Bài kiểm tra 1 tiết môn Vật lý Lớp 8 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS An Sinh

Phần 1. Trắc nghiệm (5điểm): Chọn phương án trả lời đúng cho các câu sau:

Câu 1.(NB) Chuyển động cơ học là

A. sự dịch chuyển của vật B. sự thay đổi vị trí của vật này so với vật khác.

C. sự thay đổi tốc độ của vật. D. sự không thay đổi khoảng cách của vật

Câu 2(TH). Tốc độ của chuyển động không có đơn vị đo là

 A. Km/h B. M/s2 C. M/s D. Cm/s

Câu 3(TH). Khi viên bi lăn trên mặt sàn, viên bi lăn chậm dần rồi dừng lại là do

A. Ma sát nghỉ B. Ma sát trượt C. Ma sát lăn D. Cả ba loại trên.

Câu 4(TH). Hành khách đang ngồi trên xe ô tô đang chuyển động bỗng thấy mình nghiêng người sang trái, chứng tỏ xe

 A. Đột ngột giảm vận tốc. B. Đột ngột tăng vận tốc.

 C. Đột ngột rẽ sang trái. D. Đột ngột rẽ sang phải.

Câu 5(TH). Khi xe đạp, xe máy đang xuống dốc, muốn dừng lại một cách an toàn nên phanh bánh nào?

 A. Bánh trước B. Bánh sau

 C. Đồng thời cả hai bánh D. Bánh trước hoặc bánh sau đều được

Câu 6(NB). Hai lực cân bằng là hai lực:

A. cùng phương, ngược chiều, cùng độ lớn.

B. cùng độ lớn, cùng phương, cùng chiều cùng đặt vào một vật.

C. cùng phương, cùng độ lớn, ngược chiều và đặt vào hai vật.

D. cùng đặt lên 1 vật, cùng phương, ngược chiều và cùng độ lớn.

 

docx4 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 440 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài kiểm tra 1 tiết môn Vật lý Lớp 8 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS An Sinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀU
TRƯỜNG THCS AN SINH
 KIỂM TRA 1 TIẾT (SỐ 1)
HỌC KỲ I NĂM HỌC 2019 -2020
MÔN: Vật lí 8
Ngày soạn: 2/10/2019 Tiết 8
KIỂM TRA 45 PHÚT
1. Mục đích của đề kiểm tra.
 a. Phạm vi kiến thức.
- Từ tiết 1 đến tiết 7.
 - Nội dung kiến thức: Gồm 2 chủ đề: Chuyển động cơ; Lực cơ – Quán tính
 b. Mục đích:
	- Đối với học sinh: Tự đánh giá kết quả của việc tiếp thu kiến thức qua 6 bài đã học (từ bài 1 đến bài 6). Có kĩ năng tổng hợp kiến thức, vận dụng vào giải các bài tập. 
	- Đối với giáo viên: Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh nhằm theo dõi quá trình học tập của học sinh, đưa ra những giải pháp kịp thời điều chỉnh PP dạy.
2. Chuẩn bị: * HS: Ôn 6 bài (từ bài 1 đến hết bài 6); giấy kiểm tra.
	 * GV: Thiết kế đề; xây dựng đáp án, biểu điểm;
3. Hình thức đề kiểm tra Kết hợp TNKQ và TL ( 50% TN, 50%TL)
4. Thiết lập ma trận đề kiểm tra
a) Trọng số nội dung kiểm tra và số câu hỏi cho các chủ đề
Nội dung
Tổng số tiết
TS tiết
LT
Số tiết quy đổi
Số câu
Điểm số
BH
VD
BH
VD
BH
VD
TN
TL
TN
TL
Chủ đề 1: Chuyển động cơ học
3
3
2,1
0,9
4
1
2
2
Chủ đề 2: Lực – Quán tính
4
3
2,1
1,9
6
0,5
1,5
3
3
Tổng số
7
6
4,2
2,8
10
0,5
2,5
5
5
*Ma trận đề kiểm tra 45 phút
Tên chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
TNKQ
TL
TNKQ
TL
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
TNKQ
TL
TNKQ
TL
 1.
Chuyển động cơ
3 tiết
 - Nêu được dấu hiệu nhận biết chuyển động cơ học.
- Nêu được quỹ đạo chuyển động của vật.
- Nêu được đơn vị đo của tốc độ.
- Nêu được ví dụ về tính tương đối của chuyển động .
- Vận dụng được công thức v= s/t.
- Tính được tốc độ trung bình của chuyển động không đều.
Số câu hỏi
1C
3C
1C
5C
Số điểm
0,5đ
1,5đ
2đ
4,0đ
Tỉ lệ %
5%
15%
20%
40%
2. Lực - quán tính
(4 tiết)
- Nêu được lực là đại lượng vectơ.
- Nhận biết được điều kiện có hai lực cân bằng.
- Dưới tác dụng của các lực cân bằng, một vật đang đứng yên sẽ đứng yên, đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều. Chuyển động này được gọi là chuyển động theo quán tính.
- Nêu được ví dụ về tác dụng của lực làm thay đổi tốc độ và hướng chuyển động của vật. 
- Nêu được quán tính của một vật là gì.
- Nêu được ví dụ về lực ma sát nghỉ, ma sát lăn, ma sát trượt.
- Biểu diễn được lực bằng vectơ.
- Giải thích được một số hiện tượng liên quan đến quán tính và hai lực cân bằng.
Số câu hỏi
2C
0,5C
4C
0,5C
1C
8
Số điểm
1,0đ
1đ
2,0đ
1,đ
1,0đ
6,0đ
Tỉ lệ %
10%
10%
20%
10%
10%
60%
TS câu hỏi
3,5 C
7C
2,5C
13
TS điểm
2,5đ
3,5đ
4đ
10đ
Tỉ lệ %
25%
35%
40%
100%
5. Đề bài kiểm tra 
PHÒNG GD&ĐT THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀU
TRƯỜNG THCS AN SINH
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT (SỐ 1)
HỌC KỲ I NĂM HỌC 2019 -2020
MÔN: Vật lí 8
ĐỀ BÀI
Phần 1. Trắc nghiệm (5điểm): Chọn phương án trả lời đúng cho các câu sau:
Câu 1.(NB) Chuyển động cơ học là	
A. sự dịch chuyển của vật B. sự thay đổi vị trí của vật này so với vật khác.
C. sự thay đổi tốc độ của vật. D. sự không thay đổi khoảng cách của vật
Câu 2(TH). Tốc độ của chuyển động không có đơn vị đo là
 A. Km/h B. M/s2 C. M/s D. Cm/s
Câu 3(TH). Khi viên bi lăn trên mặt sàn, viên bi lăn chậm dần rồi dừng lại là do
A. Ma sát nghỉ B. Ma sát trượt C. Ma sát lăn D. Cả ba loại trên.
Câu 4(TH). Hành khách đang ngồi trên xe ô tô đang chuyển động bỗng thấy mình nghiêng người sang trái, chứng tỏ xe
 A. Đột ngột giảm vận tốc. B. Đột ngột tăng vận tốc. 
 C. Đột ngột rẽ sang trái. D. Đột ngột rẽ sang phải.
Câu 5(TH). Khi xe đạp, xe máy đang xuống dốc, muốn dừng lại một cách an toàn nên phanh bánh nào?
 A. Bánh trước B. Bánh sau
 C. Đồng thời cả hai bánh D. Bánh trước hoặc bánh sau đều được
Câu 6(NB). Hai lực cân bằng là hai lực:
A. cùng phương, ngược chiều, cùng độ lớn.
B. cùng độ lớn, cùng phương, cùng chiều cùng đặt vào một vật.
C. cùng phương, cùng độ lớn, ngược chiều và đặt vào hai vật.
D. cùng đặt lên 1 vật, cùng phương, ngược chiều và cùng độ lớn.
Câu 7(NB). Một vật đang chuyển động thẳng đều, nếu chịu tác dụng của hai lực cân bằng sẽ: 
A. đứng yên	 B. tiếp tục chuyển động thẳng đều
C. chuyển động nhanh dần	 D. chuyển động chậm dần
Câu 8(TH). Chọn đáp án đúng. Lực ma sát nghỉ xuất hiện khi:
A. quyển sách để yên trên mặt bàn nằm nghiêng.
B. ôtô đang chuyển động, đột ngột hãm phanh.
C. quả bóng bàn đặt trên mặt bàn nằm ngang nhẵn bóng.
D. Xe đạp đang xuống dốc.
Câu 9(TH). Chuyển động và đứng yên có tính tương đối vì:
A. Một vật đứng yên so với vật này nhưng lại chuyển động so với vật khác.
B. Một vật đứng yên so với vật này sẽ đứng yên so với vật khác.
C. Một vật chuyển động hay đứng yên phụ thuộc vào quỹ đạo chuyển động
D. Một vật chuyển động so với vật này sẽ chuyển động so với vật khác.
Câu 10(TH). Chuyển động của đầu kim đồng hồ so với trục của nó là:
A. chuyển động thẳng. 
B. chuyển động tròn.
C. chuyển động xiên.
D. chuyển động cong.
B. TỰ LUẬN (5điểm)Viết câu trả lời hoặc lời giải cho các câu sau
Câu 1(VD). (2 điểm) Một người đi xe đạp trên một đoạn đường dài 1,2km hết 6 phút. Sau đó người đó đi tiếp một đoạn đường 0,6km trong 4 phút rồi dừng lại. Tính tốc độ trung bình của người đó ứng với từng đoạn đường và cả đoạn đường?
Câu 2(VDC). (1 điểm)
Một quả cân có khối lượng 1kg đặt trên một miếng gỗ nằm trên bàn. Phân tích các lực tác dụng lên miếng gỗ và giải thích tại sao miếng gỗ vẫn giữ trạng thái ban đầu (đứng yên) dù có lực ép từ quả cân lên nó.
Câu 3. (2 điểm) 
a) (NB)Vì sao nói lực là một đại lượng vectơ? 
b) (VD) Giả sử cơ thể em nặng 500N, em hãy biểu diễn vectơ trọng lực tác dụng lên cơ thể em theo tỉ xích 1cm ứng với 100N.
6. Đáp án và biểu điểm
PHÒNG GD&ĐT TX ĐÔNG TRIỀU
TRƯỜNG THCS AN SINH
ĐÁP ÁN-BIỂU ĐIỂM CHẤM BÀI KIỂM TRA 1 TIẾT 
HỌC KỲ I NĂM HỌC 2019 -2020
MÔN: VẬT LÍ 8
Phần
Kiến thức
Điểm
Phần 1. Trắc nghiệm
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Câu 6
Câu 7
Câu 8
Câu 9
Câu 10
B
B
C
D
C
D
B
C
A
B
5,0
Phần 2. Tự luận
Câu 1.
Tốc độ trung bình trên quãng đường đầu là:
Tốc độ trung bình trên quãng đường sau là:
Tốc độ trung bình trên cả quãng đường là:
Câu 2. Miếng gỗ chịu tác dụng của của hai lực đó là: trọng lực và lực ép của quả nặng. Hai lực này cân bằng với nhau nên miếng gỗ sẽ đứng yên(theo quan tính).
Câu 3.a) Lực là đại lượng vectơ vì: có phương, chiều và độ lớn.
b) Biểu diễn đúng, sạch sẽ.
0,5
0,5
1,0
1,0
1,0
1,0
Tổng
10
 7. Rút kinh nghiệm

File đính kèm:

  • docxbai_kiem_tra_1_tiet_mon_vat_ly_lop_8_nam_hoc_2019_2020_truon.docx