Giáo án Vật lý 7 tiết 2 bài 2: Sự truyền ánh sáng

Tia sáng và chùm sáng:

 Qui ước: Biểu diễn tia sáng:

Biểu diễn bằng đường thẳng có mũi tên chỉ hướng gọi là tia sáng.

 Có 3 loại chùm sáng:

a/ Chùm sáng song song: gồm các tia sáng không giao nhau trên đường truyền của chúng.

b/ Chùm sáng hội tụ: gồm các tia sáng giao nhau trên đường truyền của chúng.

c/ Chùm sáng phân kỳ: gồm các tia sáng loe rộng ra trên đường truyền của chúng.

 

doc4 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1663 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 7 tiết 2 bài 2: Sự truyền ánh sáng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần dạy:02-Tiết : 2
Ngày dạy: 27/8/2014
SỰ TRUYỀN ÁNH SÁNG
1.MỤC TIÊU:
1.1.Kiến thức: 
HĐ 2:Hs biết làm thí nghiệm để xác định được đường truyền của ánh sáng.
HĐ 3: Biết vận dụng định luật truyền thẳng ánh sáng vào xác định đường thẳng trong thực tế. Phát biểu được định luật truyền thẳng ánh sáng. Nhận biết được đặc điểm của 3 loại chùm ánh sáng.
Kĩ năng:
HĐ 3:Hs thực hiện được bước đầu biết tìm ra định luật truyền thẳng ánh sáng bằng thực nghiệm. 
HĐ 2:Hs Thực hiện thành thạo dùng thí nghiệm để kiểm chứng lại một hiện tượng về ánh sáng.
1.3 Thái độ: 
HĐ 2,3:Biết vận dụng kiến thức vào cuộc sống.
 2. NỘI DUNG HỌC TẬP:
Định luật truyền thẳng của ánh sáng.
Ba loại chùm sáng.
 3.CHUẨN BỊ:
3.1. GV: Đèn pin, ống trụ thẳng, ống trụ cong, 3 màn chắn, 3 kim ghim
3.2. HS: Mỗi nhóm đem một miếng mút nhỏ.
 4.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện :
7A1:
7A2:
7A3:
7A4:
4.2 Kiểm tra miệng:
GV:?. Ta nhận biết ánh sáng khi nào ? Ta nhận thấy một vật khi nào? (5đ)
 - Nguồn sáng , vật sáng là gì? Bài tập 1.2/SBT: (3đ) 
Ánh sáng truyền vào mắt ta. Khi có ánh sáng từ vật đó truyền vào mắt ta.
- Nguồn sáng: vật tự nó phát ra ánh sáng.
- Vật sáng : gồm nguồn sáng và vật hắt lại ánh sáng chiếu vào nó.
	- BT 1.2: Vỏ chai sáng chói dưới trời nắng
Theo em trong không khí ánh sáng truyền theo đường nào ? (2đ) 
- Trong không khí ánh sáng truyền theo đường thẳng
4.3 Tiến trình bài học: 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập(5’)
+ GV cho HS đọc phần mở bài trong SGK.
- Em có suy nghĩ gì về thắc mắc của Hải?
+ GV ghi lại ý kiến của HS lên bảng.
Hoạt động 2: Nghiên cứu tìm quy luật đường truyền của ánh sáng(15’)
- Dự đoán xem ánh sáng đi theo đường thẳng, đường cong, đường gấp khúc?
=> HS sẽ nêu được ánh sáng truyền qua khe hở hẹp đi thẳng hoặc ánh sáng từ đèn phát ra đi thẳng.
-GV : yêu cầu HS chuẩn bị TN kiểm chứng.
-HS : Quan sát dây tóc đèn qua ống thẳng, ống cong và thảo luận câu C1.
=> Ống thẳng: Nhìn thấy dây tóc đèn đang phát sáng => ánh sáng từ dây tóc đèn qua ống thẳng tới mắt.
=> Ống cong: không nhìn thấy sáng vì ánh sáng không truyền theo đường cong.
-GV : Không có ống thẳng thì ánh sáng có truyền theo đường thẳng không? Ta làm TN như C2.
+ GV kiểm tra việc bố trí TN, HS làm TN như hình 2.2/SGK
? Anh sáng truyền theo đường nào ?
-HS : Ba lỗ A,B,C thẳng hàng thì ánh sáng truyền theo đường thẳng.
* GV: Qua nhiều TN cho biết môi trường không khí, nước, thủy tinh, là môi trường trong suốt và đồng tính ( cùng KLR, có tính chất như nhau). Tuy nhiên không khí trong khí quyển là môi trường không đồng tính ).
- HS: Hãy ghi đầy đủ phần kết luận? 
 - Từ đó nêu định luật truyền thẳng của ánh sáng.
 Hoạt động 3: Nghiên cứu thế nào là tia sáng, chùm sáng. (15’)
- GV?: Qui ước biểu diễn tia sáng như thế nào?
- HS: Biểu diễn bằng đường thẳng có mũi tên chỉ hướng gọi là tia sáng.
- GV: Trên thực tế ta thường gặp chùm sáng gồm nhiều tia sáng . Khi vẽ chùm sáng chỉ cần vẽ 2 tia sáng ngoài cùng.
 + GV vặn pha đèn pin tạo 2 tia sáng song song, 2 tia hội tụ, 2 tia phân kỳ.
 ( GV hướng dẫn HS rút đèn ra xa hoặc đẩy vào gần để tạo ra các chùm sáng theo ý muốn).
- HS: đọc và trả lời câu C3.
I/ Đường truyền của ánh sáng:
 - Kết luận: Đường truyền của ánh sáng trong không khí là đường thẳng.
- Định luật truyền thẳng của ánh sáng: Trong môi trường trong suốt và đồng tính ánh sáng truyền đi theo đường thẳng.
II/Tia sáng và chùm sáng:
 Qui ước: Biểu diễn tia sáng: 
Biểu diễn bằng đường thẳng có mũi tên chỉ hướng gọi là tia sáng.
 Có 3 loại chùm sáng:
a/ Chùm sáng song song: gồm các tia sáng không giao nhau trên đường truyền của chúng.
b/ Chùm sáng hội tụ: gồm các tia sáng giao nhau trên đường truyền của chúng.
c/ Chùm sáng phân kỳ: gồm các tia sáng loe rộng ra trên đường truyền của chúng.
4.4. Tổng kết:
Cho HS thảo luận, trả lời câu C4,C5?
Đọc phần có thể em chưa biết, ánh sáng truyền đi trong không khí gần bằng 300.000 km/s. Hướng dẫn 
biếtđược quãng đường " Tính được thời gian ánh sáng truyền đi.
- C4: Anh sáng từ đèn phát ra đã truyền đến mắt ta theo đường thẳng (TN h2.1, 2.2/SGK).
- C5: Đặt mắt sao cho chỉ nhìn thấy kim gần nhất mà không nhìn thấy 2 kim còn lại. Kim 1 là vật chắn sáng kim 2, kim 2 là vật chắn sáng kim 3. Do ánh sáng truyền theo đường thẳng nên ánh sáng từ kim 2,3 bị chắn không tới mắt.
4.5. Hướng dẫn học tập :
 * Đối với bài học ở tiết học này:
- HS học thuộc bài trong vở ghi, kết hợp SGK
 - Hoàn chỉnh lại từ C1 " C5 vào vở bài tập.
- Làm bài tập 2.1 " 2.4 / SBT.
* Đối với bài học ở tiết tiếp theo:
- Chuẩn bị bài mới: Mỗi nhóm 1 đèn pin, 1 cây nến, 1 miếng bìa.
- HS tìm hiểu: Tại sao có nhật thực, nguyệt thực?
5. PHỤ LỤC

File đính kèm:

  • docBai_2_Su_truyen_anh_sang_20150725_092010.doc