Giáo án Vật lý 6 bài 15: Đòn bẩy

Tìm hiểu xem đòn bẩy có giúp con người làm việc dễ dàng hơn như thế nào? (25 ph)

- GV: Yều cầu HS đọc mục 1, quan sát hình 15.4 và cho biết các điểm O, O1, O2 là gì? Khoảng cách OO1, OO2 là gì?

- GV: Vấn đề ta cần nghiên cứu trong bài học là gì?

- GV: Phát dụng cụ thí nghiệm cho các nhóm. Sau đó HS lắp thí nghiệm theo hình 15.4, tiến hành thí nghiệm rồi ghi kết quả vào bảng thí nghiệm.

Lưu ý: Điều chỉnh lực kế về vị trí 0 ở tư thế cầm ngược, và cầm vào thân lực kế.

 

doc4 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 3343 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 6 bài 15: Đòn bẩy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 16	Ngày soạn: 20/11/2013
Tiết PPCT: 16	Lớp: 6
Bài 15. ĐÒN BẨY
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Nêu được 2 thì dụ về sử dụng đòn bẩy trong cuộc sống. Xác định được điểm tựa (O), các lực tác dụng lên đòn bẩy (điểm O1, O2, và lực F1, F2).
- Biết sử dụng đòn bẩy trong những công việc thích hợp (biết thay đổi vị trí của các điểm O, O1, O2 cho phù hợp với yêu cầu sử dụng).
2. Kỹ năng: Sử dụng thành thạo các dụng cụ thí nghiệm.
3. Thái độ: Cẩn thận, trung thực, nghiêm túc.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng dạy học:
- Mỗi nhóm: 1 lực kế có GHĐ là 2N trở lên, 1 khối trụ kim loại có móc, nặng 2N, 1 giá đỡ có thanh ngang, 1 sợi dây.
- Hình 15.1, 15.2, 15.3 SGK phóng to, vật nặng, gậy, vật kê, phiếu học tập (bảng 15.1 Kết quả thí nghiệm).
2. Phương pháp: Trực quan, đàm thoại, thảo luận nhóm.
III. TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY:
1. Ổn định lớp: (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: Bài dài nên không kiểm tra bài cũ.
3. Bài mới:
Vào bài: (2 phút) GV treo tranh 15.1 và đặt vấn đề như SGK.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu tạo đòn bẩy (7 ph)
- GV: Treo và giới thiệu các hình vẽ 15.2;15.3.
- GV: Yêu cầu HS tự đọc phần I.
- GV: Các vật được gọi là đòn bẩy có 3 yếu tố, đó là những yếu tố nào? Nếu thiếu 1 trong 3 yếu tố đó được không?
- GV: Yêu cầu HS hoàn thành C.1
- GV: Nhận xét về một số đặc điển của các đòn bẩy ở hình 15.1;15.2;15.3
- GV: Tác dụng của máy cơ đơn giản là gì?
- GV: Đòn bẩy thuộc loại máy cơ đơn giản. Vậy đòn bẩy giúp con người làm việc dễ dàng hơn như thế nào?
Hoạt động 2: Tìm hiểu xem đòn bẩy có giúp con người làm việc dễ dàng hơn như thế nào? (25 ph)
- GV: Yều cầu HS đọc mục 1, quan sát hình 15.4 và cho biết các điểm O, O1, O2 là gì? Khoảng cách OO1, OO2 là gì?
- GV: Vấn đề ta cần nghiên cứu trong bài học là gì?
- GV: Phát dụng cụ thí nghiệm cho các nhóm. Sau đó HS lắp thí nghiệm theo hình 15.4, tiến hành thí nghiệm rồi ghi kết quả vào bảng thí nghiệm.
Lưu ý: Điều chỉnh lực kế về vị trí 0 ở tư thế cầm ngược, và cầm vào thân lực kế. 
- GV: Hãy cho biết độ lớn của lực kéo khi khỏang cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của trọng lực (OO1) lớn hơn (nhỏ hơn, bằng) khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của lực kéo (OO2).
- GV: Hãy so sánh lực kéo với trọng lượng của vật trong từng trường hợp làm thí nghiệm.
- GV: Yêu cầu HS hoàn thành C.3.
Lưu ý: Do yêu cầu của phần đặt vấn đề lực nâng vật lên nhỏ hơn trọng lượng của vật nên C3 chỉ trả lời cách thứ nhất(OO2>OO1 thì(F2<F1)
Hoạt động 3: Vận dụng (5ph)
- GV: Vận dụng trả lời C4, C5, C6.
- HS: Quan sát.
- HS: Tự đọc phần I.
- HS: Nghe câu hỏi và trả lời.
- HS: Hoàn thành C.1
+ Điểm tựa O: 2,5
 + Điểm tác dụng của lực F1 là O1: 1,4
 + Điểm tác dụng của lực F2 là O2: 3,6.
- HS: Nhận xét:
+ Đòn bẩy hình 15.1,15.2: Điểm O1 và O2 ở hai phía của điểm tựa O.
+ Đòn bẩy hình 15.3: Đòn bẩy không thẳng.
- HS: Giúp thực hiện công việc dễ dàng hơn.
- HS: Đọc mục 1, quan sát hình 15.4 và trả lời.
- HS: Muốn F2<F1, thì OO1 và OO2 phải thỏa mãn điều kiện gì?
- HS: Lắp thí nghiệm theo hình 15.4, tiến hành thí nghiệm.
- HS: Dựa vào kết quả TN trả lời. 
- HS: So sánh
- HS: Hoàn thành C.3.
- HS: Vận dụng trả lời C4, C5, C6.
I. Tìm hiểu cấu tạo của đòn bẩy:
Mỗi đòn bẩy đều có:
- Điểm tựa là O.
- Điểm tác dụng của lực F1 là O1.
- Điểm tác dụng của lực F2 là O2.
C1: 
+ Điểm tựa O: 2,5
+ Điểm tác dụng của lực F1 là O1: 1,4
+ Điểm tác dụng của lực F2 là O2: 3,6.
II. Đòn bẩy giúp con người làm việc dễ dàng hơn như thế nào?
1. Đặt vấn đề: Muốn F2<F1, thì OO1 và OO2 phải thỏa mãn điều kiện gì?
2. Thí nghiệm: SGK
C2
3. Rút ra kết luận:
C3: (1)nhỏ hơn; (2)lớn hơn.
Khi OO2>OO1 thì F2<F1
III. Vận dụng:
C4: Cối giã gạo, bàn dập ghim, bật nút chai, cần câu, kìm....
C5.
+ Điểm tựa: Chỗ mái chèo tựa vào mạn thuyền; trục bánh xe cút kít; ốc giữ chặt hai nửa kéo; trục quay bập bênh.
+ Điểm tác dụng của F1: Chỗ nước đẩy vào mái chèo; chỗ giữa mặt đáy thùng xe cút kít chạm vào thanh nối ra tay cầm; chỗ giấy chạm vào lưỡi kéo; chỗ một bạn ngồi.
+ Điểm tác dụng F2: Chỗ tay cầm mái chèo; chỗ tay cầm xe cút kít; chỗ tay cầm kéo; chỗ bạn thứ hai ngồi.
C.6: Đặt điểm tựa gần ống bêtông hơn; buộc dây kéo xa điểm tựa hơn; buộc thêm gạch, khúc gỗ hoặc các vật nặng khác về phía cuối đòn bẩy.
IV. CỦNG CỐ: (4 phút)
* Đọc phần ghi nhớ.
* Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống:
- Đòn bẩy luôn có. Và có.tác dụng vào nó.
- Khi khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của người lớn hơn khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của vật cần nâng thì dùng đòn bẩy này được lợi
V. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ: (1 phút)
- Học bài.
- Làm bài tập 15.1 đến 15.5 SBT.
- Về ôn lại kiến thức chuẩn bị cho tiết sau ôn tập.
Trường THCS Lương Sơn
Lớp:.
Nhóm:.
PHIẾU HỌC TẬP
Tiến hành thí nghiệm theo nhóm (1 tổ là 1 nhóm) điền vào bảng sau:
So sánh OO2 với OO1
Trọng lượng của vật P = F1
Cường độ của lực kéo của vật F2
OO2 > OO1
F1= .N
F2 = .N
OO2 = OO1
F2 = .N
OO2 < OO1
F2 = ..N

File đính kèm:

  • docBai_15_Don_bay_20150725_091129.doc