Giáo án Vật lý 6 - Tuần 5 - Năm học 2015-2016
Hđ1: Hình thành khái niệm lực
Cho học sinh làm thí nghiệm, thảo luận nhóm để thống nhất trả lời câu hỏi!
C1: Nhận xét về tác dụng của lò xo lá tròn lên xe và của xe lên lò xo lá tròn khi ta đẩy xe cho nó ép lò xo lại.
C2: Nhận xét về tác dụng của lò xo lên xe và của xe lăn lên lò xo khi ta kéo xe cho lò xo giãn ra.
C3: Nhận xét về tác dụng của nam châm lên quả nặng.
C4: Học sinh dùng từ thích hợp điền vào chỗ trống.
Hđ 2: Nhận xét và rút ra phương chiều của lực.
H.6.1: Cho biết lực lò xo lá tròn tác dụng lên xe lăn có phương và chiều thế nào?
H.6.2: Cho biết lực do lò xo tác dụng lên xe lăn có phương và chiều thế nào?
C5: Xác định phương và chiều của lực do nam châm tác dụng lên quả nặng.
Hđ 3: Nghiên cứu hai lực cân bằng
C6 và C7: Học sinh trả lời câu hỏi Hình 6.4
C8: Học sinh dùng từ thích hợp để điền vào chỗ trống.
Hđ4: Vận dụng.
C9: Điền từ thích hợp vào chỗ trống.
Ngày soạn: 13/09/2015 Tiết thứ: 5 Tuần: 5 Bài 6: LỰC – HAI LỰC CÂN BẰNG I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Nêu được các thí dụ về lực đẩy, lực kéo, và chỉ ra được phương và chiều của các lực đó. 2. Kỹ năng: Nêu được thí dụ về hai lực cân bằng và xác định được hai lực cân bằng.Sử dụng được đúng các thuật ngữ: lực đẩy, lực kéo, phương, chiều, lực cân bằng. 3. Thái độ: Vì mọi người xung quanh, tích cực trong học tập. II. CHUẨN BỊ: GV: Một chiếc xe lăn bằng một lò xo lá tròn- một lò xo mềm dài khoảng 10cm. Một thanh nam châm thẳng- một quả gia trọng bằng sắt có móc treo. Một cái giá có kẹp để giữ các lò xo để treo gia trọng. III.CÁC BƯỚC LÊN LỚP: 1. Ổn định lớp: Lớp trưởng báo cáo sĩ số. 2.Kiểm tra bài cũ: Sữa bài tập 5.1 : Câu C Sữa bài tập 5.3 : a: Biển C; b: Biển B; c: Biển A d: Biển B; e : Biển A; f: Biển C 3.Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH NỘI DUNG Hđ1: Hình thành khái niệm lực Cho học sinh làm thí nghiệm, thảo luận nhóm để thống nhất trả lời câu hỏi! C1: Nhận xét về tác dụng của lò xo lá tròn lên xe và của xe lên lò xo lá tròn khi ta đẩy xe cho nó ép lò xo lại. C2: Nhận xét về tác dụng của lò xo lên xe và của xe lăn lên lò xo khi ta kéo xe cho lò xo giãn ra. C3: Nhận xét về tác dụng của nam châm lên quả nặng. C4: Học sinh dùng từ thích hợp điền vào chỗ trống. Hđ 2: Nhận xét và rút ra phương chiều của lực. H.6.1: Cho biết lực lò xo lá tròn tác dụng lên xe lăn có phương và chiều thế nào? H.6.2: Cho biết lực do lò xo tác dụng lên xe lăn có phương và chiều thế nào? C5: Xác định phương và chiều của lực do nam châm tác dụng lên quả nặng. Hđ 3: Nghiên cứu hai lực cân bằng C6 và C7: Học sinh trả lời câu hỏi Hình 6.4 C8: Học sinh dùng từ thích hợp để điền vào chỗ trống. Hđ4: Vận dụng. C9: Điền từ thích hợp vào chỗ trống. Học sinh làm 3 thí nghiệm và quan sát hiện tượng để rút ra nhận xét. C1: Lò xo lá tròn bị ép đã tác dụng lên xe lăn một lực đẩy. Lúc đó tay ta (thông qua xe lăn) đã tác dụng lên lò xo lá tròn một lực ép làm cho lò xo bị giãn dài ra. C2: Lò xo bị giãn đã tác dụng lên xe lăn một lực kéo, lúc đó tay ta (thông qua xe lăn) đã tác dụng lên lò xo một lực kéo làm cho lò xo bị dãn. C3: Nam châm đã tác dụng lên quả nặng một lực hút. C4: a) 1: lực đẩy ; 2: lực ép b) 3: lực kéo ; 4: lục kéo c) 5: lục hút. Lực do lò xo lá tròn tác dụng lên xe lăn có phương gần song song với mặt bàn và có chiều đẩy ra. - Lực do lò xo tác dụng lên xe lăn có phương dọc theo lò xo và có chiều hướng từ xe lăn đến trụ đứng. C5: Phương ngang chiều từ trái sang phải. Học sinh trả lời: I. LỰC : 1. Thí nghiệm: 2. Rút ra kết luận: - Khi vật này đẩy hoặc kéo vật kia, ta nói ta nói vật này tác dụng lên vật kia. II. PHƯƠNG VÀ CHIỀU CỦA LỰC: Mỗi lực có phương và chiều xác định . III. HAI LỰC CÂN BẰNG: Hai lực cân bằng là hai lực mạnh như nhau có cùng phương nhưng ngược chiều và cùng đặt lên một vật. IV. Vận dụng: C9: a) Gió tác dụng vào cánh buồm là một lực đẩy. b) Đầu tàu tác dụng lên toa tàu là một lực kéo. C8: a) 1: Cân bằng ; 2: Đứng yên b) 3: Chiều. c) 4: Phương; 5: C hiều. 4.Củng cố : Giải bài tập 6.1 SBT Ghi nhớ:Tác dụng đẩy, kéo của vật này lên vật khác gọi là lực. Nếu chỉ có hai lực tác dụng vào cùng một vật mà vật đứng yên thì hai lực đó gọi là lực cân bằng. Hai lực cân bằng là hai lực mạnh như nhau, có cùng phương và ngược chiều. 5. Hướng dẫn cho HS tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: Trả lời câu C10.BT về nhà: số 6.2; 6.3. Xem trước bài: Tìm hiểu kết quả tác dụng lực. IV. Rút kinh nghiệm: KÍ DUYỆT TUẦN 5
File đính kèm:
- Tuan 5.doc