thiện bài làm của HS. - HS trả lời các câu hỏi để củng cố bài học. III. Vận dụng: - Đọc các câu hỏi phần vận dụng. - C8: Tra bảng biết nhiệt dung riêng,cân vật biết khối lượng,đo nhiệt độ để xác định độ tăng nhiệt độ. - Thảo luận nhóm theo bàn. - Các nhóm thực hiện trả lời trên bảng nhóm. - C9: Q = 57 000J - C10: Q = 663 000J - Các nhóm nhận xét. Hoạt động 8: Ghi nhớ – Dặn dò - Gọi HS đọc ghi nhớ, yêu cầu HS ghi vào vở. - Đọc “ Có thể em chưa biết” - GV nhận xét tiết học. * Dặn dò : - Học bài và hoàn thành các câu hỏi trong SGK. - Làm bài tập 24.1 – 24.7 SBT. - Chuẩn bị bài 25. * Ghi nhớ : ( SGK ) - Đọc và ghi Ghi nhớ vào vở. - Đọc có thể em chưa biết IV.Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- Bai_24_Cong_thuc_tinh_nhiet_luong_20150725_092440.doc