Giáo án Vật lý 6 - Tiết 2, Bài 3: Đo thể tích chất lỏng

* Hoạt động 2:(15p) Đo thể tích chất lỏng

Mục tiêu: Nêu được một số dụng cụ đo thể tích với GHĐ và ĐCNN của chúng

Gv: Y/c hs quan sát hình 3.3, 3.4 trả lời C6, C7.

 Gv: Hướng dẫn tập đọc kết quả đo thể tích chất lỏng theo hình 3.5 và ghi kết quả vào vở.

 Hs: cá nhân trả lời

Gv: y/c hs rút ra kết luận và điền vào ô trống, sau đó thảo luận và thống nhất toàn thể lớp để ghi kết luận vào vở.

 Hs: Khi đo thể tích chất lỏng bằng bình chia độ cần:

a. ước lượng thể tích cần đo.

b. Chọn bình chia độ có GHĐ và ĐCNN thích hợp.

c. Đặt bình chia độ thẳng đứng.

d. Đặt mắt nhìn ngang với độ cao mực chất lỏng trong bình.

e. Đọc và ghi kết quả theo vạch chia gần nhất với mực chất lỏng.

 

doc4 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 629 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 6 - Tiết 2, Bài 3: Đo thể tích chất lỏng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 3: ĐO THỂ TÍCH CHẤT LỎNG
Tuần : 2 – tiết PPCT : 2
Ngày dạy: . . . . 
 1/. Mục tiêu.
 1.1/. Kiến thức: 
- HS biết: Nêu được một số dụng cụ đo thể tích 
- HS hiểu: GHĐ và ĐCNN của dụng cụ đo thể tích
 1.2/. Kĩ năng: 
- HS thực hiện được: Xác định được GHĐ, ĐCNN của dụng cụ đo thể tích.
- HS thực hiện thành thạo: Đo được thể tích của một lượng chất lỏng bằng bình chia độ.
 1.3/. Thái độ : 
- Thĩi quen: Vận dụng vào đời sống.
- Tính cách: Cẩn thận, nghiêm túc, hợp tác trong thảo luận nhóm.
2- NỘI DUNG HỌC TẬP
- Xác định được GHĐ, ĐCNN của dụng cụ đo thể tích.
- Đo được thể tích của một lượng chất lỏng bằng bình chia độ.
3/. Chuẩn bị.
 3.1/. Gv: Bình chia độ, ca đong.
 3.2/. Hs: đọc trước nội dung bài
4- TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện
6A1: 
6A2: 
6A3: 
 4.2. Kiểm tra miệng .
 Hs1:
 ?1/. Khi dùng thước đo ta cần biết gì ? (5đ)
?2/. Bài tập 2 – 9 a), c) (4đ)
?3/. Chai, ca, lọ ta biết sẵn thể tích ghi trên dụng cụ gọi là dung cụ đo chất lỏng hay chất rắn?.(1đ)
?1/. Khi dùng thước đo cần biết GHĐ và ĐCNN của thước.
?2/.
a. ĐCNN 0.1 cm
c. ĐCNN 0.1 cm hoặc 0.5 cm
?3/. Dung cụ đo chất lỏng
 4.3. Tiến trình bài học
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Giới thiệu bài (2p) (như sgk)
*Hoạt động 1: (6p) Đơn vị đo thể tích
 Mục tiêu: tìm hiểu đơn vị đo thể tích.
Gv: Hãy nêu tên những đơn vị đo thể tích mà em biết ?
 Hs: (cá nhân trả lời) m3, dm3, cm3.
 Gv: ngoài các đơn vị trên còn có những đơn vị nào khác ?
 Hs: Lít, ml.
 Gv: Hãy nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo thể tích ? Ví dụ : 1m3 = ? dm3 = ? cm3
 1lit = ? dm3
 Hs: 1m3 = 1000 dm3
 1m3 = 1000000 cm3
 1lit = 1 dm3
 Gv: Đưa ra một chiếc bơm tiêm cho hs quan sát và nhận xét đơn vị ghi trên đó và giới thiệu đơn vị cc.
 Hs: quan sát và trả lời.(cc)
 Gv : giới thiệu: 1ml = 1cm3 = 1cc
 Gv: yêu cầu hs tự dùng bút chì điền kết quả vào bảng (sgk)
 *Hoạt động 3: tìm hiểu dụng cụ đo thể tích chất lỏng.
 Gv: y/c hs làm việc cá nhân trả lời C2, C3(SGK)
 Gv: giới thiệu dụng cụ đo thể tích trong phòng thí nghiệm: bình chia độ hình trụ, hình tam giác và cho từng nhóm hs quan sát.
 Hs: quan sát dụng cụ đo trong phòng thí nghiệm (theo nhóm).
 Gv: Y/c hs quan sát hình vẽ và trả lời C4.
Gv: yc hs trả lời c5
 Hs: Những dụng cụ đo thể tích chất lỏng gồm: chai, lọ, ca đong có ghi sẵn dung tích, bơm tiêm.
* Hoạt động 2:(15p) Đo thể tích chất lỏng
Mục tiêu: Nêu được một số dụng cụ đo thể tích với GHĐ và ĐCNN của chúng
Gv: Y/c hs quan sát hình 3.3, 3.4 trả lời C6, C7.
 Gv: Hướng dẫn tập đọc kết quả đo thể tích chất lỏng theo hình 3.5 và ghi kết quả vào vở.
 Hs: cá nhân trả lời
Gv: y/c hs rút ra kết luận và điền vào ô trống, sau đó thảo luận và thống nhất toàn thể lớp để ghi kết luận vào vở.
 Hs: Khi đo thể tích chất lỏng bằng bình chia độ cần:
ước lượng thể tích cần đo.
Chọn bình chia độ có GHĐ và ĐCNN thích hợp.
Đặt bình chia độ thẳng đứng.
Đặt mắt nhìn ngang với độ cao mực chất lỏng trong bình.
Đọc và ghi kết quả theo vạch chia gần nhất với mực chất lỏng.
*Hoạt động 3/. Thực hành đo thể tích nước chứa trong 2 bình.(15p)
 Mục tiêu: 
- Xác định được GHĐ, ĐCNN của dụng cụ đo thể tích.
- Đo được thể tích của một lượng chất lỏng bằng bình chia độ. 
Gv: Muốn xác định thể tích nước trong bình ta làm thế nào.
 Hs: dùng bình chia độ .
 Gv: Hướng dẫn hs đo thể tích chất lỏng qua bảng 3.1 
Rồi phát dụng cụ đo cho các nhóm. 
Y/c các nhóm đo thể tích nước chứa đầy 2 bình đã được chuẩn bị trước.
Sau khi các nhóm làm xong gv ghi kết quả lên bảng để phân tích khen chê.
 Qua hai câu hỏi mở bài để chỉ ra cách đo dung tích của bình chứa qua cách đo thể tích nước trong bình chứa. 
 I. Đơn vị đo thể tích.
 Đơn vị đo thể tích thường dùng là mét khối (m3) và lít (l)
 1 lít = 1 dm3
 1 ml = 1 cm3 (1 cc)
C1 : 1 m3 = 1000 dm3 = 1000000 cm3
1 m3 = 1000l = 1000000 ml = 1000000 cc
C2/. 
3.1
Ca
1
Lit
3.2
Ca
½
Lit
3.3
ca
5
Lit
 C3/. Chai, ca, lọđã biết sẵn dung tích.
 Vd: Chai 330ml, xô 10lit.
 Chai 500ml, cốc 200ml.
 Bơm tiêm, thùng 20lit.
4.
GHĐ 
ĐCNN
Bình a
250ml
10 ml
Bình b 
250 ml
50 ml
Bình c
250 ml
5 ml
II/. Đo thể tích chất lỏng
 1/. Dụng cụ đo thể tích
 Gồm : Ca, bình, chai, lọ, đã biết sẵn dung tích, bình chia độ.
 2/. Tìm hiểu cách đo thể tích chất lỏng.
- Câu 6 : b. Đặt thẳng đứng.
- Câu 7 : b. Đặt mắt nhìn ngang với mực chất lỏng ở giữa bình.
- Câu 8 : a. 70 cm3, b. 50 cm3, c. 40 cm3
- Câu 9 : (1) Thể tích 
 (2) GHĐ
 (3) ĐCNN
 (4) Thẳng đứng.
 (5) Ngang
 (6) Gần nhất
3/. Thực hành
 4.4. Tổng kết 
- Đơn vị đo thể tích ?
- Dụng cụ đo thể tích ?
- Nêu cách đo thể tích ?
Bài tập mở rộng:
Khi dùng bình chia độ cĩ ĐCNN 1cm3.Một HS ghi kết quả vào phiếu thực nghiệm như sau:
a) 122 cm3 b) 122,5 cm3
c) 125,0 cm3 d) 120,2 cm3
- Đơn vị đo thể tích thường dùng là m3, l
- Ca, bình, chai, lọ đã ghi sẵn dung tích
- Cách đo thể tích :
+ Ước lượng thể tích cần đo để chọn dụng cụ đo thích hợp
+ Đặt bình và mắt đúng cách.
+ Đọc ghi kết quả đo đúng qui định
Bài tập mở rộng: a)
Do bình chia độ cĩ ĐCNN 1cm3 nên kết quả đo là số nguyên
 4.5. Hướng dẫn học tập : 
	* Đối với bài học ở tiết này.	 
 - Học bài 
 - Làm BT : 3.1, 3.4; 3.a,b,c SVBT / 13,14.
 - HD bài tập:
 + 3.1: Thể tích chất lỏng cịn gần bằng 0,5lít tức gần 500ml
 + 3.2: xem hình để xđ GHĐ và ĐCNN
 + 3.4: ĐCNN lẻ thì kết quả đo cũng lẻ như vậy
 *Đối với bài học ở tiết tiếp theo : Chuẩn bị tiết sau 1 vài hòn sỏi, đinh ốc và dây buộc 
5. PHỤ LỤC : 

File đính kèm:

  • docbai 3.doc