Giáo án Vật lý 6 bài 28: Sự nóng chảy và đông đặc
C1: Khi đun nóng thì nhiệt độ của băng phiến tăng dần, đường biểu diễn từ phút 0 đến 6 phút là đoạn thẳng nằm nghiêng
C2: Tới 800C thì băng phiến băt đầu nóng chảy. Lúc này băng phiến đang ở thể rắn và lỏng.
C3: Trong suốt thời gian nóng chảy nhiệt độ của băng phiến không thay đổi. Đường biểu diễn từ phút thứ 8 đến phút thứ 11 là đường nằm ngang.
Họ và tên: Trần Thị Bài Lớp: Toán – Lý Giáo viên hướng dẫn: Lê Thị Thanh Ngày dạy: 19/3/2015 Tiết 28 SỰ NÓNG CHẢY VÀ ĐÔNG ĐẶC 1. Mục tiêu a, Kiến thức: - Nhận biết và phát biểu được những đặc điểm cơ bản của sự nóng chảy. - Vận dụng được kiến thức để giải thích 1 số hiện tượng đơn giản. b, Kĩ năng: - Bước đầu biết khai thác bảng ghi kết quả thí nghiệm, cụ thể là sử dụng bảng này vẽ đường biểu diễn và từ đường biểu diễn biết rút ra kết luận cần thiết. c, Thái độ: - Nghiêm túc cẩn thận, yêu thích bộ môn 2. Chuẩn bị của GV và HS a, Giáo viên: - Máy chiếu - Một giá đỡ thí nghiệm, ột kiềng và lưới đốt. - Hai kẹp vạn năng, một cốc đốt - Một nhiệt kế chia độ tới 1000C, một ống nghiệm và một que khuấy. - Một đèn cồn, băng phiến tan nhỏ, khăn lau b, Học sinh: - Mỗi em một thước kẻ, một bút chì, một tờ giấy kẻ ô vuông thông dụng khổ vở HS để vẽ đường biểu diễn. 3. Tiến trình bài day: a, Kiểm tra bài cũ: kết hợp trong giờ học b, Bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung GV: Đặt vấn đề Làng Ngũ Xã ở Hà Nội, nổi tiếng về đúc đồng. Năm 1677 các nghệ nhân của làng này đã đúc thành công pho tượng Huyền Thiên Trấn Vũ bằng đồng đen, là một trong những pho tượng lớn nhất ở nước ta. Tượng cao 3,48m , có khối lượng 4000kg , hiện đang được đặt tại đền Quán Thánh , Hà Nội. Việc đúc đồng liên quan đến hiện tượng vật lí mà các em sẽ học trong bài này. Hoạt động 1: Sự nóng chảy (27’) Giới thiệu thí nghiệm và phân tích thí nghiệm về sự nóng chảy GV: Mô tả thí nghiệm về sự nóng chảy ở hình 24.1. giới thiệu cho HS chức năng của từng dụng cụ trong thí nghiệm. Sau đó giới thiệu cách làm thí nghiệm và kết quả theo dõi nhiệt độ và trạng thái của băng phiến. GV: Quan sát hình 24.1 và hình chiếu cho biết thí nghiệm gồm những dụng cụ nào? HS: Quan sát và trả lời GV: Nhận xét bổ sung GV: Tiến hành thí nghiệm ảo trên máy chiếu HS: Quan sát thí nghiệm GV: Chú ý HS quan sát khi chưa dùng đèn cồn đun nước thì băng phiến ở trạng thái gì? HS: Trạng thái rắn GV: Nhận xét GV: Khi nhiệt độ ở 800c thì băng phiến ở trạng thái gì? HS: Trạng thái rắn và lỏng GV: Nhận xét GV: Khi nhiệt độ trên 800c thì băng phiến chuyển sang trạng thái nào? HS: Trạng thái lỏng GV: Chiếu bảng kết quả 24.1 và Chốt lại câu trả lời HS: Quan sát thảo luận nhóm – yếu cầu TN - Dựa vào kết quả trên hãy vẽ đường biểu diễn sự nóng chảy của băng phiến. GV: Hướng dẫn HS vẽ. + Cách vẽ các trục : Trục thời gian : trục nằm ngang ; Trục nhiệt độ : trục thẳng đứng . + Cách biểu diễn giá trị trên các trục . Trục thời gian bắt đầu từ phút 0 , còn trục nhiệt độ bắt đầu từ nhiệt độ 60oC . Làm mẫu xác định điểm biểu diễn trên đồ thị – nối các điểm biểu diễn thành đường biểu diễn . -Theo dõi và vẽ đường biểu diễn . GV: Yêu cầu HS xác định các điểm biểu diễn tiếp theo và nối các điểm đó lại thành đường biểu diễn HS:Quan sát cách vẽ đường biểu diễn GV: Vẽ hướng dẫn 3 điểm đầu tương ứng với các phút 0, 1, 2 HS:Vẽ đường biểu diễn vào vở GV: Gọi HS lên bảng xác định tiếp các điểm HS: Lên bảng xác định tiếp các điểm GV:Lưu ý hướng dẫn HS vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ của băng phiến trên bảng có kẻ ô vuông,vừa phân tích bảng số liệu,vừa vẽ đường biểu diễn nên làm mẫu cho HS quan sát sau đó HS tự vẽ vào GV: Chiếu đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ của băng phiến theo thời gian khi nóng chảy. Phân tích kết quả thí nghiệm GV: Dựa vào kết quả đường biểu diễn hướng dẫn thảo luận các câu C1, C2, C3, C4 GV: C1: khi được đun nóng thì nhiệt độ của băng phiến thay đổi như thế nào? Đương biểu diễn từ phút 0 đến phút thứ 6 là đoạn thăng nằm nghiêng hay nằm ngang HS: Nhiệt độ của băng phiến tăng dần, đường biểu diễn từ phút 0 đến 6 phút là đoạn thẳng nằm nghiêng GV: Gọi HS nhận xét câu trả lời của bạn HS: Một HS Nhận xét GV: Chiếu đường biểu diễn xác định nhiệt độ nóng chảy của băng phiến và chốt lại câu trả lời GV: Gọi HS đọc câu hỏi C2 và yeu cầu HS trả lời HS: Đọc và trả lời: 800C thì băng phiến băt đầu nóng chảy. thể rắn và lỏng GV: Gọi 1 HS nhận xét HS: Nhận xét GV: Chiếu câu trả lời và nhận xét GV: Yêu cầu HS đọc và trả lời câu hỏi C3, C4 HS: Trả lời câu hỏi C3, C4 GV: Nhận xét và chiếu kết quả HS: Hoàn thành kết quả Hoạt động 2: Rút ra kết luận (8’) GV:Yêu cầu học sinh chọn từ thích hợp vào chỗ trống ở C5/Sgk HS: lựa chọn GV:Gọi học sinh trả lời câu hỏi C5 HS: Trả lời câu hỏi GV:Nhận xét -Yêu cầu học sinh cho ví dụ về sự nóng chảy trong thực tế HS: trả lời + nước đá để ngoài trời nắng +Ngọn nến đang cháy 1- Sự nóng chảy 1. Phân tích kết quả thí nghiệm - Dụng cụ thí nghiệm + Ống nghiệm có chứa băng phiến + Đèn cồn + Giá đỡ + Nhiệt kế ( Để đo nhiệt độ nóng chảy của băng phiến) + Cốc chứa nước - Tiến hành thí nghiệm ảo + khi chưa dùng đèn cồn đun nước thì băng phiến ở trạng thái rắn + Khi nhiệt độ ở 800c thì băng phiến ở trạng thái rắn và lỏng + Khi nhiệt độ trên 800c thì băng phiến chuyển sang trạng thái lỏng - Kết quả : Bảng 24.1 Thời gian đun ( phút) Nhiệt dộ (0C) Thể rắn hay lỏng 0 60 Rắn 1 63 Rắn 2 66 Rắn 3 69 Rắn 4 72 Rắn 5 75 Rắn 6 77 Rắn 7 79 Rắn 8 80 Rắn và lỏng 9 80 Rắn và lỏng 10 80 Rắn và lỏng 12 80 Rắn và lỏng 12 81 Lỏng 13 82 Lỏng 14 84 Lỏng 15 86 Lỏng - Vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ của băng phiến theo thời gian khi nóng chảy. 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 15 Nhiệt độ (0C) T/Gian 60 80 86 - Phân tích kết quả: Thảo luận các câu C1, C2, C3, C4 C1: Khi đun nóng thì nhiệt độ của băng phiến tăng dần, đường biểu diễn từ phút 0 đến 6 phút là đoạn thẳng nằm nghiêng C2: Tới 800C thì băng phiến băt đầu nóng chảy. Lúc này băng phiến đang ở thể rắn và lỏng. C3: Trong suốt thời gian nóng chảy nhiệt độ của băng phiến không thay đổi. Đường biểu diễn từ phút thứ 8 đến phút thứ 11 là đường nằm ngang. C4: Khi băng phiến đã nóng chảy hết thì nhiệt độ của băng phiến tiếp tục tăng. Đường biểu diễn từ phút thứ 11 đến phút thứ 15 là đương nằm nghiêng. 2- Rút ra kết luận C5: a, Băng phiến nóng chảy ở 800C nhiệt độ này gọi là nhiệt độ nóng chảy của băng phiến. b, Trong thời gian nóng chảy nhiệt độ của băng phiến không thay đổi. c, Củng cố: (3’) * GV: Nêu tóm tắt nội dung TN về sự nóng chảy của băng phiến . Cách vẽ đường biểu diễn sự nóng chảy của băng phiến d, Hướng dẫn học bài ở nhà: (2’) - yêu cầu làm bài tập 24 – 25.4 - Hoàn thiện vẽ đường biểu diễn sự nóng chảy của băng phiến - Đọc bài sự đông đặc của băng phiến
File đính kèm:
- ly_6_20150725_111201.doc