Giáo án Vật lý 6 bài 10: Lực kế – phép đo lực trọng lượng và khối lượng
Công thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng
- C.6. b) 2N c) 3N
- Công thức biểu thị mối liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng: P=10m
Với:
P: là trọng lượng có đơn vị là (N).
m: là khối lượng có đơn vị là (kg)
Tuần: 10 Ngày soạn: 09/10/2013 Tiết PPCT: 10 Lớp: 6 Bài 10. LỰC KẾ – PHÉP ĐO LỰC TRỌNG LƯỢNG VÀ KHỐI LƯỢNG I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Nhận biết được cấu tạo, GHĐ và ĐCNN của lực kế. - Sử dụng được lực kế để đo lực. - Sử dụng được công thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng của một vật để tính trọng lượng của vật khi biết khối lượng của nó. 2. Kỹ năng: Biết tìm tòi cấu tạo của dụng cụ, biết sử dụng lực kế trong mọi trường hợp đo. 3. Thái độ: Rèn tính sáng tạo và cẩn thân khi tiến hành thực hành. II. CHUẨN BỊ: 1. Đồ dùng dạy học: 5 lực kế lò xo, 5 sợi dây mảnh nhẹ để buộc vào SGK. 2. Phương pháp: Thự nghiệm, đàm thoại, thảo luận nhóm. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp: (1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ: không kiểm tra (tiết trước kiểm tra 1 tiết) 3. Bài mới: Vào bài: (3 phút)Trong bài trước ta đã biết đo trọng lực bằng đơn vị (N). + Làm thế nào biết rằng cái cặp của em nặng bao nhiêu (N) ? HS: Với cái cặp thì có thể cân khối lượng rồi tính ra trọng lượng. + Tay người kéo dây cung bằng một lực bao nhiêu (N) ? + Hai đội kéo co kéo nhau bằng một lực bao nhiêu (N) ? HS: Với dây cung và kéo co thì không thể làm như trên. Vậy ta phải dùng một dụng cụ đặc biệt để đo lực, gọi là lực kế. Lực kế có đặc điểm và cách đo lực kế như thế nào chúng ta cùng nghiên cứu bài hôm nay. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng Hoạt động 1: Tìm hiểu một lực kế - GV: Giới thiệu cho HS lực kế là dùng để đo lực, có nhiều loại lực kế. - GV: Treo ảnh vẽ các loại lực kế để giới thiệu cho HS. Có nhiều lực kế nhưng trong bài này ta chỉ nghiên cứu một lực kế lò xo đơn giản. - GV: Chia lớp làm 4 nhóm và đưa cho mỗi nhóm 1 lực kế. Yêu cầu HS tìm hiểu cấu tạo lực kế và trả lời C1 - GV: Kiểm tra thống nhất với cả lớp. - GV: Yêu cầu HS quan sát bảng chia độ của lực kế của nhóm mình cho biết GHĐ và ĐCNN của lực kế. Hoạt động 2: Đo một lực bằng lực kế. - GV: Hướng dẫn cách đo cho HS theo các bước: + Việc đầu tiên ta phải điều chỉnh kim chỉ thị như thế nào? + Cầm lực kế như thế nào? - GV: Lưu ý HS điều chỉnh lò xo không chạm vào giá của lực kế và khi kim dừng lại thì đọc số chỉ. - GV: Yêu cầu HS trả lời câu C3. - GV: Yêu cầu HS đo trọng lượng của cuốn sách vật lý 6. Sau đó GV kiểm tra các bước đo của HS. - GV: Khi cầm lực kế phải ở tư thế như thế nào? Tại sao phải cầm như vậy? Hoạt động 4: Xây dựng hệ thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng - GV: Yêu cầu HS nhắc lại m=100(g) = ? kg thì P= ? - GV: Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi còn lại. - GV: Từ C6 yêu cầu HS thảo luận nhóm tìm mối quan hệ giữa trọng lượng và khối lượng. - GV: Từ công thức GV cho HS những bài toán xuôi ngược để HS nắm vững công thức hơn. (Chấm điểm 3 người nhanh nhất) Hoạt động 5: Vận dụng - GV: Yêu cầu HS lên bảng làm câu C9. - GV: Về nhà làm câu C8. - HS: Ghi bài. - HS: Quan sát tranh kể tên một số loại lực kế. - HS: Hoạt động theo nhóm 5 phút. + Nghiên cứu cấu tạo lực kế lò xo. + Dùng bút chì điền từ thích hợp vào chỗ trống. - HS: Xác định GHĐ và ĐCNN dựa vào lực kế của nhóm mình. - HS: quan sát GV giới thiệu cách đo lực rồi sau đó tiến hành đo như GV đã trình bày: + Điều chỉnh cho lúc đầu kim chỉ số 0 + Cầm giá của lực kế sao cho phương của lò xo bằng phương của lực. - HS: Trả lời câu C3. 1)vạch 0 (2)lực cần đo (3)phương - HS: Tiến hành TN trả lời câu C4 - HS: Khi đo phải cầm lực kế sao cho lò xo của lực kế ở tư thế thẳng đứng vì lực cần đo là trọng lực có phương thẳng đứng. - HS: m=100(g) thì P= 1N hay:m=0,1(kg) thì P=1N - HS: Thảo luận đưa ra công thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng. P = 10. m - HS: Hoạt động cá nhân làm vào vở. - HS: Tóm tắt: M = 3,2 tấn = 3200(kg) P = ?(N) Áp dụng: CT:P=10m=10.3200=32000(N) I.Tìm hiểu lực kế: 1.Lực kế là gì? - Lực kế là dụng cụ dùng để đo lực. 2.Mô tả 1 lực kế lò xo đơn giản. C1:(1)lò xo (2)kim chỉ thị (3) bảng chia độ. C2. II. Đo một lực bằng lực kế: 1. Cách đo lực: C.3 1)vạch 0 (2)lực cần đo (3)phương 2.Thực hành đo lực: C.5. Khi đo phải cầm lực kế sao cho lò xo của lực kế ở tư thế thẳng đứng vì lực cần đo là trọng lực có phương thẳng đứng. III.Công thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng - C.6. b) 2N c) 3N - Công thức biểu thị mối liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng: P=10m Với: P: là trọng lượng có đơn vị là (N). m: là khối lượng có đơn vị là (kg) III.Vận dụng: C.9. Tóm tắt: m=3,2 tấn=3200(kg) P=?(N) Áp dụng: CT:P=10m=10.3200=32000(N) IV. CỦNG CỐ: Kết hợp trong bài dạy. V. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ: (1 phút) - Học bài. - Làm bài tập, đọc mục có thể em chưa biết. - Xem trước bài mới: Tìm hiểu xem còn tại sao cái búa bằng sắt nhỏ mà nặng còn thùng xốp lớn lại nhẹ.
File đính kèm:
- Bai_10_Luc_ke__Phep_do_luc__Trong_luong_va_khoi_luong_20150725_091150.doc