Giáo án Vật lý 7 - Tiết 25, Bài 23: Tác dụng từ, tác dụng hóa học và tác dụng sinh lý của dòng điện - Năm học 2014-2015
GV: Giới thiệu dụng cụ thí nghiệm( lưu ý h/s về màu sắc của dung dịch Cu So4 ). Mắc mạch điện theo sơ đồ 23.3.
GV: Đóng mạch cho dòng điện chạy qua, Yêu cầu h/s quan sát đèn và trả lời C5
GV: Ngắt công tắc cho h/s quan sát màu của thỏi than lúc này và trả lời C6
GV: Thông báo: chất có màu đỏ . là kim loại đồng. Hiện tượng đồng bị tách khỏi dung dịch muối đồng khi có dòng điện chạy qua chứng tỏ dòng điện có tác dụng hóa học.
Tuần 26 Ngày soạn: 10/02/2015 Tiết 25 Ngày: Bài 23: TÁC ĐỤNG TỪ, TÁC DỤNG HÓA HỌC VÀ TÁC DỤNG SINH LÝ CỦA DÒNG ĐIỆN I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Mô tả một thí nghiệm hoặc hoạt động của một thiết bị thể hiện tác dụng từ của dòng điện. 2. Kỹ năng: - Mô tả một thí nghiệm hoặc một ứng dụng trong thực tế về tác dụng hóa học của dòng điện. 3. Thái độ: - Nêu được các biểu hiện do tác dụng sinh lí của dòng điện khi chạy qua cơ thể. II . Chuẩn bị: * Đối với cả lớp: Một vài nam châm vĩnh cửu, một vài mẫu dây nhỏ bằmg sắt, thép, đồng nhôm,1 chuông điện, 1 công tắc,1 bóng đèn loại 6V, 1 bình đ CuS04 có 2 điện cực bằng than chì, dây nối, tranh vẽ sơ đồ chuông điện. * Đối với nhóm h/s: 1 cuộn dây để làm nam châm điện.2 pin loại 1,5V,1 công tắc,dây nối, 1 kim nam châm, vài đinh sắt nhỏ, vài mẫu dây đồng hay dây nhôm. III. Tổ chức hoạt động dạy và học: HĐ1: Kiểm tra - Tổ chức tình huống mới * Kiểm tra : Nêu các tác dụng của dòng điện đã học ở bài 22, Chữa bài tập 22.1, 22.2. * Tổ chức tình huống mới: GV: Nêu tình huống học tập như SGK. Hoạt động của GV Hoạt động của HS HĐ2: Tìm hiểu nam châm điện: - GV: trước hết chúng ta hãy nhớ lại tính chất từ của nam châm( dã học ở lớp 5). Nam châm có tính chất gì? - GV: Cho h/s xem một thanh nam châm hỏi:tại sao người ta lại sơn màu, đánh dấu hai nữa nam châm khác nhau? - khi 2 nam châm đặt gần nhau, các cực của chúng tương tác với nhau như thế nào? -GV: Dùng mạch điện 23.1 giới thiệu về nam châm điện, sau đó yêu cầu h/s mắc mạch điện theo hình 23.1 rồi tiến hành khảo sát tính chất của nam châm điện theo nội dung C1 , thảo luận nhóm, Rút ra kết luận về tính chất của nam châm điện( như hướng dẫn của giáo viên).. I . Tác dụng từ: 1. Tính chất từ của nam châm - HS: Nam châm có khả năng hút các vật bằng sắt,Mỗi thanh nam châm có 2 cực Khi hai nam châm đặt gần nhau thì Hai cực cùng tên đẩy nhau, hai cực khác tên hút nhau... 2. Nam châm điện: - HS: Mắc mạch điện hình 23.1,làm thí nghiệm, thảo luận C1 ..® C1. a.. Khi công tắc đóng, cuộn dây hút đinh sắt nhỏ, khi ngắt công tắc nhỏ đinh sắt rời ra. b. Khi đưa kim nam châm lại gần một đầu của ống dây.... một cực của kim nam châm bị hút... *Kết luận: Cuộn dây dẫn quấn quanh lõi sắt non có dòng điện chạy qua là nam châm điện. Nam châm điện có tính chất từ vì nó có khả năng làm quay kim nam châm và hút các vật bằng sắt. HĐ 3: Tìm hiểu hoạt động của chuông điện - GV HD cho HS về nhà đọc thêm HĐ4: Tìm hiểu tác dụng hóa học của dòng điện GV: Giới thiệu dụng cụ thí nghiệm( lưu ý h/s về màu sắc của dung dịch Cu So4 ). Mắc mạch điện theo sơ đồ 23.3. GV: Đóng mạch cho dòng điện chạy qua, Yêu cầu h/s quan sát đèn và trả lời C5 GV: Ngắt công tắc cho h/s quan sát màu của thỏi than lúc này và trả lời C6 GV: Thông báo: chất có màu đỏ .. là kim loại đồng. Hiện tượng đồng bị tách khỏi dung dịch muối đồng khi có dòng điện chạy qua chứng tỏ dòng điện có tác dụng hóa học. GV: Yêu cầu h/s hoàn thành kết luận SGK...® II. Tác dụng hóa học . 1. Thí nghiệm - HS: Quan sát thí nghiệm do giáo viên làm,thảo luận C5, C6 ....® -C5 :Dung dịch Cu S04 là chất dẫn điện. -C6:: ...thỏi than nối với cực âm bị phủ một lớp màu đỏ nhạt 2. Kết luận: Dòng điện đi qua dung dịch muối đồng làm cho thỏi than nối với cực âm được phủ một lớp vỏ bằng đồng. HĐ 5: Tìm hiểu tác dụng sinh lí của dòng điện: GV: Yêu cầu h/s đọc các thông tin trong SGK... Sau đó GV tóm tắt ,yêu cầu h/s ghi nhớ... III. Tác dụng sinh lí của dòng điện: - HS đọc SGK, ghi nhớ: dòng điện có tác dụng sinh lí khi đi qua cơ thể người và động vật... HĐ6: Củng cố vận dụng, hướng dẫn về nhà - Nhắc lại các kết luận trong bài,đọc ghi nhớ - Trả lời câu hỏi phần đầu bài... - Từ bài 22 và bài 23,hãy nêu các t/d của d/đ - Yêu cầu h/s làm các bài tập vận dụng... - Dặn h/s về nhà học thuộc các k/l, ghi nhớ SGK, làm bài tập trong SBT, ôn tập từ bài 19 đến bài 23 ... * HS Khá-giỏi làm thêm bài tập 23.4 SBT. - Cho h/s đọc mục có thể em chưa biết... - GV giới thiệu “ về dòng điện có tác dụng từ” + TÍCH HỢP: Dòng điện gây ra xung quanh nó một từ trường. Các đường dây cao áp có thể gây ra điện từ trường mạnh, những người dân sống gần đường dây điện cao thế có thể chịu ảnh hưởng của trường điện từ này. Dưới tác dụng của trường điện từ mạnh, các vật đặt trong đó có thể bị nhiễm điện do hưởng ứng, sự nhiễm điện do hưởng ứng đó có thể khiến cho tuần hoàn máu của người bị ảnh hưởng, căng thẳng, mệt mỏi. + Để giảm thiểu tác hại này, cần xây dựng các lưới điện cao áp xa khu dân cư. IV. Vận dụng: - HS thảo luận C7 và C8 ® đáp án... - C7 ...Chọn câu C... - C8.. chọn câu D... ghi nhớ công việc ở nhà.... IV. Rút kinh nghiệm: .......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... KÝ DUYỆT TUẦN 26 Ngày: Nội dung:. Phương pháp:... Bùi Đức Liêu
File đính kèm:
- Bai_1_Nhan_biet_anh_sang_Nguon_sang_va_vat_sang.doc