Giáo án Vật lý 6 - Tiết 22, Bài 19: Sự nở vì nhiệt của chất rắn - Năm học 2015-2016

Pha 1: Tình huống xuất phát – câu hỏi nêu vấn đề:

Chất rắn nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi. Vậy còn chất lỏng thì sao? Nó có xảy ra hiện tượng đó không?làm thế nào để biết được?

Pha 2: Bộc lộ quan niệm ban đầu của học sinh

Hãy viết vào vở thực hành hoặc vẽ hình thể hiện các cách làm thí nghiệm để biết khi nung nóng nước có nở ra hay không?

Pha 3: Đề xuất giả thuyết và thiết kế phương án thí nghiệm

Pha 4: Tiến hành thí nghiệm tìm tòi – nghiên cứu

Nêu dụng cụ thí nghiệm,

yêu cầu các nhóm tiến hành thí nghiệm theo phương án nhóm mình đã thống nhất với những dụng cụ đã có

Quan sát, giúp đỡ các nhóm thực hiện thí nghiệm

Pha 5: Kết luận và hợp thức hóa kiến thức

Yêu cấu các nhóm báo cáo kết quả

Tổ chức tháo luận chung phân tích các phương án hợp lí

Yêu cầu các nhóm rút ra kết luận .

 

doc6 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 595 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 6 - Tiết 22, Bài 19: Sự nở vì nhiệt của chất rắn - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 22/01/2016 	 
Tiết 22	
Bài 19: SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT LỎNG
I. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức:
Nắm được thể tích của một chất lỏng tăng khi nóng lên giảm khi lạnh đi.
Nắm được các chất lỏng khác nhau giãn nở vì nhiệt khác nhau.
Tìm được thí dụ thực tế về sự nở vì nhiệt của chất lỏng.
Giải thích được một số hiện tượng đơn giản về sự nở vì nhiệt của chất lỏng.
 2. Kỹ năng:
Làm được thí nghiệm ở H.19.1,.19.2 SGK chứng minh sự nở vì nhiệt của chất lỏng.
Quan sát, phán đoán và rút ra kết luận cần thiết.
 3. Thái độ:
Rèn luyện tính cẩn thận, trung thực, ý thức tập thể trong việc thu thập thông tin trong nhóm.
II. CHUẨN BỊ:
 1. Chuẩn bị của giáo viên:
Chuẩn bị cho cả lớp:
Ba bình thủy tinh giống nhau có nút cao su gắn ống thủy tinh: 1 bình đựng nước, 1 bình đựng rượu, 1 bình đựng dầu.
Một chậu thủy tinh có thể chứa cả ba bình trên.
Một phích đựng nước nóng.
Tranh vẽ hình vẽ 19..
Bảng phụ ghi câu C4.
Một bình thủy tinh đáy bằng.
Một ống thủy tinh thẳng có thành dài.
Một nút cao su có đục lỗ.
Một chậu thủy tinh hoặc nhựa.
Nước có pha màu, phích đựng nước nóng.
 2. Chuẩn bị của học sinh: 
Phiếu học tập:
Tiến hành thí nghiệm
Hiện tượng
Giải thích
Khi đặt bình cầu vào chậu nước nóng
Khi đặt bình cầu vào chậu nước lạnh
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 1. Ổn định tình hình lớp: (1’)
Điểm danh học sinh trong lớp.
Chuẩn bị kiểm tra bài cũ.
 2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
Câu hỏi kiểm tra
Đáp án
Biểu điểm
Câu 1: Nêu những kết luận về sự nở vì nhiệt của chất rắn.
Câu 2: Tại sao các tấm tôn lợp lại có dạng lượng sóng?
Câu 1: 
-Chất rắn nở ra khi nóng lên, co lạikhi lạnh đi.
-Các chất khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. 
Câu 2:Để khi trời nóng các tấm tôn có thể dãn nở vì nhiệt mà ít bị ngăn cản hơn, nên tránh gây ra lực lớn làm rách tôn
3đ
2đ
5đ
- Giáo viên nhận xét.
 3. Giảng bài mới:
a) Giới thiệu bài: (1’)
Chất rắn nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi. Vậy còn chất lỏng thì sao? Nó có xảy ra hiện tượng đó không? Nếu xảy ra thì có điểm gì giống và khác chất rắn không? Bài học hôm nay sẽ cho chúng ta biết được những vấn đề này.
b) Tiến trình bài dạy:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
17’
Hoạt động1: Làm thí nghiệm xem nước có nở ra khi nóng lên không ?
1. Thí nghiệm:
Pha 1: Tình huống xuất phát – câu hỏi nêu vấn đề: 
Chất rắn nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi. Vậy còn chất lỏng thì sao? Nó có xảy ra hiện tượng đó không?làm thế nào để biết được?
Pha 2: Bộc lộ quan niệm ban đầu của học sinh
Hãy viết vào vở thực hành hoặc vẽ hình thể hiện các cách làm thí nghiệm để biết khi nung nóng nước có nở ra hay không?
Pha 3: Đề xuất giả thuyết và thiết kế phương án thí nghiệm
Pha 4: Tiến hành thí nghiệm tìm tòi – nghiên cứu 
Nêu dụng cụ thí nghiệm,
yêu cầu các nhóm tiến hành thí nghiệm theo phương án nhóm mình đã thống nhất với những dụng cụ đã có
Quan sát, giúp đỡ các nhóm thực hiện thí nghiệm
Pha 5: Kết luận và hợp thức hóa kiến thức
Yêu cấu các nhóm báo cáo kết quả 
Tổ chức tháo luận chung phân tích các phương án hợp lí 
Yêu cầu các nhóm rút ra kết luận .
sTại sao khi đặt bình cầu vào chậu nước nóng thì nước trong ống thủy tinh dâng lên?
sTại sao khi đặt bình cầu vào chậu nước lạnh thì nước trong ống thủy tinh tụt xuống.
Đối với các chất lỏng khác nhau sự nở vì nhiệt có giống nhau hay không?
Học sinh thảo luận theo nhóm đi tới vấn đề cần giải quyết
Cá nhân đề xuất phương án viết hoặc vẽ vào vở thực hành
Thảo luận nhóm tranh luận 
để đi tới thống nhất một số phương án chính ghi vào bảng phụ
-Đổ nước màu vào bình cầu, đậy chặt bình bằng nút cao su cắm xuyên qua một ống thủy tinh, sao cho nước màu dâng lên một ít trong ống. Lấy bút đánh dấu mực nước này.
-Đặt bình cầu vào chậu nước nóng.
-Sau đó đặt bình cầu này vào chậu nước lạnh.
Hoạt động theo nhóm thống nhất các phương án của nhóm mình
Đại diện nhóm nêu các phương án đã thống nhất
Thảo luận chung phân tích các phương án của các nhóm đưa ra
+Đổ nước màu vào bình cầu, đậy chặt bình bằng nút cao su cắm xuyên qua một ống thủy tinh, sao cho nước màu dâng lên một ít trong ống. Lấy bút đánh dấu mực nước này.
 +Đặt bình cầu vào chậu nước nóng.
 +Sau đó đặt bình cầu này vào chậu nước lạnh.
*Dụng cụ :
+Bình cầu đậy bằng nút cao su có cắm xuyên qua một ống thủy tinh.
 +Nước màu.
+Nước nóng.
Các nhóm nhận dụng cụ và tiến hành thí nghiệm theo phương án đã thống nhất trong nhóm 
*Đại diện nhóm báo cáo, 
các nhóm khác lắng nghe để nhận xét
Thống nhất các phương án hợp lí
Thảo luận rút ra kết luận từ thực nghiệm
-Vì nước trong bình nóng lên, nở ra làm thể tích tăng lên.
-Vì nước trong bình gặp lạnh nên co lại làm thể tích của nó giảm xuống.
-Lắng nghe
Kết quả:
-Khi đặt bình cầu vào chậu nước nóng thì nước trong ống thủy tinh dâng lên. 
-Khi đặt bình cầu vào chậu nước lạnh thì nước trong ống thủy tinh tụt xuống.
8’
Hoạt động 2: Chứng minh các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau
-Cho học sinh quan sát H.19.3 sTại sao trong thí nghiệm phải dùng các bình giống nhau và chất lỏng ở các bình phải khác nhau.
 sTại sao lượng chất lỏng trong 3 bình phải như nhau?
sTại sao phải để cả 3 bình vào cùng một chậu nước nóng?
-Tiến hành làm thí nghiệm như H.19.3. Sau một phút, hỏi:
sMực nước trong ba bình lúc này như thế nào?
sVậy sự nở vì nhiệt của các chất lỏng khác nhau có giống nhau không?
-Quan sát H.19.3 và trả lời:
-Ba bình giống nhau để sự nở vì nhiệt 3 bình như nhau. Ba bình đựng ba chất lỏng khác nhau để ta so sánh sự nở vì nhiệt của các chất lỏng.
-Để so sánh độ tăng thể tích chất lỏng.
-Để nhiệt độ cung cấp cho 3 bình như nhau.
-Quan sát.
-Không bằng nhau: ở bình chứa rượu dâng lên nhiều nhất, đến bình chứa dầu, ít nhất ở bình chứa nước.
-Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
5’
Hoạt động 3: Rút ra kết luận
2. Kết luận: 
-Treo bảng phụ ghi câu C4, yêu cầu học sinh hoàn thành.
sHãy nêu kết luận về sự nở vì nhiệt của chất lỏng?
-Nhận xét và cho HS ghi vở:
GV bổ sung : Những kiến thức về sự nở vì nhiệt của chất lỏng giúp ích cho những người làm công việc thiết kế, chế tạo các nhiệt kế, sản xuất nước đá trong các ngành khoa học, dịch vụ. 
-Hoạt động cá nhân trả lời câu C4:(HS yếu) (1)tăng; (2)giảm; (3)không giống nhau.
-Gọi đại diện các nhóm trả lời:
 +Các chất lỏng nở ra khi nóng lên co lại khi lạnh đi.
 +Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
-Ghi vở:
- HS lắng nghe.
-Chất lỏng nở ra khi nóng lên co lại khi lạnh đi.
-Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
7’
Hoạt động 4: Vận dụng- Củng cố
3. Vận dụng:
-Yêu cầu học sinh trả lời câu C5; C6; C7.
-Nhận xét câu trả lời của HS.
sNêu kết luận về sự nở vì nhiệt của chất lỏng?
sHiện tượng nào xảy ra đối với khối lượng riêng một chất lỏng khi được đun nóng?
A.Khối lượng riêng của chất lỏng tăng.
B.Khối lượng riêng của chất lỏng giảm.
C.Khối lượng riêng của chất lỏng không đổi.
D.Khối lượng riêng của chất lỏng thoạt đầu giảm, sau đó lại tăng.
&Nâng cao: Sự nở vì nhiệt của nước rất đặt biệt. Khi tăng nhiệt độ từ 00C đến 40C thì nước co lại chứ không nở ra. Chỉ khi tăng nhiệt độ từ 40C trở lên nước mới nở ra. Khi các chất lỏng gặp lạnh thì co lại nên thể tích giảm nhưng đối với nước thì lại khác, khi nước biến thành nước đá thì thể tích của nó tăng (tăng hơn 8%). Do đó khi đổ nước vào chai để làm đá, nếu đổ nước đầy chai khi đông thành đá có thể làm vỡ chai.
-Học sinh hoạt động cá nhân trả lời:
C5: Vì khi bị đun nóng nướctrong ấm nở ra nên thể tích của nó tăng lên và tràn ra ngồi.
C6:Vì nếu đóng chai nước thật đầy khi chất lỏng trong chai nóng lên nở ra bị nút ngăn cản gây ra lực lớn đẩy bật nút chai hoặc có thể làm vỡ chai.
C7: Mực chất lỏng trong ống nhỏ dâng lên nhiều hơn. Vì thể tích chất lỏng ở hai bình tăng lên như nhau nên ống có tiết diện nhỏ hơn thì chiều cao cột chất lỏng phải lớn hơn.
-Lắng nghe.
+Chất lỏng nở ra khi nóng lên co lại khi lạnh đi.
 +Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
-HS : Đáp án: B
- HS lắng nghe.
C5
C6 
C7.
4. Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo: (1’)
Học thuộc nội dung ghi vở kết luận về sự nở vì nhiệt của chất lỏng.
Làm bài tập 19.3 -> 19.6 SBT.
Chuẩn bị bài: “Sự nở vì nhiệt của chất khí”.
IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG: 	

File đính kèm:

  • docBai_19_Su_no_vi_nhiet_cua_chat_long.doc