Giáo án Vật lý 6 tiết 16: Đòn bẩy

1. Bài cũ:

- Gọi học sinh lên bảng chữa bài 14.1 và 14.2.

- Nhắc lại tình huống thực tế và giới thiệu cách giải quyết dùng đòn bẩy như SGK để vào bài.

2. Giới thiệu bài :Tổ chức tình huống học tập như SGK (3 phút).

-Trong cuộc sống hàng ngày chúng ta thường dùng những khúc cây để bẩy những vật nặng tử nơi này sang nơi khác, những khúc cây lúc này trở thành những cái đòn bẩy. Vậy, đòn bẩy có đặc điểm gì?

 

doc4 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1349 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 6 tiết 16: Đòn bẩy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuaàn 16 
Tieát 16
Baøi 15 : ÑOØN BAÅY
Ngaøy soaïn: 
Ngaøy daïy: 
I- MỤC TIÊU:
 1 . Kiến thức:
v Quy đinh theo chuẩn: Nêu được tác dụng của đòn bẩy. Nêu được tác dụng này trong các ví dụ thực tế.
v Mức độ thể hiện cụ thể của CKTKN: [Thông hiểu] 
O
B
A
F2
F1
Hình 6.1
· Mỗi đòn bẩy đều có:
 - Điểm tựa O (trục quay);
 - Điểm tác dụng lực F1 là A;
 - Điểm tác dụng của lực F2 là B;
· Tác dụng của đòn bẩy là giảm và thay đổi hướng của lực tác dụng vào vật. Khi dùng đòn bẩy để nâng vật, muốn lực nâng vật nhỏ hơn trọng lượng của vật thì ta phải đặt đòn bẩy sao cho khoảng cách OA phải lớn hơn OB.
· Lấy được ví dụ thực tế có sử dụng đòn bẩy, ví dụ như: trên Hình 6.1 để nâng một hòn đá lên cao ta tác dụng vào đầu A của đòn bẩy một lực F1 hướng từ trên xuống dưới thì đòn bẩy sẽ tác dụng lên hòn đá một lực F2 bằng trọng lượng của hòn đá tại điểm B và hướng từ dưới lên trên. Ta có F1 nhỏ hơn F2.
2. Kĩ năng: 
v Quy đinh theo chuẩn: Sử dụng được đòn bẩy phù hợp trong những trường hợp thực tế cụ thể và chỉ rõ lợi ích của nó.
v Mức độ thể hiện cụ thể của CKTKN:
Vận dụng: Sử dụng hợp lí các dụng cụ thông thường có ứng dụng của đòn bẩy để làm việc khi cần chúng. 
 - Một số ứng dụng của đòn bẩy được lợi về lực như búa nhổ đinh, kìm, kéo cắt kim loại, xe cút kít, cần cẩu múc nước giếng,... 
 - Một số ứng dụng của đòn bẩy được lợi về đường đi như kéo cắt giấy,...
3. Trọng tâm: Nêu được tác dụng của đòn bẩy. Nêu được tác dụng này trong các ví dụ thực tế.
4. Thái độ: Cẩn thận, trung thực, nghiêm túc.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đối với giáo viên: Các nhóm chuẩn bị:
- 1 lực kế có GHĐ 2N trở lên , 1 khối trụ kim loại có móc , nặng 2N.
- 1 giá đỡ có thanh ngang có đục lỗ đều để treo vật và móc lực kế.
*Cả lớp:
- 1 vật nặng, 1 gậy, 1 vật kê để minh hoạ hình 15.2 (SGK)
- Tranh vẽ to 15.1 , 15.2, 15.3,15.4và bảng 15.1.
2. Đối với học sinh: 
- Tìm hiểu trong thực tế một số công việc sử dụng đòn bẩy.
- Chuẩn bị trước nội dung bài 15 SGK.
III. HOAÏT ÑOÄNG DAÏY- HOÏC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Yêu cầu cần đạt
Hoạt động 1: Giới thiệu -Kiểm tra (7 phút)
1. Bài cũ:
- Gọi học sinh lên bảng chữa bài 14.1 và 14.2.
- Nhắc lại tình huống thực tế và giới thiệu cách giải quyết dùng đòn bẩy như SGK để vào bài.
2. Giới thiệu bài :Tổ chức tình huống học tập như SGK (3 phút).
-Trong cuộc sống hàng ngày chúng ta thường dùng những khúc cây để bẩy những vật nặng tử nơi này sang nơi khác, những khúc cây lúc này trở thành những cái đòn bẩy. Vậy, đòn bẩy có đặc điểm gì? 
 -HS lên bảng làm.
 -HS khác chú ý theo dõi nhận xét của GV.
- HS nhớ lại các kiến thức cơ bản của bài trước để xây dựng kiến thức mới của bài học.
- Tạo ra được sự cần thiết phải tìm hiểu bài mới và gây hứng thú cho HS.
Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu tạo của đòn bẩy (15 phút )
à Giới thiệu các hình vẽ 
15.2,15.3 
=> Nêu cấu tạo đòn bẩy 
à Giáo viên dùng hình vẽ phân tích cho học sinh nắm rõ được: Điểm tựa – Lực F1 (Có điểm tựa đặt tại O1) – Lực F2 (Điểm tựa 02) => Hoàn thành câu hỏi C1 
- Gv chốt ý cho HS ghi vở.
à Quan sát tranh , nêu cấu tạo của đòn bẩy: Đòn bẩy là vật có ba đặc điểm:
Lực cản (do vật tác dụng).
Lực bẩy (do con người tác dụng).
Điểm tựa.
à HS hoàn thành câu C1 
C1 - Điểm tựa là O.
Điểm tác dụng của lực F1, O1.
Điểm tác dụng của lực F2, O2.
HS ghi vở.
· Mỗi đòn bẩy đều có:
 - Điểm tựa O (trục quay);
 - Điểm tác dụng lực F1 là A;
 - Điểm tác dụng của lực F2 là B;
Hoạt động 3: Tìm hiểu xem đòn bẩy giúp con người làm việc dễ dàng hơn như thế nào (10 phút )
Đặt vấn đề:
à Yêu cầu HS đọc mục 1, quan sát hình 15.4 => cho biết các điểm O,O1,O2 là gì? 
à Các nhóm dự đoán vấn đề nêu ở mục 1. 
à Muốn kiểm tra dự đóan ta phải làm thí nghiệm.
+Thí nghiệm:
à Yêu cầu nhóm trưởng nhận dụng cụ, tiến hành đo rồi ghi kết quả vào bảng 15.1.
à Ghi kết quả thí nghiệm vào bảng phụ.
=> xác định dự đoán đúng.
 +Rút ra kết luận:
à Cho HS trả lời câu hỏi C3.
àNhấn mạnh trường hợp OO2 > OO1
Gv chốt ý cho HS ghi vở.
 - O là điểm tựa 
 O1: Điểm đặt lực cản (P Của vật) 
 O2: Điểm đặt lực kéo.
à Muốn lực nâng vật nhỏ hơn trọng lượng của vật thì khoảng cách: 
OO1> OO2
OO1= OO2
OO1< OO2
à Nhận dụng cụ, phân công việc làm.
à Nhóm trưởng báo cáo kết quả.
 =>Thảo luận.
à Muốn lực nâng vật nhỏ hơn trọng lượng vật thì phải làm cho khoảng cách từ điểm tựa đến điểm tác dụng của lực nâng lớn hơn khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của trọng lượng vật.
-HS ghi vở.
· Tác dụng của đòn bẩy là giảm và thay đổi hướng của lực tác dụng vào vật. Khi dùng đòn bẩy để nâng vật, muốn lực nâng vật nhỏ hơn trọng lượng của vật thì ta phải đặt đòn bẩy sao cho khoảng cách OA phải lớn hơn OB.
· Lấy được ví dụ thực tế có sử dụng đòn bẩy, ví dụ như: trên Hình 6.1 để nâng một hòn đá lên cao ta tác dụng vào đầu A của đòn bẩy một lực F1 hướng từ trên xuống dưới thì đòn bẩy sẽ tác dụng lên hòn đá một lực F2 bằng trọng lượng của hòn đá tại điểm B và hướng từ dưới lên trên. Ta có F1 nhỏ hơn F2.
Hoạt động 4: Củng cố – vận dụng - Dặn dò: (3 phút)
 GV hệ thống lại những kiến thức quan trọng của bài bằng cách nêu các câu hỏi để HS trả lời.
à Yêu cầu HS đọc ghi nhớ SGK/49.
à Yêu cầu HS hoạt động cá nhân tìm đáp án các câu C4, C5 và C6 .
à Quan sát quá trình hoạt động của HS và trợ giúp để các em hoàn thành bài.
à Gọi HS lần lượt nêu đáp án các câu C4, C5 và C6 và gọi HS khác nhận xét, bổ sung nếu thiếu.
à GV nhận xét và chốt lại kiến thức của bài.
 - Dặn dò: Học bài, làm bài tập SBT. 
Chuẩn bị: Ôn lại các kiến thức đã học.Chuẩn bị bài ôn tập chuẩn bị thi học kỳ I.
 à Trả lời các câu hỏi hệ thống bài của giáo viên.
à Học sinh đọc ghi nhớ.
à C4, Cối giã gạo bằng chân, bàn dập ghim, bật nấp chai, cần câu ,kiềm
à C5, Chỗ mái chèo tựa vào mạn thuyền, trục bánh xe cút kít,ốc giữ chặt hai nửa kéo, trục quay bập bênh.
-O1: chỗ nước đẩy vào mái chèo, chỗ giữa mặt đáy thùng xe cút kít chạm vào thanh nối ra tay cầm, chỗ giấy chạm vào kéo, chỗ một bạn ngồi.
-O2: chỗ tay cầm mái chèo
à C6, Đặt điểm tựa gần ống bê tông nhỏ, buộc dây kéo xa điểm tựa hơn, buộc thêm gạch, vật nặng khác vào phía cuối đòn bẩy.
HS chú ý lắng nghe GV dặn dò về nhà.
Vận dụng: Sử dụng hợp lí các dụng cụ thông thường có ứng dụng của đòn bẩy để làm việc khi cần chúng. 
 - Một số ứng dụng của đòn bẩy được lợi về lực như búa nhổ đinh, kìm, kéo cắt kim loại, xe cút kít, cần cẩu múc nước giếng,... 
 - Một số ứng dụng của đòn bẩy được lợi về đường đi như kéo cắt giấy,...
IV. PHẦN GHI BẢNG
1. Cấu tạo của đòn bẩy 
C1: - Điểm tựa là O.
Điểm tác dụng của lực F1, O1.
Điểm tác dụng của lực F2, O2.
2. Đòn bẩy giúp con người làm việc dễ dàng hơn như thế nào?
a.Đặt vấn đề 
b. Thí nghiệm: C2
c. Rút ra kết luận: 
C3 – Khi OO2 > OO1 thì F2 < F1
3. Vận dụng: C4 , C5 , C6 ; 
V. RÚT KINH NGHIỆM:

File đính kèm:

  • docBai_15_Don_bay_20150725_090951.doc