Giáo án Vật lý 8 bài 10: Lực đẩy Ác-Si-mét

HĐ1: Tổ chức tình huống học tập (3p)

GV: Khi kéo nước từ dưới giếng lên, ta thấy gàu nước khi còn ngập dưới nước nhẹ hơn khi đã lên khỏi mặt nước. Tại sao?

HĐ2: Tìm hiểu tác dụng của chất lỏng lên vật nhúng chìm trong nó (10p)

 Mục tiêu:

Kiến thức: Mô tả được sự tồn tại của lực đẩy Ac-si-mét

 HS Đọc câu C1

GV: Treo vật nặng vào lực kế, lực kế chỉ giá trị P (là trọng lượng vật) ; Nhúng vật nặng chìm trong nước, lực kế chỉ giá trị P1

 

doc5 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 2322 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 8 bài 10: Lực đẩy Ác-Si-mét, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 13 – tiết PPCT : 13
Ngày dạy: . . . . . Bài 10
LỰC ĐẨY ÁC-SI-MÉT
1/ Mục tiêu:
1.1/. Kiến thức: 
 – HS biết: Mô tả được sự tồn tại của lực đẩy Aùc-si-mét
 – HS hiểu: Viết được công thức tính độ lớn của lực đẩy Aùc-si-mét nêu được đúng tên các đại lượng và đơn vị đo các đại lượng có trong công thức.
1.2/. Kỹ năng:
 – HS thực hiện được: Vận dụng được công thức tính lực đẩy Aùc-si-mét F = V.d. để giải các bài tập đơn giản.
 – HS thực hiện thành thạo: Vận dụng được công thức tính lực đẩy Aùc-si-mét 
F = V.d. để giải thích các tình huống đơn giản trong đời sống.
1.3/. Thái độ: 
 – Thĩi quen: Bảo vệ môi trường sống.
 – Tính cách: yêu thích học tập bộ môn
2- NỘI DUNG HỌC TẬP
- Mô tả được sự tồn tại của lực đẩy Aùc-si-mét
- Viết được công thức tính độ lớn của lực đẩy Aùc-si-mét nêu được đúng tên các đại lượng và đơn vị đo các đại lượng có trong công thức.
- Vận dụng được công thức tính lực đẩy Aùc-si-mét F = V.d. để giải các bài tập đơn giản.
3/ Chuẩn bị:
3.1/. Giáo viên: Bảng so sánh kết quả TN H10.2, H10.3. Chuẩn bị cho mỗi nhóm:
Chậu đựng nước
Lực kế
Quả nặng
Giá treo
Bình tràn
Cốc nhựa
Khăn lau khô
3.2/. Học sinh: phần hướng dẫn về nhà của tiết trước 
4- TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện
 8A1: ..
 8A2: ..
 8A3: ..
4.2 Kiểm tra miệng 
 Câu1/. Trái Đất và mọi vật trên trái 
 Đất đều chịu tác dụng gì?(2,5đ)
Câu 2/. BT 9.2(2.5đ)
Câu 3: Càng lên cao áp suất khí quyển như thế nào?.Vì sao?. (3đ)
Câu 4: khi nhúng vật vào nước, vật cĩ bị nước tác động lực đẩy hướng lên khơng ?. (2đ)
1/. =>Trái đất và mọi vật trên Trái Đất đều chịu tác dụng của áp suất khí quyển theo mọi hướng.
2/. => C/. 
3/. Càng giảm. Vì càng lên cao khơng khí càng lỗng
 4.3. Tiến trình bài học
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
HĐ1: Tổ chức tình huống học tập (3p)
GV: Khi kéo nước từ dưới giếng lên, ta thấy gàu nước khi còn ngập dưới nước nhẹ hơn khi đã lên khỏi mặt nước. Tại sao?
HĐ2: Tìm hiểu tác dụng của chất lỏng lên vật nhúng chìm trong nó (10p)
 Mục tiêu:
Kiến thức: Mô tả được sự tồn tại của lực đẩy Aùc-si-mét
 HS Đọc câu C1
GV: Treo vật nặng vào lực kế, lực kế chỉ giá trị P (là trọng lượng vật) ; Nhúng vật nặng chìm trong nước, lực kế chỉ giá trị P1
GV: Dự đoán xem P1 như thế nào với P ?
 HS: P1 < P
GV: Yêu cầu HS làm TN theo nhóm kiểm tra dự đoán
 HS: Tiến hành TN theo nhóm, báo cáo kết quả vào bảng
 GV treo bảng phụ
GV: Khi nhúng vật nặng chìm trong nước thì em thấy vật nặng như thế nào?
 HS: Vật nặng bị đẩy lên
GV: So sánh P và P1?
 Hs: P1 < P
 GV: P1 < P chứng tỏ điều gì?
 HS: Nước đã tác dụng vào vật nặng 1 lực đẩy lên
* GV: Khi làm TN với các chất lỏng khác thì thấy kết quả cũng tương tự
Gv: Lực này có điểm đặt, phương, chiều như thế nào?
 HS: (điểm đặt vào vật, phương thẳng đứng, chiều hướng từ dưới lên trên)
GV: Yêu cầu HS đọc và điền câu C2
 HS: Dưới lên trên.
*GV: Lực có đặc điểm trên gọi là lực đẩy Aùc-si-mét (Do nhà bác học Acsimét sinh năm (287 -212) trước Công nguyên người Hi Lạp là người phát hiện ra lực đẩy chất lỏng đầu tiên nên được gọi tên ông)
GV hỏi: Trả lời câu hỏi nêu ra đầu bài và hãy lấy ví dụ minh hoạ cho kết luận C2
 Hs:- Nước đã tác dụng vào gàu một lực đẩy từ dưới lên nên ta kéo thùng lên nhẹ hơn so với ngoài kk 
 VD:1. Nâng một vật ở dưới nước ta cảm thấy nhẹ hơn khi nâng vật trong khơng khí;
Nhấn quả bĩng bàn chìm trong nước, thả tay ra quả bĩng bị đẩy nổi lên mặt nước.
HĐ3: Tìm hiểu về độ lớn của lực đẩy Aùc-si-mét (20p)
 Mục tiêu:
 Kiến thức: Viết được công thức tính độ lớn của lực đẩy Aùc-si-mét nêu được đúng tên các đại lượng và đơn vị đo các đại lượng có trong công thức.
Kỹ năng:
- Vận dụng được công thức tính lực đẩy Aùc-si-mét F = V.d. để giải các bài tập đơn giản.
GV: Ta đã biết về 1 vật nhúng vào chất lỏng bị chất lỏng đẩy lên 1 lực. Ngoài những yếu tố điểm đặt, phương chiều thì yếu tố rất quan trọng đó là độ lớn của lực này có đo được không? Làm cách nào để đo được?
GV: Hãy đưa ra 1 dự đoán về độ lớn của lực đẩy Aùc-si-mét ?
 Hs: - FA: Có độ lớn bằng trọng lượng của vật
 - FA: phụ thuộc vào lượng chất lỏng trong bình)
 Hs: Đọc thông tin mục 1 dự đoán
Gv kể về truyền thuyết Aùc-si-mét qua mục 1
GV: Như chúng ta đã biết lực này do nhà bác học Acsimét tìm ra. Vậy ông đã dự đoán độ lớn của lực này được tính như thế nào?
Gv: Thông báo về dự đoán của Aùc-si-mét (FA có độ lớn bằng trọng lượng phần chất lỏng bị chiếm chổ).
 HS: Đọc thông tin mục 2 a), b), c)
 Hs: Đọc và trả lời câu C3
GV: Vậy 1 vật nhúng vào chất lỏng bị chất lỏng tác dụng như thế nào?
 HS đọc thông tin mục 3
GV: FA= ? (d.V)
Gv: Giải thích các kí hiệu trong công thức? Đơn vị?
GV: Nhấn mạnh FA chỉ phụ thuộc vào d và V mà không phụ thuộc vào h, chất gì, hình dạng thế nào
I/ Tác dụng của chất lỏng lên vật nhúng chìm trong nước:
1-Thí nghiệm (SGK)
C1/.
 P1 Nước đã tác dụng vào vật nặng 1 lực đẩy lên.
2-Kết luận:
 C2/. Một vật nhúng trong chất lỏng bị chất lỏng tác dụng 1 lực đẩy hướng từ dưới lên, lực này gọi là lực đẩy Ác – si-mét
II/ Độ lớn của lực đẩy Aùc-si-mét :
1- Dự đoán: (SGK)
FA có độ lớn bằng trọng lượng phần chất lỏng bị vật chiếm chổ.
2-Thí nghiệm kiểm tra: (SGK)
Câu C3
-Vật nhúng trong nước bị nước tác dụng một lực đẩy hướng từ dưới lên trên. Số chỉ của lực kế lúc này là P2: 
P2 = P1 – FA < P1 
Trong đó P1 là trọng lượng của vật
FA là lực đẩy Aùc-si-mét 
-Khi đổ nước từ cốc B vào cốc A lực kế chỉ giá trị P1, điều đó chứng tỏ lực đẩy Aùc-si-mét có độ lớn bằng trọng lượng phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ. Vậy dự đoán của Ác-si-mét về độ lớn của lực đẩy Ác-si-mét là đúng
=> Một vật nhúng vào chất lỏng bị chất lỏng đẩy thẳng đứng từ dưới lên với lực có độ lớn bằng trọng lượng của phần chất lỏng mà vật chiếm chỗ. Lực này gọi là lực đẩy Aùc-si-mét.
3-Công thức tính độ lớn của lực đẩy Aùc-si-mét:
 FA = d.V 
Trong đó:
+ FA: lực đẩy Aùc-si-mét (N)
+ d: trọng lượng riêng của chất lỏng (N/m3)
+ V: Thể tích phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ (m3)
4.4. Tổng kết 
Gv: Yêu cầu hs làm bài tập: 
 Một vật cĩ khối lượng 682,5g làm bằng chất cĩ khối lượng riêng 10,5g/cm3 được nhúng hồn tồn trong nước. Cho trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3. Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật là bao nhiêu?
 Hs: Đọc và trả lời 
*GDMT: Các tàu thủy lưu thơng trên sơng thải ra nhiều khí gây hiệu ứng nhà kính. Ta cần có biện pháp gì?
*THGDHN: nắm vững về lực đẩy Ác-si-mét giúp ta sau này học tốt các ngành nghề nào?
Hs: 
Tóm tắt:
m = 682,5g = 0,6825Kg
D = 10,5g/cm3= 10500kg/m3
d (nước) = 10 000N/m3
F A = ? (N)
 Giải
Thể tích của vật là:
 V = m/D = 0.6825/10500 = 0,000065 m3
Lực đẩy của nước tác dụng lên vật là:
FA = d.V =10 000 . 0,000065= 0,65 N
 => Nên sử dụng các tàu thủy dùng nguồn năng lượng sạch ( năng lượng giĩ)
=>Đóng tàu, chế tao tàu ngầm trong quân đội chế tạo máy thuỷ lực trong ngành hàng hải
 4.5. Hướng dẫn học tập :
	* Đối với bài học ở tiết này.	 
 + Học thuộc bài 
 + Làm bài tập: 10.1; 10.2; 10.3; 10.4
 HD: Hướng dẫn câu 10.3: so sánh Dđồng, Dsắt, Dnhơm, V = m / D , Vật nào cĩ D lớn thì V ? FA ?
 HD 10.4: FA phụ thuộc vào gì?
 + Đọc phần có thể em chưa biết .
 *Đối với bài học ở tiết tiếp theo: “ Thực hành nghiệm lại lực đẩy Ác – si – met” xem trước nội dung thực hành và chuẩn bị sẵn báo cáo TH.
5. PHỤ LỤC : 

File đính kèm:

  • docbai 10 luc day A.doc