Giáo án Vật lý 6 - Tiết 5, Bài 6: Lực - Hai lực cân bằng - Năm học 2013-2014 - Trường THCS Đoàn Thị Điểm

Hoạt động Tìm hiểu về phươn và chiều của lực

- GV yêu cầu học sinh nghiên cứu lực của lò xo tác dụng lên xe lăn ở H6.2

- Học sinh làm lại thí nghiệm H6.2 và buông tay ra nhận xét trạng thái xe lăn

Hỏi: nhận xét trạng thái chuyển động của xe ?

- Tương tự yêu cầu học sinh tiến hành thí nghiệm H6.1

Yêu cầu học sinh nghiên cứu tài liệu và kết quả thí nghiệm nhận xét rằng lực phải có phương và chiều.

- GV gọi 1 2 học sinh phân tích

doc3 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 564 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 6 - Tiết 5, Bài 6: Lực - Hai lực cân bằng - Năm học 2013-2014 - Trường THCS Đoàn Thị Điểm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 13/9/2013
Tuần 5
Tiết 5	 	 
Bài 6:
Lực - Hai lực cân bằng
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Nêu được ví dụ về tác dụng đầy, kéo của lực.
- Nêu được ví dụ về vật đứng yên dưới tác dụng của hai lực cân bằng và chỉ ra được phương, chiều, độ mạnh yếu của hai lực đó.
- Nêu được ví dụ về tác dụng của lực làm vật bị biến dạng hoặc bị biến đổi chuyển động.
2. Kĩ năng: Học sinh bắt đầu biết cách lắp các bộ phận thí nghiệm sau khi nghiên cứu kênh hình
3. Thái độ: Nghiêm túc khi nghiên cứu hiện tượng, rút ra quy luật.
II. Chuẩn bị:
- GV:	1 xe lăn;	1 quả gia trọng sắt	
	1 lò xo lá tròn;	1 giá TN; 	1 thanh nam châm
	- HS: Soạn bài ở nhà.
III. các bước lên lớp: 
1. ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ: Chữa bài tập 5.1 và 5.3
3. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
Hoạt dộng 1: Hình thành khái niệm lực 
- GV: yêu cầu học sinh nghiên cứu SGK
Hỏi: nêu những dụng cụ thí nghiệm cần thiết đ cho các nhóm nhận dụng cụ và tiến hành lắp ráp thí nghiệm dưới sự hướng dẫn của giáo viên
Hỏi: Em rút ra được nhận xét gì ?
- GV: yêu cầu các nhóm kiểm tra và nhận xét câu trả lời đ bổ sung hoàn thiện để có câu trả lời đúng nhất
- Học sinh ghi nhận xét vào vỡ
- GV yêu cầu học sinh nghiên cứu C2 và tiến hành lắp ghép thí nghiệm trả lời câu C2
- GV cho các nhóm trình bày nhận xét đ có thể bổ sung để hoàn thiện C2
- Học sinh ghi nhận xét vào vỡ
- GV yêu cầu học sinh nghiên cứu C3 và tiến hành thí nghiệm trả lời C3
đ Các nhóm trình bày ý kiến 
- Sau khi tiến hành thí nghiệm xong 3 thí nghiệm giáo viên yêu cầu hoạc sinh hoạt động cá nhân hoàn thành C4
- Học sinh hoạt động cá nhân làm C4
- Giáo viên gọi 1 vài học sinh đọc nội dung bài làm của mình
Yêu cầu các học sinh khác nhận xét và có thể bổ sung 
- GV: hướng dẫn học sinh có cách làm đúng nhất
- Học sinh hoàn thành C4 vào vỡ
Hỏi: Qua đó ta rút ra được kết luận gì ?( giáo viên gọi vài em học sinh nhắc lại kiến thức ).
I - Hình thành khái niệm lực.
1/ Thí nghiệm
 a/ Thí nghiệm 1:
- C1: 
b/ Thí nghiệm 2:
- C2: 
c/ Thí nghiệm 3:
- C3:
- C4: 1 - Lực đẩy
 2 - Lực ép
 3 - Lực kéo
 4 - Lực kéo
 5 - Lực hút
2/ Kết luận (SGK )
Hoạt động Tìm hiểu về phươn và chiều của lực
- GV yêu cầu học sinh nghiên cứu lực của lò xo tác dụng lên xe lăn ở H6.2
- Học sinh làm lại thí nghiệm H6.2 và buông tay ra đ nhận xét trạng thái xe lăn
Hỏi: nhận xét trạng thái chuyển động của xe ?
- Tương tự yêu cầu học sinh tiến hành thí nghiệm H6.1
Yêu cầu học sinh nghiên cứu tài liệu và kết quả thí nghiệm nhận xét rằng lực phải có phương và chiều.
- GV gọi 1 đ 2 học sinh phân tích
II - Tìm hiểu về phương và chiều của lực.
+ phương: ngang
+ chiều: trái đ phải
Xe lăn chuyển động theo phương ngang
Xe lăn chuyển động theo chiều từ trái sang phải
- Nhận xét: mỗi lực có phương và chiều xác định
- C5:
Hoạt động 3: Tìm hiểu về hai lực cân bằng
- GV yêu cầu học sinh quan sát H6.4 trả lời các câu hỏi C6, C7, C8
- Học sinh hoạt động cá nhân trả lời C6
Thống nhất ý kiến đ học sinh ghi vỡ
- Kiểm tra câu C6
GV: nhấn mạnh trường hợp 2 đội mạnh như nhau thì dây vẫn đứng yên.
- Yêu cầu các nhóm hoàn thành C7 và nêu ý kiến 
- Hoạt động nhóm trả lời C7 đ thống nhất ghi vỡ:
- Yêu cầu học sinh chỉ rõ phương, chiều của 2 lực tác dụng lên dây ( 2 đội ) 
GV: sợi dây chịu tác dụng kéo của 2 đội mà vẫn đứng yên đ sợi dây chịu tác dụng của 2 lực cân bằng.
+ 2 đội mạnh như nhau tức là độ lớn của 2 lực như thế nào?
- GV yêu cầu học sinh hoàn thành C8 đ - GV gọi vài học sinh đọc nội dung C8
Hỏi: Với 2 lực cân bằng có những đặc điểm nào ? ( 3 điểm )
III - Hai lực cân bằng.
- C6: 
- C7: 
+ Phương dọc theo sợi dây
+ Chiều ngược nhau.
+ Cùng độ lớn
- C8: 1 - Cân bằng
 2 - Đứng yên
 3 - Chiều
 4 - Phương
 5 - Chiều
Hoạt động 4: Vận dụng
- GV gọi học sinh trả lời câu C9
Gọi 2 đ 3 học sinh trả lời C10
IV - Vận dụng
- C9:
- C10:
4. Củng cố: 
- Khi nào thì có tác dụng lực ?
- Thế nào là 2 lực cân bằng ?
- Gọi học sinh đọc phần ghi nhớ.
- Yêu cầu HS hòan thành bài tập 6.1; 6.2; 6.3 SBT
5. Hướng dẫn: 	
- Xem lại các câu hỏi từ C1 đ C9
	- Làm các bài tập 6.6 -> 6.9 SBT
	- Xem trước bài: Tìm hiểu kết quả tác dụng của lực
VI. Rút kinh nghiệm:
1. Ưu điểm:
.
2. Khuyết điểm:
.
.
.
3. Hướng khắc phục:
.
.
.
Duyệt của tổ cm

File đính kèm:

  • docTuần 5.doc