Giáo án Vật lý 8 bài 12 tiết 15: Sự nổi

Tiến trình bi học

 Hs quan sát giáo viên làm thí nghiệm

 Giáo viên thả viên bi sắt và miếng gỗ vào trong chậu nước.

 -HS: Hãy cho biết hiện tượng gì xẩy ra?

 + Bi sắt chìm, gỗ không chìm

 -HS: Hãy cho biết tại sao bi sắt chìm?

 + Có thể hs cho rằng bi sắt nặng hơn nên chìm.

- Giáo viên khẳng định không phải vật nào nặng hơn cũng chìm, vật nào nhẹ hơn sẽ nổi.

Ví dụ tàu to, nặng hơn kim nhưng tàu nổi, kim chìm. Vậy để vật nổi ta cần những điều kiện gì? Điều đó sẽ đđược tìm hiểu trong bi học hơm nay

 

doc5 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1277 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 8 bài 12 tiết 15: Sự nổi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần dạy:15
Ngày dạy:24 /11/2014
BÀI 12: SỰ NỔI
Tiết 15	
1. Mục tiêu: 
1.1/ Kiến thức: 
* HS biết
Hoạt động 1: Điều kiện để vật nổi, chìm, lơ lửng
* HS hiểu
Hoạt động 1,2 : Giải thích được khi nào vật nổi, vật chìm, vật lửng lơ, và độ lớn của lực đẩy Acsimet khi vật nổi.
1.2/ Kỹ năng: 
* HS thực hiện được:
 Hoạt động 2: Vận dụng kiến thức giải thích được các hiện tượng vật nổi thường gặp trong đời sống.
* HS thực hiện thành thạo:
Hoạt động 1,2 : Hoạt động nhĩm, làm thí nghiệm và quan sát thí nghiệm.
1.3/ Thái độ :
 Hoạt động 1,2,3: Giáo dục hs yêu thích bộ môn, sự phát triển khoa học kĩ thuật.
2. NỘI DUNG HỌC TẬP
-Tìm hiểu điều kiện vật nổi, vật chìm và vật lơ lửng.
3. CHUẨN BỊ
3.1/ GV: chậu nước , bi sắt, gỗ
Dụng cụ thí nghiệm cho mỗi nhóm gồm: Cốc thủy tinh to đựng nước, ống nhgiệm có nút đậy, cát.
3.2/ HS: SGK, soạn bài, xem bài trước.
4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
 4.1. Ổn định tổ chức : GV kiểm diện
Lớp 81 :.................................................
Lớp 82 .................................................
Lớp 83 :.................................................
Lớp 84 :.................................................
Lớp 85 :.................................................
Lớp 86 :.................................................
4.2. Kiểm tra miệng:
Nêu đặc điểm của lực đẩy Aùc si mét? (10đ) 
Công thức tính độ lớn của lực đẩy Aùc-si-mét? 
+ Lực đẩy Aùc-si-mét tác dụng lên vật Nhúng trong chất lỏng theo hướng từ dưới lên trên và có độ lớn bằng trọng lượng phần chất lỏng bị vật chiếm chổ + Công thức (3đ) 	FA = d.V 	 d: Trọng lượng riêng của chất lỏng (N/m3
V: Thể tích chất lỏng bị vật chiếm chỗ ( m3 )	 FA: (Độ lớn) lực đẩy Aùc si mét (N)
4.3 .Tiến trình bài học
F Hs quan sát giáo viên làm thí nghiệm
	Giáo viên thả viên bi sắt và miếng gỗ vào trong chậu nước.
	-HS: Hãy cho biết hiện tượng gì xẩy ra?
	+ Bi sắt chìm, gỗ không chìm
	-HS: Hãy cho biết tại sao bi sắt chìm?
	+ Có thể hs cho rằng bi sắt nặng hơn nên chìm.
- Giáo viên khẳng định không phải vật nào nặng hơn cũng chìm, vật nào nhẹ hơn sẽ nổi.
Ví dụ tàu to, nặng hơn kim nhưng tàu nổi, kim chìm. Vậy để vật nổi ta cần những điều kiện gì? Điều đó sẽ đđược tìm hiểu trong bài học hơm nay
HOẠT ĐỘNG GV – HS
NỘI DUNG
* Hoạt động 1: Tìm hiểu khi nào vật nổi, chìm
PP:Vấn đáp, thảo luận nhóm, quan sát,thí nghiệm
- GV: yêu cầu 1 hs đọc câu C1 và trả lời
- Cho hs nhận xét, giáo viên chốt lại câu trả lời và cho hs ghi vào tập.
- GV: vẽ vật lên bảng và yêu cầu hs lên biểu diễn 2 lực này (ở đây chưa đề cập đến độ lớn của 2 lực này)
-GV: Độälớn P, F có những trường hợp nào?
-HS: Thảo luận nhóm hoàn thành C2
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả.
- GV: nhận xét hình vẽ của các nhóm rồi yêu cầu hs dự đoán kết quả nếu: P > FA ; P = FA ; P < FA vật sẽ như thế nào?
-HS: Dự đoán câu C2
a. P > FA: vật sẽ chuyển động xuống dưới (chìm xuống đáy bình)
b. P = FA: vật sẽ đứng yên (lơ lửng trong chất lỏng)
c. P < FA: vật sẽ chuyển động lên trên (nổi lên mặt thoáng)
-GV: Đó chỉ là dự đoán của các em. Vậy ta sẽ làm thí nghiệm để kiểm tra dự đoán này đúng hay sai.
- Giáo viên giới thiệu dụng cụ thí nghiệm: Chậu nước, ống thủy tinh có nút đậy, cát.
- Đại diện các nhóm lên nhận dụng cụ
- GV: Hướng dẩn học sinh dùng cát bỏ vào ống nghiệm sao cho ống lơ lửng trong nước Þ P = FA. thêm cát vào ống nghiệm sao cho ống nghiệm chìm xuống đáy cốc Þ P > FA. Bỏ bớt cát trong ống nghiệm sao cho ống nghiệm nổi lên trên mặt nước Þ P < FA
-HS: Các nhóm tiến hành làm thí nghiệm
- GV: theo dõi các nhóm tiến hành thí nghiệm. Nhắc nhở các em cẩn thận không để đổ nước, làm bẩn bàn.
- Qua thí nghiệm hãy cho biết dự đoán lúc nãy đúng hãy sai?
- Giáo viên nhắc lại đó cũng chính là điều kiện để vật nổi , vật chìm.
-HS: Qua thí nghiệm trả lời C2 
-HS: Nhóm khác nhận xét 
* Hoạt động 2: Xác định độ lớn của lực đẩy Aùc si mét khi vật nổi lên trên mặt thoáng chất lỏng.
PP:Thảo luận, vấn đáp
- Giáo viên treo bảng phụ hình 12.2 yêu cầu hs đọc câu C3.
- Hs trả lời, nhận xét, giáo viên chốt lại
-GV: Yêu cầu hs đọc câu C4, cả lớp thảo luận.
-HS: trả lời: Không.
HD: Nếu một vật không chịu tác dụng của lực nào cả thì vật sẽ như thế nào?
- HS: trả lời. Giáo viên chốt lại câu đúng.
-GV: P là gì, F được tính như thế nào?
	( P là trọng lượng vật, F = d.V)
-GV: Hãy xác định thể tích V trong công thức trên qua câu C5!
-HS: trả lời.
* Hoạt động 3: Vận dụng
PP: Thảo luận, vấn đáp
- GV hướng dẫn cả lớp thảo luận
	Với kiến thức vừa học hãy giải thích các câu hỏi phần vận dụng
	Hs suy nghĩ trả lời C6
Gợi ý: 	P = d.V
	 FA = d2.V
Khi nhúng ngập vật thì V trong 2 công thức như nhau
 - Giáo viên nhận xét câu trả lời cho điểm nếu hs trả lời đúng.
- HS: trả lời câu C7
F Người ta áp dụng tính chất này vào trong sản xuất, kĩ thuật.
-GV: HS đọc trả lời C8
? Yêu cầu hs nêu dthép ; dHg?
	¶ dthép = 78000 N/m3
	¶ dHg = 136000 N/m3
- GV: Gọi hs làm câu C9
-GV: Cho hs khác nhâïn xét. Giáo viên chốt lại câu đúng.
¶ Vật M đứng yên ở đáy bình nên chịu cùng 1 lực đẩy Aùc si mét
I. Điều kiện để vật nổi, vật chìm
C1: Trọng lượng của vật (P) và lực đẩy Aùc si mét (F). 2 lực này cùng phương nhưng ngược chiều.
C2
- P > FA: vật sẽ chuyển động xuống dưới (chìm xuống đáy bình)
- P = FA: vật sẽ đứng yên (lơ lửng trong chất lỏng)
- P < FA: vật sẽ chuyển động lên trên (nổi lên mặt thoáng)
II. Độ lớn của lực đẩy Aùc si mét khi vật nổi lên trên mặt thoáng chất lỏng
C3: 
Vì trọng lượng riêng của gỗ nhỏ hơn ((lực đẩy Aùc si mét) trọng lượng riêng của nước.
C4:
P = FA vì vật đứng yên thì 2 lực này là 2 lực cân bằng.
C5: 
	Câu B
III. Vận dụng: 
C6 : P > FA dV .V > d l. V dv > dl
 P = FA dV . V = dl . V dV = dl
 P< FA dv .V < dl .V = dv < dl
C7: Hòn bi có d > d của nước Þ chìm. Con tàu cũng thế nhưng do thiết kế các khoang trống để d của cả con tàu < d của nước.
C8: Bi sẽ nổi vì d của thép nhỏ hơn d của thủy ngân.
C9: 
	FAM = FAN
	FAM < PM	
 FAN = PN
	PM > PN
4.4. Tổng kết:
- Khi nhúng 1 vật vào trong chất lỏng, xẩy ra những trường hợp nào? Tại sao?
- Làm bài 12.1/17 SBT 
a. Vật chìm xuống khi P > FA 
b. Vật lơ lửng trong chất lỏng khi P = FA 
c. Vật nổi lên khi P < FA 
12.1 Câu B
4.5. Hướng dẫn hs tự học ở nhà:
* Đối với bài học ở tiết học này
- Học bài, học thuộc phần ghi nhớ.
- Xem phần “Có thể em chưa biết”
- Làm bài tập 12.2 Š 12.7/17 SBT.
* Đối với bài học ở tiết học tiếp theo
- Chuẩn bị : Ơn lại kiến thức các bài học ở chương I
	- Chuẩn bị thi HKI
5. PHỤ LỤC

File đính kèm:

  • docBai_12_Su_noi_20150725_092821.doc