Giáo án Vật Lý 6 - Năm học 2014-2015

A. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Ôn tập lại những kiến thức cơ bản về cơ học đã được học trong chương.

2. Kỉ năng: Củng cố và đánh giá về sự nắm kiến thức của HS trong quá trình học tập.

3. Thái độ: Nghiêm túc, chủ động, hợp tác trong học tập.

B. PHƯƠNG PHÁP: Vấn đáp, nêu vấn đề.

C. CHUẨN BỊ:

Có thể chuẩn bị:

- Một số dụng cụ trực quan như nhãn ghi khối lượng tịnh của kem giặt,

 kéo cắt tóc, kéo cắt kim loại.

- Một số câu hỏi phụ thêm nếu cần.

D. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 I. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số HS.

 II. Bài cũ: - Dùng đòn bẩy có lợi gì? Cho ví dụ minh hoạ.

 - Kể tên một vài ứng dụng của đòn bẩy trong đời sống?

 - Có thể dùng một số câu hỏi ở nội dung ôn tập để kiểm tra.

 

doc61 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 3768 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Vật Lý 6 - Năm học 2014-2015, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
... ít nhất bằng ....
C3: Những khó khăn: Dể ngã, không lợi dụng được trọng lượng cơ thể, ...
HOẠT ĐỘNG 3: (5ph) Tổ chức HS bước đầu tìm hiểu về
 máy cơ đơn giản.
GV: Yêu cầu HS đọc SGK và trả lời câu hỏi C4? hoặc trả lời câu : Trong thực tế người ta thường làm thế nào để khắc phục những khó khăn vừa nêu?
HS: Đọc SGK và trả lời câu hỏi theo yêu cầu của GV.
Quan sát các hình vẽ SGK để bước đầu nhận biết các loại máy cơ đơn giản.
GV: Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi C5, C6?
HS: Thực hiện theo yêu cầu của GV.
GV: Chốt lại các thí dụ HS vừa nêu.
II. Các máy cơ đơn giản:
 - Mặt phẳng nghiêng.
 - Đòn bẩy.
 - Ròng rọc.
C4: ... dể dàng ...
 ... các máy cơ đơn giản.
C5: Không. Vì tổng lực của 4 người là:
 F = 400N.4 = 1600N
=> F < P = 2000N (trọng lượng của ống)
C6: 
 - Ròng rọc ở đỉnh cột cờ.
 - Xây đường nghiêng trước thềm để đưa xe máy lên.
 - Cần vợt để múc nước ở giếng sâu.
 IV. CỦNG CỐ:
- Đọc nội dung ghi nhớ của bài học, tìm những từ quan trọng trong đó?
- Để kéo 1vật lên theo phương thẳng đứng ta cần 1lực ít nhất là bao nhiêu?
- Kể tên các loại máy cơ đơn giản? Cho vài ví dụ.
- Vì sao người ta sử dụng các máy cơ đơn giản để kéo, nâng vật?
 V. DẶN DÒ:
- Học bài và nắm nội dụng ghi nhớ của bài học.
- Làm các bài tập trong SBTVL6.
- Tìm thêm các ví dụ về các loại máy cơ đơn giản được sử dụng trong thực tế.
- Chuẩn bị bài học mới: Đọc SGK.
TIẾT 15: MẶT PHẲNG NGHIÊNG 
 Ngày giảng:
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: HS nêu được hai thí dụ sử dụng mặt phẳng nghiêng (MPN) trong cuộc sống và chỉ rõ
 ích lợi của chúng. 
2. Kỉ năng: Biết sử dụng MPN hợp lí trong từng trường hợp.
3. Thái độ: Nghiêm túc, chủ động, hợp tác trong học tập.
B. PHƯƠNG PHÁP: Thí nghiệm khảo sát, nêu vấn đề.
C. CHUẨN BỊ:
Nhóm HS: 
- Một lực kế có GHD 2N trở lên.
 - Một khối trụ kim loại có trục quay ở giữa, nặng 2N.
	- Một mặt phẳng nghiêng có đánh dấu độ cao.
Cả lớp: 
	- Tranh vẽ to hình 14.1, 14.2 (SGK).
	- Phiếu giao việc cho từng HS và nhóm HS. 
D. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 I. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số HS.
 II. Bài cũ: - Dùng máy cơ đơn giản có lợi gì? Cho ví dụ minh hoạ.
 - Kể tên các loại máy cơ đơn giản? Cho ví dụ có sử dụng trong đs 
 III. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC
HOẠT ĐỘNG 1: (5ph) Tìm hiểu sử dụng MPN có lợi như thế nào?
GV: Treo tranh H13.2 SGK và hỏi:
- Nếu lực kéo trong H13.2 là 450N thì những người đó có kéo ống bêtông lên không? Vì sao?
HS: Trả lời câu hỏi, bổ sung nhận xét.
GV: Treo H14.1 SGK cạnh H13.2 và nêu câu hỏi:
- Những người trg H14.1 đang làm gì?
HS: Trả lời câu hỏi, bổ sung.
- Hãy tìm hiểu xem mhưngc người trong hình đã khắc phục khó khăn trong cách kéo trực tiếp như thế nào?
GV: Đặt vấn đề vào mục 2: Dùng MPN có khắc phục được khó khăn thứ 3 khg?
HS: Trả lời câu hỏi đầu bài, thảo luận nhóm trả lời câu hỏi vấn đề 2.
1. Đặt vấn đề: (SGK)
Hình 13.2(SGK)
Hình 14.1(SGK)
Tư thế đứng dể ngã.
Tư thế đứng chắc chắn hơn.
Không lợi dụng được trọng lượng của cơ thể.
Kết hợp được một phần lực của cơ thể.
Cần lực lớn(ít mhất bằng trọng lượng của vật
Cần lực nhỏ hơn trọng lượng của vật.
HOẠT ĐỘNG 2: (15ph)
 HS làm thí nghiệm thu thập số liệu.
GV: Chia nhóm, mỗi nhóm 5HS, giới thiệu dụng cụ, hướng dẫn cách lắp thí nghiệm H14.2 SGK:
 B1: Đo trọng lượng F1 của vật.
 B2: Đo lực kéo F2 (ở độ nghiêng lớn).
 B3: Đo lực kéo F2 (ở độ nghiêng vừa).
 B4: Đo lực kéo F2 (ở độ nghiêng nhỏ).
HS: Nhận dụng cụ và thí nghiệm, trả lời theo yêu cầu của GV, phân công làm thí nghiệm, ghi kết quả và cử đại điện trình bày nhận xét của nhóm mình. Trả lời các câu hỏi C1, C2 (SGK).
2. Thí nghiệm:
a. Chuẩn bị:
b. Tiến hành đo:
Kết quả thí nghiệm:
Lần đo
Mặt phẳng nghiêng
Trọng lượng của vật P = F1
Cường độ của lực kéo vật F2
lần 1
Độ nghiêng lớn
F1 = ...N
F2 = ...N
lần 2
Độ nghiêng vừa
F2 = ...N
lần 3
Độ nghiêng nhỏ
F2 = ...N
HOẠT ĐỘNG 3: (7ph) HS rút ra kết luận từ kết quả thí nghiệm.
GV: Yêu cầu HS quan sát bảng kết quả, trả lời vấn đề đặt ra đầu bài?
HS: Nêu kết luận của mình, bổ sung và hoàn chỉnh.
GV có thể gợi ý so sánh F1 và F2 rút ra kết luận?, Yêu cầu HS đọc và ghi lại kết luận trong khung.
3. Kết luận:
Khi bạt bớt bờ mương, dùng MPN để kéo ống bêtông sẽ dể dàng hơn.
HOẠT ĐỘNG 4: (7ph) Vận dụng.
GV: Phát phiếu học tập cho từng HS, yêu cầu làm bài tập vận dụng vào phiếu, tổ chức đánh giá, chấm điểm của bạn cùng bàn, yêu cầu một vài em có kết quả cao lên trình bày trước lớp.
HS: Thực hiện theo yêu cầu của GV, bổ sung và hoàn chỉnh nội dung kiến thức.
GV: Nếu còn thời gian cho HS làm bài tập ở SBTVL6.
4. Vận dụng:
C4: Dốc càng thoai thoải tức là độ nghiêng càng ít thì lực nâng người khi đi càng nhỏ (càng đỡ mệt)
C5: 	
c. F <500N, vì khi dụng tấm ván dài hơn thì độ nghiêng của tấm ván sẽ giảm. 
 IV. CỦNG CỐ:
- Đọc nội dung ghi nhớ của bài học?
- Làm như thế nào để kéo một vật lên cao được dể dàng hơn?
- Kể tên MPN được sử dụng trong đời sống. Cho vài ví dụ.
 V. DẶN DÒ:
- Học bài và nắm nội dụng ghi nhớ của bài học.
- Làm các bài tập trong SBTVL6.
- Tìm thêm các ví dụ về MPN được sử dụng trong đời sống thực tế.
- Chuẩn bị bài học mới: Đọc SGK.
TIẾT 16: ĐÒN BẨY 
 Ngày giảng:
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: HS nêu được hai thí dụ về sử dụng đòn bẩy trong cuộc sống. Xđ được điểm tựa (O), 
 các lực tác dụng lên đòn bẩy đó (điểm O1,O2 và lực F1, F2). 
2. Kỉ năng: Biết sử dụng đòn bẩy trong những công việc thích hợp (biết thay đổi vị trí của các điểm
 O, O1, O2 cho phù hợp với yêu cầu sử dụng.
3.Thái độ: Nghiêm túc, chủ động, hợp tác trong học tập.
B. PHƯƠNG PHÁP: Thí nghiệm khảo sát, nêu vấn đề.
C. CHUẨN BỊ:
Nhóm HS: 
- Một lực kế có GHD 2N trở lên.
 - Một khối trụ kim loại có trục quay ở giữa, nặng 2N.
	- Một giá đỡ có thanh ngang.
Cả lớp: 
	- 1vật nặng, 1gậy, 1vật để minh hoạ H15.2 (SGK).
	- Tranh vẽ to H15.1, 15.2, 15.3, 15.4 (SGK).
	- Nếu có thể nên chuẩn bị phiếu học tập cho từng HS. 
D. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 I. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số HS.
 II. Bài cũ: - Dùng máy cơ đơn giản MPN có lợi gì? Cho ví dụ minh hoạ.
 III. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC
HOẠT ĐỘNG 1: (2ph) Tổ chức tình huống học tập?
GV: Nhắc lại tình huống thực tế và giới thiệu cách giải quyết thứ 3 “dùng đòn bẩy” như trong SGK (phần in nghiêng)
=> Vào bài mới
HOẠT ĐỘNG 2: (7ph) Tìm hiểu cấu tạo của đòn bẩy.
GV: Giới thiệu 3hình vẽ 15.1, 15.2, 15.3 (SGK), yêu cầu HS đọc mục 1 và cho biết: Các vật được gọi là đòn bấy có 3 yếu tố nào?
HS: trả lời theo yêu cầu của GV.
GV: Dùng vật nặng, gậy, vật kê để minh hoạ H15.2 (SGK).
GV: Có thể đặt câu hỏi: Dùng đòn bẩy mà thiếu 1 trong 3 yếu tố được không?
HS: Quan sát tranh vẽ và đọc SGK trả lời câu hỏi theo điều khiển của GV.
I. Tìm hiểu cấu tạo của đòn bẩy:
 - Điểm tựa O.
 - Trọng lượng vật (F1) cần nâng O1
 - Lực nâng vật (F2) O2	 O2
 F2
 O
 O1
 F1
C1: (1) – O1, (2) – O, (3) – O2, (4) – O1
 (5) – O , (6) – O2.
GV: Yêu cầu HS đọc phần II mục 1 (SGK) và đặt câu hỏi:
- Trong H15.4 các điểm O, O1, O2 là gì?
- Khoảng cách OO1, OO2 là gì?
- Vấn đề ta cần ng/c trong bài học là gì?
HS: Trả lời theo ycầu của GV, bổ sung.
GV: Chốt lại vấn đề cần ng/c là: So sánh lực kéo F2 và trọng lượng F1 của vật khi thay đổi khoảng cách OO1 và OO2. Muốn cho F2 < F1 thì OO1 và OO2 phải thoả mản điều kiện gì?
HS: Đọc SGK suy nghĩ về câu hỏi. Một vài HS trả lời, bổ sung và hoàn chỉnh.
GV: Yêu cầu HS làm th/ng theo HD của GV, trả lời câu hỏi C2 (SGK), càn lưu ý HS chỉnh số 0, cách cầm lực kế để đo.
HS: Thực hiện theo yêu cầu của GV làm th/ng ghi kết quả đo vào bảng.
GV: Yêu cầu HS điền từ vào chổ trống câu C3 (SGK) Nhận xét bổ sung và hoàn chỉnh nội dung.
GV: Lưu ý HS có 3 cách điền vào câu 
C3: Muốn lực nâng nhỏ hơn (hoặc lớn hơn hoặc bằng) trọng lượng của vật thì phải làm cho khoảng cách OO2, OO1 lớn hơn (hoặc nhỏ hơn hoặc bằng) ...
II. Đòn bẩy giúp con người làm việc dể dàng hơn như thế nào:
1. Đặt vấn đề: (SGK)
2. Thí nghiệm:
 a. Chuẩn bị:
 b. Tiến hành đo:
Kết quả đo:
So sánh OO2 với OO1
Trọng lượng của vật P = F1
Cường độ của lực kéo vật F2
OO2 > OO1
F1 = ... N
F2 = ... N
OO2 = OO1
F2 = ... N
OO2 < OO1
F2 = ... N
3. Kết luận: ... (1) nhỏ hơn .... (2) lớn hơn .......
HOẠT ĐỘNG 4: 
TIẾT 17: ÔN TẬP 
 Ngày giảng:
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Ôn tập lại những kiến thức cơ bản về cơ học đã được học trong chương.
2. Kỉ năng: Củng cố và đánh giá về sự nắm kiến thức của HS trong quá trình học tập.
3. Thái độ: Nghiêm túc, chủ động, hợp tác trong học tập.
B. PHƯƠNG PHÁP: Vấn đáp, nêu vấn đề.
C. CHUẨN BỊ:
Có thể chuẩn bị:
- Một số dụng cụ trực quan như nhãn ghi khối lượng tịnh của kem giặt, 
 kéo cắt tóc, kéo cắt kim loại...
- Một số câu hỏi phụ thêm nếu cần.
D. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 I. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số HS.
 II. Bài cũ: - Dùng đòn bẩy có lợi gì? Cho ví dụ minh hoạ.
	 - Kể tên một vài ứng dụng của đòn bẩy trong đời sống?
	 - Có thể dùng một số câu hỏi ở nội dung ôn tập để kiểm tra.
 III. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG 1: (15ph) Ôn tập.
GV: Cho HS trả lời cả 13 câu hỏi trong SGK bằng cách vấn đáp, trả lời bằng phiếu học tập. Yêu cầu trình bày trước lớp, HS bổ sung và hoàn chỉnh nội dung.
HS: Thực hiện theo các yêu cầu của GV, trả lời lần lượt các câu hỏi, nhận xét bổ sung và hoàn chỉnh nội dung.
C1: a. thước. 	b. bình chia độ, bình tràn. 	c. lực kế. 	d. cân.
C2: Lực.
C3: Làm vật bị biến dạng hoặc làm biến đổi chuyển động của vật.
C4: Hai lực cân bằng.
C5: Trọng lực hay trọng lượng.
C6: Lực đàn hồi.
C7: Khối lượng của kem giặt trong hộp.
C8: Khối lượng riêng.
C9: - mét: m
- mét khối: m3
- niutơn: N
- kilôgam: kg
- kilôgam trên mét khối: kg/m3
C10: P = 10m
C11: D = 
C12: Mặt phẳng nghiêng, ròng rọc, đòn bẩy.
C13: - ròng rọc.
- mặt phẳng nghiêng.
- đòn bẩy.
HOẠT ĐỘNG 2: (15ph) Vận dụng.
 GV: Nên chọn 1-2 HS lên bảng thực hiện từng câu hỏi một, yêu cầu HS cả lớp nhận xét, bổ sung và hoàn chỉnh các nội dung cần thiết.
 HS: Thực hiện theo lần lượt yêu cầu của GV của từng câu hỏi: Nhận xét, bổ sung, hoàn chỉnh.
 GV: Cần chốt lại những nội dung HS còn nắm chưa chắc, lơ mơ.
 HS: Tự thu thập thông tin chính xác và ghi vở.
Câu 1: - Con trâu tác dụng lực kéo lên cái cày.
 - Người thủ môn bóng đá tác dụng lực đẩy lên quả bóng đá.
 - Chiếc kìm nhổ đinh tác dụng lực kéo lên cái định
 - Thanh nam châm tác dụng lực hút lên cái đinh.
 - Chiếc vợt bóng bàn tác dụng lực đẩy lên quả bóng bàn.
Câu 2: Chọn C.
Câu 3: Cách B.
 GV: Câu 4 và 5 HS tự thu thập và ghi vào vở.
Câu 6:
a. Để làm cho lực mà lưỡi kéo t/d vào tấm kim loại lớn hơn lực mà tay ta t/d vào tay cầm.
b. Vì để cắt giấy hoặc cắt tóc thì chỉ cần lực nhỏ, nên tuy lưỡikéo dài hơn tay cầm mà lực của tay ta vẫn có thể cắt được. Bù lại ta được điều lợi là tay ta di chuyển ít mà tạo ra được vết cắt dài trên tờ giấy.
HOẠT ĐỘNG 3: (12ph) Trò chơi ô chữ.
Kết quả ô chữ: 
T
R
Ọ
N
G
L
Ự
C
K
H
Ố
I
L
Ư
Ợ
N
G
C
Á
I
C
Â
N
L
Ự
C
Đ
À
N
H
Ồ
I
Đ
Ò
N
B
Ẩ
Y
T
H
Ư
Ớ
C
D
Â
Y
 IV. CỦNG CỐ:
- Đọc nội dung ghi nhớ của bài học?
- Dùng RRCĐ và RRĐ có lợi gì?
- Kể tên vài ứng dụng của RRCĐ và RRĐ trong đời sống và kỉ thuật. 
 V. DẶN DÒ:
- Học bài và nắm nội dụng ghi nhớ của bài học.
- Làm các bài tập trong SBTVL6.
- Tìm thêm các ví dụ về RR sử dụng trong đời sống thực tế.
- Chuẩn bị bài học mới: Đọc SGK.
TIẾT 18: KIỂM TRA HỌC KÌ I
 Ngày giảng:
A. MỤC TIÊU:
1. Đánh giá nhận thức của HS về các kiến thức đã được học ở HKI.
2. Vận dụng được các kiến thức vào việc trả lời các câu hỏi và giải bài tập.
3. Nghiêm túc, tự giác, sáng tạo trong làm bài.
4. Rèn luyện các kỉ năng giải bài tâp
B. PHƯƠNG PHÁP: TNKQ + TNTL
C. CHUẨN BỊ:
	Ôn tập các nội dung SGK hướng dẫn
D. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 I. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số HS.
 II. Bài cũ: Không
 III. Bài mới: 
NỘI DUNG BÀI KIỂM TRA
Phần I: (4đ) Trắc nghiệm khách quan:
Mỗi bài tập dưới đây có các câu trả lời A, B, C, D. Hãy chọn câu trả lời đúng nhất:
 Câu 1: 1ki-lô-mét (km) bằng:
A. 1000cm. 	 B. 10 000cm. C. 100 000cm. D. 1 000 000cm.
 Câu 2: Tivi 20 inh có nghĩa là đường chéo của màn hình có độ dài là:
A. 20cm. B. 40cm. C. 25,4cm. D. 50,8cm.
 Câu 3: Một lít nước có khối lượng là 1kg, 1m3 nước sẽ có khối lượng là:
 	A. 1kg. B. 10kg. C. 1tạ. D. 1tấn.
 Câu 4: Để đo thể tích một vật rắn không thấm nước, người ta thường dùng:
A. Cân. B. Bình chia độ. C. Thước. D. Lực kế
 Câu 5: Khối lượng của một con voi là 6tấn, khối lượng một con kiến là 1mg, như vậy 
 khối lượng con voi sẽ gấp ... lần con kiến:
 	 A. 6 triệu. B. 60 triệu. C. 600 triệu. D. 6 tỉ. 
 Câu 6: Người ta đo thể tích chất lỏng bằng bình chia độ có ĐCNN 0,6cm3. Cách ghi 
 kết quả nào sau đây là đúng:
 	A. V1 = 20cm3. B. V1 = 20,5cm3. C. V1 = 20,50cm3. D. V1 = 20,2cm3. 
 Câu 7: Lực nào dưới đây là lực đàn hồi:
A. Lực hút của nam châm tác dụng lên miếng sắt.
`	B. Lực đẩy của lò xo dưới yên xe đạp.
C. Trọng lượng của một quả nặng.
D. Lực kết dính giữa băng keo với một mặt phẳng.
 Câu 8: Muốn đo khối lượng của một viên sỏi, ta cần dùng các dụng cụ nào sau:
A. Một cái cân. B. một lực kế.
C. Một bình chia độ. C. Cái cân và bình chia độ.
B. Phần II: (2đ) Chọn từ, cụm từ thích hợp trong khung để điền vào chổ trống. 
 trọng lượng; lực kéo; cân bằng; biến dạng; trái đất; dây gầu
 Câu 9: Một gầu nước treo đứng yên ở đầu một sợi dây gầu. Gầu nước chịu tác dụng
 của hai lực ................, lực thứ nhất là ........................của dây gầu, lực thứ 2 
 là .................... của gầu nước. Lực kéo do ........................... tác dụng vào gầu, 
 trọng lượng do ............................ tác dụng của gầu.
 Câu 10: Khi ngồi trên yên xe máy thì lò xo giảm xóc bị nén lại, .......................... của
 người và xe đã làm cho lò xo bị ...................................
Phần III. (4đ)Tự luận: 
 Câu 11: Hãy nêu cách đo trọng lượng riêng của một viên bi thuỷ tinh.
 Câu 12: Một hòn gạch 3lổ có khối lượng là 2,4kg. Hòn gạch có thể tích là 1800cm3. 
 Mỗi lổ có thể tích là 200cm3. Tính khối lượng riêng của gạch.
 IV. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM:
Phần I: (4đ) Mỗi câu đúng 0,5đ.
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Câu 6
Câu 7
Câu 8
C
D
C
B
D
B
B
C
Phần II: (2đ) Mỗi câu đúng 1đ.
 Câu 9: ... cân bằng ... lực kéo, ... trọng lượng. ... dây gầu ... trái đất
 Câu 10: ... trọng lượng .... biến dạng. 
Phần III. (4đ) 
 Câu 11: (2đ) - Đo trọng lượng của viên bi bằng lực kế. (0,5đ)
 - Đo thể tích của viên sỏi bằng bình chia độ. (0,5đ)
 - Tính P = . (1đ)
 Câu 12: (2đ)
- Thể tích của viên gạch:
 	V = 1800cm3 – ( 200cm3 .3) = 1200cm3 = 0,0012m3. (1đ) 
- Khối lượng riêng của viên gạch:
D = = 2000kg/m3 (1đ)
 V. DẶN DÒ: 
- Ôn tập các nội dụng đã kiểm tra.
- Chuẩn bị bài học mới. Đọc SGK
TIẾT 19: RÒNG RỌC 
 Ngày giảng:
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: HS nêu được hai thí dụ về sử dụng ròng rọc trong cuộc sống, và chỉ ra được lợi ích 
 của chúng. 
2. Kỉ năng: Biết sử dụng ròng rọc trong những công việc thích hợp.
3. Thái độ: Nghiêm túc, chủ động, hợp tác trong học tập.
B. PHƯƠNG PHÁP: Thí nghiệm khảo sát, nêu vấn đề.
C. CHUẨN BỊ:
Nhóm HS: 
- Một lực kế có GHD 2N trở lên.
 - Một khối trụ kim loại có trục quay ở giữa, nặng 2N.
	- Một ròng rọc cố định (kèm theo giá đỡ của đòn bẩy)
	- Một ròng rọc động (kèm theo giá đỡ của đòn bẩy)
	- Dây vắt qua ròng rọc.
Cả lớp: 
	- Tranh vẽ to H16.1, 16.2, bảng 16.1 (SGK).
	- Nếu có thể nên chuẩn bị phiếu học tập cho từng HS. 
D. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 I. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số HS.
 II. Bài cũ: - Dùng đòn bẩy có lợi gì? Cho ví dụ minh hoạ.
	 - Kể tên một vài ứng dụng của đòn bẩy trong đời sống?
 III. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC
HOẠT ĐỘNG 1: (5ph) Tổ chức tình huống học tập?
GV: Có thể nêu vài tình huống thực tế của bài học này, ba cách giải quyết của 3 bài trước và cách giải quyết thứ 4 là bài học này. Dùng nội dung in ở SGK để đặt vấn đề => Vào bài mới
Tình huống học tập
HOẠT ĐỘNG 2: (5ph) Tìm hiểu cấu tạo của ròng rọc.
GV: Yêu cầu HS đọc SGK mục I, quan sát dụng cụ thật hoặc hình vẽ để trả lời câu hỏi C1 (SGK). Sau đó GV giới thiệu chung về ròng rọc cho HS nắm. Yêu cầu HS phân biệt được 2 loại ròng rọc.
HS: Thực hiện theo yêu cầu của GV, phân biệt được 2loại và vẽ được sơ đồ.
- RRCĐ trục bánh xe được mắc cố định, Bxe quay quanh trục cố định
- RRĐ trục bánh xe không được mắc cố định, Bxe quay với chđộng của trục.
I. Tìm hiểu về ròng rọc:
- Ròng rọc cố định: (RRCĐ) (H.a)
- Ròng rọc động: (RRĐ) (H.b)
	a,	b,
HOẠT ĐỘNG 3: (25ph) Tìm hiểu xem ròng rọc giúp con người làm việc 
dể dang hơn như thế nào?
GV: Tổ chức cho HS làm th/ng: Giới thiệu dụng cụ, lắp đặt, tiến hành th/ng và yêu cầu HS trả lời câu C2 (SGK)
HS: Thực hiện theo yêu cầu của GV thực hiện th/ng, ghi kết quả vào bảng 16.1 đã kẻ sẳn.
GV: Tổ chức HS nhận xét và rút ra kết luận. Yêu cầu trình bày kết quả th/ng và dựa vào kết quả đó để làm câu C3 (SGK), bổ sung và hoàn chỉnh nội dụng.
HS: Thực hiện theo yêu cầu của GV:
- Trình bày kết quả th/ng, làm câu C3?
GV: Yêu cầu HS làm việc cá nhân câu C4 để rút ra kết luận.
HS: Làm việc cá nhân câu C4 và KL?
II. Ròng rọc giúp con người làm việc dể dàng hơn như thế nào?
1. Thí nghiệm:
 a. Chuẩn bị: (SGK)
 b. Tiến hành đo:
Kết quả đo:
Lực kéo vật lên trong trường hợp
Chiều của lực kéo
Cường độ của lực kéo
Không dùng ròng rọc
Từ dưới lên
... N
Dùng ròng rọc cố định
...
... N
Dùng ròng rọc động
...
... N
2. Nhận xét:
C3: 	
 a. Chiều: ngược nhau.
 Độ lớn: như nhau.
 b. Chiều: không thay đổi.
 Độ lớn: Lực kéo qua RR nhỏ hơn.
3. Kết luận: 
 a. ... (1) cố định ...
 b. ... (2) động ...
 IV. CỦNG CỐ:
- Đọc nội dung ghi nhớ của bài học?
- Dùng RRCĐ và RRĐ có lợi gì?
- Kể tên vài ứng dụng của RRCĐ và RRĐ trong đời sống và kỉ thuật. 
 V. DẶN DÒ:
TIẾT 20: ÔN TẬP TỔNG KẾT CHƯƠNG I: CƠ HỌC
 Ngày giảng:
A. MỤC TIÊU:
1. Ôn tập lại những kiến thức cơ bản về cơ học đã được học trong chương I.
2. Củng cố và đánh giá về sự nắm kiến thức của HS trong quá trình học tập.
3. Rèn luyện những kỉ năng cơ bản để giải các bài tập định tính và định lượng.
4. Nghiêm túc, chủ động, hợp tác trong học tập.
B. PHƯƠNG PHÁP: Vấn đáp, nêu vấn đề.
C. CHUẨN BỊ:
Có thể chuẩn bị:
- Một số dụng cụ trực quan như nhãn ghi khối lượng tịnh của kem giặt, 
 kéo cắt tóc, kéo cắt kim loại...
- Một số câu hỏi phụ thêm nếu cần.
D. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 I. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số HS.
 II. Bài cũ: - Dùng đòn bẩy có lợi gì? Cho ví dụ minh hoạ.
	 - Kể tên một vài ứng dụng của đòn bẩy trong đời sống?
	 - Có thể dùng một số câu hỏi ở nội dung ôn tập để kiểm tra.
 III. Bài mới: HOẠT ĐỘNG 1: (15ph) Ôn tập.
GV: Cho HS trả lời cả 13 câu hỏi trong SGK bằng cách vấn đáp, trả lời bằng phiếu học tập. Yêu cầu trình bày trước lớp, HS bổ sung và hoàn chỉnh nội dung.
HS: Thực hiện theo các yêu cầu của GV, trả lời lần lượt các câu hỏi, nhận xét bổ sung và hoàn chỉnh nội dung.
C1: a. thước. 	b. bình chia độ, bình tràn. 	c. lực kế. 	d. cân.
C2: Lực.
C3: Làm vật bị biến dạng hoặc làm biến đổi chuyển động của vật.
C4: Hai lực cân bằng.
C5: Trọng lực hay trọng lượng.
C6: Lực đàn hồi.
C7: Khối lượng của kem giặt trong hộp.
C8: Khối lượng riêng.
C9: - mét: m
- mét khối: m3
- niutơn: N
- kilôgam: kg
- kilôgam trên mét khối: kg/m3
C10: P = 10m
C11: D = 
C12: Mặt phẳng nghiêng, ròng rọc, đòn bẩy.
C13: - ròng rọc.
- mặt phẳng nghiêng.
- đòn bẩy.
HOẠT ĐỘNG 2: (15ph) Vận dụng.
 GV: Nên chọn 1-2 HS lên bảng thực hiện từng câu hỏi một, yêu cầu HS cả lớp nhận xét, bổ sung và hoàn chỉnh các nội dung cần thiết.
 HS: Thực hiện theo lần lượt yêu cầu của GV của từng câu hỏi: Nhận xét, bổ sung, hoàn chỉnh.
 GV: Cần chốt lại những nội dung HS còn nắm chưa chắc, lơ mơ.
 HS: Tự thu thập thông tin chính xác và ghi vở.
Câu 1: - Con trâu tác dụng lực kéo lên cái cày.
 - Người thủ môn bóng đá tác dụng lực đẩy lên quả bóng đá.
 - Chiếc kìm nhổ đinh tác dụng lực kéo lên cái định
 - Thanh nam châm tác dụng lực hút lên cái đinh.
 - Chiếc vợt bóng bàn tác dụng lực đẩy lên quả bóng 

File đính kèm:

  • docly lop 6.doc
Giáo án liên quan