Giáo án Vật lý 6 bài 12: Thực hành xác định khối lượng riêng của sỏi
I. Thực hành
1. Dụng cụ
(SGK)
2. Tiến hành đo
Bước 1: chia sỏi làm ba phần
Bước 2: cân khối lượng mỗi phần ( ghi lại kết quả)
Bước 3: Đổ 50cm3 vào bình chia độ và lần lượt đo thể tích của từng phần sỏi( ghi lại kết quả)
3. Tính khối lượng riêng của sỏi
Dựa vào công thức D=m/V
Trong đó D là KLR của sỏi (kg/m3)
m là khối lượngmỗi phần sỏi (kg)
V là thể tích của phần sỏi đó (m3)
Tuần: 13 Ngày soạn: 30/10/2013 Tiết PPCT: 13 Lớp: 6 Bài 12. THỰC HÀNH: XÁC ĐỊNH KHỐI LƯỢNG RIÊNG CỦA SỎI I. MỤC TIÊU - Nêu được cách xác định khối lượng riêng của một chất: Để xác định khối lượng riêng của một chất, ta đo khối lượng và đo thể tích của một vật làm bằng chất đó, rồi dùng công thức để tính toán. - Rèn có thái độ nghiêm túc, cẩn thận. - Trung thực khi đọc kết quả đo và khi viết báo cáo thí nghiệm. II. CHUẨN BỊ: Mỗi nhóm: - Một cái cân, một bình chia độ có GHĐ 100cm3. - Một cốc nước, 15 hòn sỏi bằng đốt ngón tay người lớn, một cái kẹp. Cả lớp: - Bảng báo cáo thực hành trong SGK. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định lớp: (1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra 3. Bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung Hoạt động 1: Kiểm tra phần chuẩn bị của HS- giới thiệu bài ( 5 phút ) - GV: Ktra phần chuẩn bị mẫu báo cáo thực hành của HS - GV: Thông báo trong bài học trước ta đã biết khối lượng riêng của một chất là gì. Vậy để xác định khối lượng riêng của một vật rắn bất kì (như sỏi chẳng hạn) ta phải làm như thế nào? Ta cần phải có những dụng cụ nào để xác định được khối lượng riêng của vật đó ? Hoạt động 2: Tìm hiểu cách thực hành đo khối lượng của sỏi ( 10 phút ). - GV: Vậy khi xác định khối lượng riêng của sỏi ta cần những dụng cụ nào? - GV: Yêu cầu HS đọc tài liệu phần 2 và 3 trong SGK. Hoạt động 3: Thực hành các phép đo ( 24 phút ). - GV: Yêu cầu mỗi nhóm HS chia số sỏi của nhóm làm 3 phần cứ hai HS giữ một phần để đo. - GV: Hướng dẫn HS đo khối lượng của sỏi trước rồi mới đo thể tích của sỏi sau. - GV: Kiểm tra cẩn thận cách sử dụng cân và bình chia độ. - GV: Lưu ý HS mỗi lần đo khi lấy sỏi ra khỏi nước cần lấy khăn lau khô sỏi mới đo lần sau. - GV: Yêu cầu HS tính giá trị trung bình KLR của sỏi - GV: Yêu cầu HS hoàn chỉnh báo cáo. Hoạt động 4: Đánh giá, tổng kết ( 4 phút ). - GV: Đánh giá giờ thực hành về mọi mặt. - GV: Yêu cầu HS thu dọn dụng cụ và thiết bị. - GV: Yêu cầu HS nộp bài thực hành. - HS: Để xác định khối lượng riêng của một chất, ta đo khối lượng và đo thể tích của một vật làm bằng chất đó, rồi dùng công thức để tính toán. - HS: Nêu dụng cụ thực hành Đọc SGK và trình bày mục 4,5. tóm tắt lý thuyết và tóm tắt cách làm. - HS: Đọc. - HS: Tiến hành cân sỏi và đo thể tích của phần sỏi thứ nhất, ghi kết quả vào báo cáo. Rồi tính KLR của sỏi. - HS: Làm theo hướng dẫn của GV. - HS: Làm tương tự với hai phần sỏi còn lại - HS: Tính giá trị trung bình. - HS: Hoàn chỉnh báo cáo. - HS: Lắng nghe. - HS: Thu dọn theo yêu cầu của GV. - HS: Nộp bài thực hành. I. Thực hành 1. Dụng cụ (SGK) 2. Tiến hành đo Bước 1: chia sỏi làm ba phần Bước 2: cân khối lượng mỗi phần ( ghi lại kết quả) Bước 3: Đổ 50cm3 vào bình chia độ và lần lượt đo thể tích của từng phần sỏi( ghi lại kết quả) 3. Tính khối lượng riêng của sỏi Dựa vào công thức D=m/V Trong đó D là KLR của sỏi (kg/m3) m là khối lượngmỗi phần sỏi (kg) V là thể tích của phần sỏi đó (m3) IV. CỦNG CỐ: Kết hợp trong quá trình thực hành. V. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ: ( 1 phút) Học bài và chuẩn bị trước bài 13: máy cơ đơn giản
File đính kèm:
- Bai_12_Thuc_hanh_Xac_dinh_khoi_luong_rieng_cua_soi_20150725_091141.doc