Giáo án Vật lý 10 bài 45: Định luật Bôi-Lơ-ma-ri-ốt

Định luật Bôi-lơ-ma-ri-ốt.

-Nội dung: Ở một nhiệt độ không đổi thì tích của áp suất với thể tích là một hằng số.

-Biểu thức: p.V = const.

-Phạm vi áp dụng:

+Với 1 lượng khí xác định

+Nhiệt độ không đổi.

 

doc5 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 4736 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 10 bài 45: Định luật Bôi-Lơ-ma-ri-ốt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 45: ĐỊNH LUẬT BÔI-LƠ-MA-RI-ỐT
 Người soạn : Nguyễn Thị Toàn Ngày soạn: 12/03/2010
 Giáo viên hướng dẫn: cô Nhữ Ngọc Minh Ngày dự giờ: 13/03/2010
 Trường : THPT Tây Hồ Lớp: 10A7- tiết 3
Mục tiêu : Sau khi học xong bài học học sinh cần đạt được:
Kiến thức
Nhận diện được các thông số trạng thái.
Nêu được khái niệm quá trình biến đổi trạng thái.
Mô tả lại được thí nghiệm về định luật Bôi-lơ-ma-ri-ốt.
Nêu được nội dung, viết được công thức và phạm vi áp dụng của định luật Bôi-lơ-ma-ri-ốt.
Kỹ năng
Giải thích được một số hiện tượng vật lý có liên quan đến bài học.
Vận dụng công thức để tính toán được một số bài tập.
Thái độ
Sôi nổi, hào hứng trong giờ học.
Liên hệ kiến thức vật lý với thực tiễn cuộc sống, tích cực tìm hiểu, sáng tạo.
Chuẩn bị
Giáo viên
Giáo án, sách giáo khoa, sách bài tập vật lý nâng cao, sách danh cho giáo viên.
Hệ thống bài tập củng cố kiến thức.
Học sinh
Ôn lại kiến thức về thuyết động học phân tử chất khí.
Gợi ý ứng dụng công nghệ thông tin
Có thể sử dụng các sile, hình ảnh, phần mềm thí nghiệm ảo để phục vụ cho bài học.
Tiến trình dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
CH1: Phát biểu nội dung của thuyết động học phân tử chất khí?
-Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt được gọi là phân tử.
-Các phân tử luôn luôn chuyển động không ngừng.
-Phân tử chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng cao.
- Va chạm vào nhau và va chạm vào thành bình.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về thông số trạng thái, quá trình biến đổi trạng thái
(?) Khi nghiên cứu chất khí ta thường nghiên cứu đến những đại lượng nào?
p, V, T được gọi là các thông số trạng thái.
(?) Theo em, thế nào là quá trình biến đổi trạng thái?
Chốt lại: Quá trình biến đổi trạng thái là quá trình thay đổi một hoặc nhiều thông số trạng thái.
-Áp suất: p
-Thể tích: V
-Nhiệt độ: T
-Quá trình biến đổi trạng thái là quá trình thay đổi p, V, T.
1. Thông số trạng thái, quá trình biến đổi trạng thái
-p, V, T được gọi là các thông số trạng thái.
- Quá trình biến đổi trạng thái là quá trình thay đổi một hoặc nhiều thông số trạng thái.
Hoạt động 3: Tìm hiểu về quá trình đẳng nhiệt
(?) Em hiểu thế nào là đẳng nhiệt?
(?) Từ đó suy ra thế nào là quá trình đẳng nhiệt?
-Đẳng nhiệt là nhiệt độ bằng nhau, nhiệt độ không thay đổi.
-Quá trình đẳng nhiệt là quá trình thay đổi trạng thái của một lượng khí xác định trong đó nhiệt độ không thay đổi.
2. Quá trình đẳng nhiệt
-Quá trình đẳng nhiệt là quá trình thay đổi trạng thái của một lượng khí xác định trong đó nhiệt độ không thay đổi.
Hoạt động 4: Tìm hiểu về định luật Bôi-lơ-ma-ri-ốt
-Giới thiệu dụng cụ thí nghiệm.
-Làm thí nghiệm
(?) Khi giảm thể tích thì áp suất thay đổi như thế nào?
(?) Khi tăng thể tích thì áp suất thay đổi như thế nào?
Kết luận: Khi tăng thể tích thì áp suất giảm và ngược lại.
Người ta đã làm thí nghiệm nhiều lần và có được bảng kết quả sau.
(?) Hãy xử lý bảng số liệu sau:
V(cm3)
p(atm)
P.V
Lần 1
20
1
Lần 2
10
2
Lần 3
40
0.5
Lần 4
30
0.67
(?) Hãy nhận xét về tích p.V?
Chúng ta thấy rằng, khi giữ nhiệt độ không thay đổi thì tích áp suất và thể tích là một đại lượng không đổi. Đây chính là nội dung của định luật Bôi-lơ-ma-ri-ốt.
-Nội dung: Ở một nhiệt độ không đổi thì tích của áp suất với thể tích là một hằng số.
(?) Từ nội dung hãy viết biểu thức của định luật?
(?) Hãy nêu phạm vi áp dụng của định luật?
(?) Dùng thuyết động học phân tử chất khí để giải thích định luật trên?
Bài tập: Xét 0.1 mol khí trong điều kiện chuẩn: Áp suất p0 = 1 atm. Nhiệt độ t0= 0oc.
a.Tính thể tích V0 của khí.
b. Nén khí và giữ nhiệt độ không đổi. Khi thể tích của khí là: V1 = 0.5 V0 thì áp suất p1 của khí là bao nhiêu? Vẽ trên cùng đồ thị biểu diễn trạng thái này.
c. Viết biểu thức của áp suất p theo thể tích V trong quá trình nén đẳng nhiệt ở câu b. Vẽ đường biểu diễn. Đường biểu diễn có dạng gì?
Đường biểu diễn trên người ta gọi là đường đẳng nhiệt.
-Lắng nghe
-Quan sát
-p tăng
-p giảm
-Xử lý số liệu
-Bằng nhau
-p.V = const.
-Với 1 lượng khí xác định
-Nhiệt độ không đổi.
-Chép bài và làm bài
3. Định luật Bôi-lơ-ma-ri-ốt.
-Nội dung: Ở một nhiệt độ không đổi thì tích của áp suất với thể tích là một hằng số.
-Biểu thức: p.V = const.
-Phạm vi áp dụng: 
+Với 1 lượng khí xác định
+Nhiệt độ không đổi.
Giáo án bảng
BÀI 45: ĐỊNH LUẬT BÔI-LƠ-MA-RI-ỐT
I. Thông số trạng thái, quá trình biến đổi trạng thái
1. Thông số trạng thái
gồm: p, V, T
2. Quá trình biến đổi trạng thái
-Là quá trình thay đổi một trong nhiều thông số trạng thái.
-Khi T= const, p và V thay đổi quá trình đẳng nhiệt
-Khi p = const, V, T thay đổi quá trình đẳng áp
- Khi V = const, p, T thay đổi quá trình đẳng tích
II. Định luật Bôi-lơ-ma-ri-ốt.
1. Thí nghiệm
-V tăng p giảm
-V giảm p tăng
 p tỉ lệ nghịch với V
V(cm3)
p(atm)
p.V
Lần 1
20
1
Lần 2
10
2
Lần 3
40
0.5
Lần 4
30
0.67
 p.V = const.
2. Định luật Bôi-lơ-ma-ri-ốt
a. Nội dung:
Ở một nhiệt độ không đổi thì tích của áp suất với thể tích là một hằng số.
b. Biểu thức
p.V = const
c. Phạm vi áp dụng
-Với 1 lượng khí xác định
-Nhiệt độ không đổi.
Bài tập
Một xi lanh chứa 150cm3 khí ở áp suất 2.105 Pa. Pit-tong nén khí trong xi lanh xuống còn 100 cm3. Tính áp suất của khí trong xi lanh lúc này, coi như nhiệt độ không đổi.
Một quả bóng có dung tích 2.5 lít. Người ta bơm không khí ở áp suất 105 Pa vào bóng. Mỗi lần bơm được 125 cm3 không khí. Tính áp suất của không khí trong quả bóng sau 45 lần bơm. Coi quả bóng trước khi bơm không có không khí và trong khi bơm nhiệt độ của không khí không thay đổi.
Nén khí đẳng nhiệt từ thể tích 9l đến thể tích 6l thì thấy áp suất tăng lên 1 lượng ∆p = 50 kPa. Hỏi áp suất lúc đầu và lúc sau của khí là bao nhiêu?
Một bình chứa khí dung tích 10l chứa một chất khí dưới áp suất 30 atm. Hãy tìm thể tích của chất khí khi ta mở nút bình. Coi nhiệt độ không đổi và áp suất khí quyển là 1atm.
 Giáo sinh thực tập Giáo viên hướng dẫn
 (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) 
 Toàn
 Nguyễn Thị Toàn

File đính kèm:

  • docđịnh luật Bôi-lơ-ma-ri-ốt.doc