Giáo án Vật lý 7 - Tiết 3, Bài 3: Ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng - Năm học 2015-2016

Hoạt động 2: Quan sát hình thành khái niệm bóng tối, bóng nửa tối

( 15p)

? Quan sát h3.1 đọc thông tin SGK cho biết mục đích làm thí nghiệm ?

? Dụng cụ, cách tiến hành thí nghiệm này như thế nào?

GV yêu cầu HS nhận dụng cụ thí nghiệm rồi chỉ ra trên thí nghiệm vùng sáng, vúng tối giải thích tại sao các vùng đó lại tối hoặc sáng?

? Qua thí nghiệm trên ta rút ra nhận xét gì?

? Vậy thế nào gọi là bóng nửa tối?

GV yêu càu HS làm thí nghiệm h3.2

? Trong thí nghiệm h3.2 cần phải thay đổi dụng cụ gì? ( thay ngon đèn nhỏ bằng nguồn sáng rộng hơn, cây nến to)

? Hãy chỉ ra tren màn chắn vùng nào là bóng tối vùng nào được chiếu sáng đầy đủ, nhận xét độ sáng của vùng còn lại so với 2 vùng trên và giải thích tại sao lại có sự khác nhau đó?

? Bóng nửa tối khác bóng tối như thế nao? ( bóng nửa tối mờ hơn bóng tối)

? Qua thí nghiệm trên ta rút ra nhận xét gì?

? Vì sao lại sảy ra hiện tượng nhật thực và nguyệt thực các hiện tượng này sảy ra khi nào?

 

doc4 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 627 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 7 - Tiết 3, Bài 3: Ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS: 26/8/2015 
 Tiết3: Bài 3: ứng dụng định luật 
 truyền thẳng của ánh sáng
I. Mục tiêu:
* Kiến thức: 
 - Nhận biết được bóng tối, bóng nửa tối, giải thích.
 - Giải thích được vì sao có hiện tượng nhật thực và nguyệt thực.
* Kỹ năng:
- Vận dụng định luật truyền thẳng ánh sáng giải thích một số hiện tượng trong thực tế và hiểu được ứng dụng của định luật truyền thẳng ánh sáng.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
*Học sinh: Mỗi nhóm: - 1 đèn pin, một cây nến, một vật cản bằng bìa dày, một màn, 
Cả lớp: 1 hình vẽ nhật thực và nguyệt thực.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
Hoạt động1: (8p) Kiểm tra bài cũ+ Đặt vấn đề bài mới 
?1:Phát biểu định luật truyền thẳng ánh sáng? đường truyền của tia sáng được biểu diễn như thế nào? vẽ hình minh hoạ? chữa bài 2.1 SBT.
?2: Chữa bài: 2.2, 2.3 SBT.
GV yêu càu học sinh nhận xét cho điểm.
GV ĐVĐ thời xưa chưa có đồng hồ người ta thường nhìn vị trí bóng nắng để biết giờ vậy căn cứ vào đâu để biết được giờ trong ngày “ gọi là đồng hồ mặt trời’’?
HS1: 2.1.Không nhìn thấy vì ấnh sáng từ đèn phát ra truyền đi theo đường thẳng CA. Mắt ở bên dưới đường CA nên ánh sáng từ đèn không truyền vào mắt được. Phải để mắt trên đường CA kéo dài.
HS2: Làm tương tự như cắm 3 đinh thẳng hàng ở câu 5.Đội trưởng đứng trước người thứ nhất sẽ thấy người này che khuất tất cả những người khác trong hàng.
Hoạt động 2: Quan sát hình thành khái niệm bóng tối, bóng nửa tối
( 15p)
? Quan sát h3.1 đọc thông tin SGK cho biết mục đích làm thí nghiệm ? 
? Dụng cụ, cách tiến hành thí nghiệm này như thế nào? 
GV yêu cầu HS nhận dụng cụ thí nghiệm rồi chỉ ra trên thí nghiệm vùng sáng, vúng tối giải thích tại sao các vùng đó lại tối hoặc sáng? 
? Qua thí nghiệm trên ta rút ra nhận xét gì? 
? Vậy thế nào gọi là bóng nửa tối? 
GV yêu càu HS làm thí nghiệm h3.2
? Trong thí nghiệm h3.2 cần phải thay đổi dụng cụ gì? ( thay ngon đèn nhỏ bằng nguồn sáng rộng hơn, cây nến to) 
? Hãy chỉ ra tren màn chắn vùng nào là bóng tối vùng nào được chiếu sáng đầy đủ, nhận xét độ sáng của vùng còn lại so với 2 vùng trên và giải thích tại sao lại có sự khác nhau đó? 
? Bóng nửa tối khác bóng tối như thế nao? ( bóng nửa tối mờ hơn bóng tối)
? Qua thí nghiệm trên ta rút ra nhận xét gì? 
? Vì sao lại sảy ra hiện tượng nhật thực và nguyệt thực các hiện tượng này sảy ra khi nào? 
I/ Bóng tối, bóng nửa tối.
1/ Thí nghiệm: 
C1: Giaỉ thích do ánh sáng truyền thẳng nên vật cản đã chắn ánh sáng và tạo ra vùng tối.vung không bị vật cản che khuất là vùng sáng.
Nhận xét 1: Trên màn chắn đặt phía sau vật cản có một vùng không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng tới gọi là bóng tối.
C2:
+ Vùng bóng tối ở giữa màn chắn ( phần bị vật cản che khuất)
 + Vùng sáng ở ngoài cùng.( không bị vật cản che khuất)
+ Vùng xen giữa bóng tối và vùng sáng là vùng bóng nửa tối.( bị vật cản che khuất một phần của nguồn sáng)
Nhận xét 2: Trên màn chắn đặt phía sau vật cẩn có một vùng chỉ nhận được ánh sáng từ một phần của nguồn sáng tới gọi là bóng nửa tối.
Hoạt động 3: Hình thành khái niệm nhật thực và nguyệt thực ( 10p) 
?Em hãy
 trình bày quĩ đạo chuyển động của mặt trăng, mặt trời và trái đât? ( mặt trăng quay xung quanh trái đất, mặt trời chiếu sáng mặt trăng và trái đất)
GV khi Mặt Trời, Mặt Trăng , Trái Đất cùng nằm trên cùng một đường thẳng mặt trăng nằm ở giữa mặt trời và trái đất thì sảy ra hiện tượng nhật thực.
? GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK cho biết như thế nào gọi là nhật thực toàn phần, nhật thực một phần? chỉ ra trên hình vẽ ở vị trí nào thì có nhật thực toàn phần, vị trí nào thì có nhật thực một phần? 
? Giải thích tại sao đứng ở nơi có nhật thực toàn phần ta lại không nhìn thấy mặt trời và thấy trời tối lại? 
C3: Nơi có nhật thực toàn phần nằm trong vùng bóng tối của Mặt Trăng, bị Mặt Trăng che khuất không cho ánh sáng Mặt Trời chiếu đến vì thế đứng ở đó ta không nhìn thấy Mặt Trời và thấy trời tối lại.
? Sảy ra hiện tượng nguyệt thực khi nào? 
 Quan sất vào hình vẽ SGK hãy cho biết Mặt trăng ở vị trí nào thì người đứng trên điểm A trên Trái Đất thấy có Trăng sáng tháy có nguyệt thực?
( vị trí 1 có nguyệt thực, vị ví 2, 3 trăng sáng) 
? Nguyệt thực có thể sảy ra cả đêm không? ( chỉ sảy ra trong một thời gian ngắn vì mặt trăng chuyển đông xung quanh trái đất)
? Nguyên nhân gây ra hiện tượng nhật thực và nguỵêt thực là gì? ( ánh sáng truyền theo đường thẳng)
II/ Nhật thực và nguyệt thực: 
TĐ
a/ Nhật thực: 
MT
mt
* Nhật thực sảy ra vào ban ngày khi: Mặt trời, Mặt Trăng, Trái Đất nằm trên cùng một đường thẳng, Mặt Trăng nằm giữa Trái đất và Mặt trrời.
*Nhật thực toàn phần: đứng trong vùng bóng tối không nhìn thấy mặt trời.
*Nhật thực 1 phần: đứng trong vùng bóng nửa tối nhìn thấy một phần mặt trời.
2/ Nguyệt thực: 
 Nguyệt thực sảy ra vào ban đêm khi: Mặt Trời, Trái Đất, mặt Trăng cùng nằm trên cùng một đường thẳng, Trái Đất nằm ở giữa Mặt Trời và Mặt Trăng.
MT
TĐ
mt
Hoạt động 4: Củng cố – vận dụng(5p) 
? Nhắc lại khái niệm bóng tối, bóng nửa tối, nhạt thực , nguyệt thực? 
GV yêu cầu HS làm C5, C6 động cá nhân. (C5 vẽ hình vào vở, vẽ theo hình học phẳng).
III/ Vận dụng: 
C5: Vùng tối và vùng nửa tối thu hẹp lại khi miếng bìa lại gần màn chắn hơn.
C6: Bóng đèn dây tóc có nguồn sáng nhỏ, vật cản lớn so với nguồn sáng nên không có ánh sáng tới bàn. bóng đèn ống nguồn sáng rộng hơn so với vật cản nên bàn nằm trong vùng nửa tối sau quyển vở do đó vẫn nhận được một phần ánh sáng truyền tới sách nên vẫn đọc được.
Hoạt động 5: Hướng dẫn học ở nhà( 2p) 
 - Học thuộc phần ghi nhớ SGK.
 - Đọc phần có thể em cha biết.
 - Làm bài tập 3.1 đến 3.4 SBT
 - Đọc trước bài 4

File đính kèm:

  • docBai_3_Ung_dung_dinh_luat_truyen_thang_cua_anh_sang.doc
Giáo án liên quan