Giáo án Vật lý 6 - Tiết 22, Bài 18: Sự nở vì nhiệt của chất rắn - Năm học 2013-2014 - Trường THCS Đoàn Thị Điểm

* Hoạt động 2: Rút ra kết luận.

-. Yêu cầu học sinh đọc kết luận. H/s khác nhận xét, giáo viên chốt lại kết luận.

+ C3. a/ Thể tích quả cầu tăng khi quả cầu nóng lên.

 b/ Thể tích quả cầu giảm khi quả cầu lạnh đi.

+.Vậy chất rắn nở ra khi nào ? và co lại khi nào ?

- Ghi kết luận vào vở.

* Hoạt động 3: So sánh sự nở vì nhiệt của các chất rắn.

+ Các chất rắn nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi, vậy các chất rắn khác nhau có nở vì nhiệt giống nhau hay không ?

+ Treo bảng ghi độ tăng thể tích của các thanh kim loại khác nhau có chiều dài ban đầu 100 cm.

- Đọc bảng và trả lời câu hỏi .Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt như thế nào ?

+ C.4. Các chất rắn khác nhau, nở vì nhiệt khác nhau. Nhôm nở nhiều nhất, rồi đến đồng và sắt.

Chú ý: Sự nở vì nhiệt theo chiều dài của vật rắn có nhiều ứng dụng trong đời sống và kĩ thuật. Nêu thí dụ thực tế.

 

doc2 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 564 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 6 - Tiết 22, Bài 18: Sự nở vì nhiệt của chất rắn - Năm học 2013-2014 - Trường THCS Đoàn Thị Điểm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 19/01/2014
Tuần 22
Tiết 22	 
Bài 18
SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT RẮN
I. MỤC TIÊU : 
1. Kiến thức: 
- Mô tả được hiện tượng nở vì nhiệt của chất rắn. Nhận biết được các chất khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
- Nêu được ví dụ về các vật khi nở vì nhiệt, nếu bị ngăn cản thì gây ra lực lớn.
- Giải thích được một số hiện tượng đơn giản về sự nở vì nhiệt của chất rắn.
2. Kỹ năng: Vận dụng được kiến thức về sự nở về nhiệt để giải thích một số hiện tượng và ứng dụng thực tế.
3. Thái độ: HS có ý thức liên hệ nội dung kiến thức của bài học vào thực tế cuộc sống.
II. CHUẨN BỊ : 
- GV: Dụng cụ thí nghiệm như SGK, SBT.
- HS: học bài và soạn bài ở nhà, SBT
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1. Ổn định : 
2. Kiểm tra bài cũ: GV giới thiệu sơ lược về kiến thức của chương.
3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG THẦY TRÒ
NỘI DUNG
* Hoạt động 1 : Thí nghiệm về sự nở vì nhiệt của chất rắn.
+ Giới thiệu dụng cụ - Tiến hành thí nghiệm.
- Quan sát, nhận xét hiện tượng .
+ Trước khi hơ nóng quả cầu bằng kim loại – quả cầu có lọt qua vòng kim loại không ?( quả cầu lọt qua vòng kim loại )
+ Dùng đèn cồn hơ nóng quả cầu _ quả cầu có còn lọt qua vòng kim loại nữa không ?( quả cầu không lọt qua vòng kim loại )
+ Nhúng quả cầu đã hơ nóng vào nước lạnh – quả cầu có lọt qua vòng kim loại không ?( quả cầu lọt qua vòng kim loại )
+ Hướng dẫn h/s trả lời câu hỏi. 
+ C1. Tại sao sau khi bị hơ nóng , quả cầu lại không lọt qua vòng kim loại ? ( Vì quả cầu nở ra khi nóng lên ).
+ C2. Tại sao sau khi được nhúng vào nước lạnh, quả cầu lại lọt qua vòng kim loại ? ( Vì quả cầu co lại khi lạnh đi ).
* Hoạt động 2: Rút ra kết luận.
-. Yêu cầu học sinh đọc kết luận. H/s khác nhận xét, giáo viên chốt lại kết luận. 
+ C3. a/ Thể tích quả cầu tăng khi quả cầu nóng lên.
 b/ Thể tích quả cầu giảm khi quả cầu lạnh đi.
+.Vậy chất rắn nở ra khi nào ? và co lại khi nào ? 
- Ghi kết luận vào vở.
* Hoạt động 3: So sánh sự nở vì nhiệt của các chất rắn.
+ Các chất rắn nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi, vậy các chất rắn khác nhau có nở vì nhiệt giống nhau hay không ?
+ Treo bảng ghi độ tăng thể tích của các thanh kim loại khác nhau có chiều dài ban đầu 100 cm.
- Đọc bảng và trả lời câu hỏi .Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt như thế nào ?
+ C.4. Các chất rắn khác nhau, nở vì nhiệt khác nhau. Nhôm nở nhiều nhất, rồi đến đồng và sắt.
Chú ý: Sự nở vì nhiệt theo chiều dài của vật rắn có nhiều ứng dụng trong đời sống và kĩ thuật. Nêu thí dụ thực tế.
Hoạt động 4 : Vận dụng.
- GV yêu cầu HS vận dụng các kiến thức vừa học hoàn thành vận dụng theo cá nhân
- GV nhận xét và yêu cầu HS tự ghi vào vở
- C5: Phải nung nóng khâu dao, liềm vì khi dược nung nóng, khâu nở ra dễ lắp vào cán, khi nguội đi khâu co lại xiết chặt vào cán.
- C6: Nung nóng vòng kim loại.
- C7: Vào mùa hè nhiệt độ tăng lên, thép nở ra, nên thép dài ra (tháp cao lên ).
I. Thí nghiệm:
 Hình18.1 SGK / 58.
II. Kết luận.
Chất rắn nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
- Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
III. Vận dụng.
4. Củng cố 
- Chất rắn nở ra khi nào ? Co lại khi nào? Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt như thế nào ?
- BT 18.1. D. Khối lượng riêng của vật giảm. ( Vì D = mà V tăng thì D sẽ giảm ).
- BT 18.2. B . Hơ nóng cổ lọ.
- Đối với HS 6A yêu cầu các em hoàn thành bài 18.3->18.5 SBT.
5. Hướng dẫn
- Học bài theo SGK kết hợp vở ghi.
- GV hướng dẫn BT về nhà cho HS.
- Tại sao nước nấu trong ấm không nên đỗ thật đầy?
- Đọc lại phần có thể em chưa biết SGK.
- Chuẩn bị bài : Sự nở vì nhiệt của chất lỏng. 
iv. rót kinh nghiÖm
1. ¦u ®iÓm:
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
2. KhuyÕt ®iÓm:
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
DUYỆT CỦA TỔ CM
......................................................................................................................................................
3. Định hướng.
......................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docTuan 22.doc