Giáo án Vật lý 10 bài 38: Va chạm đàn hồi và không đàn hồi

-Lấy ví dụ về va chạm mềm : búa đóng đinh.

( ?) Sau va chạm vận tốc của búa và đinh có khác nhau không ?

- Đó là va chạm mềm.

( ?)Vậy đặc điểm của va chạm mềm là gì ?

( ?)Vậy ta có thể áp dụng định luật bảo toàn nào trong trường hợp này ?

- Đưa ra các định luật có thể áp dụng cho va chạm mềm: định luật bảo

docx6 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 3656 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 10 bài 38: Va chạm đàn hồi và không đàn hồi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 38: VA CHẠM ĐÀN HỒI VÀ KHÔNG ĐÀN HỒI
Người soạn : Nguyễn Thị Toàn Ngày soạn : 24/02/2010 Giáo viên hướng dẫn: cô Nhữ Ngọc Minh Ngày dự giờ: 25/02/2010
Trường : THPT Tây Hồ Lớp : 10A7- tiết 2
Mục tiêu : Sau khi học xong bài này học sinh phải:
Kiến thức
Có kiến thức chung về va chạm và phân biệt được va chạm đàn hồi và va chạm mềm (hoàn toàn không đàn hồi).
Biết áp dụng các định luật bảo toàn động lượng và động năng cho va chạm mềm và va chạm đàn hồi.
Kỹ năng
Vận dụng các định luật bảo toàn động lượng và cơ năng cho cơ hệ kín để khảo sát va chạm của hai vật.
Thái độ
Tích cực trong giờ học.
Liên hệ kiến thức vật lý với thực tiễn cuộc sống, tích cực tìm hiểu, sáng tạo.
Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của giáo viên
Một số câu hỏi lý thuyết và bài tập cho phần kiểm tra bài cũ và phần củng cố.
Chuẩn bị của học sinh
Nhớ lại kiến thức về định luật bảo toàn động lượng, định luật bảo toàn cơ năng.
Nghiên cứu bài mới “ Va cham đàn hồi và không đàn hồi”.
Tiến trình dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
- Nêu câu hỏi:
CH1: Phát biểu và viết biểu thức định luật bảo toàn động lượng?
CH2: Phát biểu và viết biểu thức định luật bảo toàn cơ năng trong trường hợp có tác dụng của trọng lực?
- Vectơ tổng động lượng của hệ kín được bảo toàn.
- Trong quá trình chuyển động, nếu vật chỉ chịu tác dụng của trọng lực, động năng có thể chuyển hóa thành động năng và ngược lại, và tổng của chúng, tức cơ năng của vật, được bảo toàn (không đổi theo thời gian).
Hoạt động 2 : Phân loại va chạm
- Nhắc lại điều kiện hệ kín của bài toán va chạm : trong bài Định luật bảo toàn động lượng, chúng ta đã xét bài toán va chạm của hai vật, ta biết rằng thời gian va chạm của hai vật là rất ngắn, nội lực của hệ lúc đó rất lớn so với ngoại lực (có thể bỏ qua). Khi đó, hệ được coi là hệ kín, ta áp dụng được định luật bảo toàn động lượng.
- Lấy ví dụ về va chạm giữa hai viên bi – a.
( ?) Vận tốc của hai viên bi sau va chạm có khác nhau không ?
- Đó là loại va chạm đàn hồi. 
( ?) Vậy đặc điểm của va chạm đàn hồi là gì ?
( ?)Vậy ta có thể áp dụng định luật bảo toàn nào trong trường hợp này ?
- Đưa ra các định luật có thể áp dụng cho va chạm đàn hồi: định luật bảo toàn động lượng và bảo toàn động năng.
- Giới thiệu định luật bảo toàn động năng là trường hợp riêng của định luật bảo toàn cơ năng vì thế năng của hệ là không đổi trong suốt thời gian va chạm.
- Cho HS nhắc lại đặc điểm của va chạm đàn hồi, các định luật áp dụng.
-Lấy ví dụ về va chạm mềm : búa đóng đinh.
( ?) Sau va chạm vận tốc của búa và đinh có khác nhau không ?
- Đó là va chạm mềm.
( ?)Vậy đặc điểm của va chạm mềm là gì ?
( ?)Vậy ta có thể áp dụng định luật bảo toàn nào trong trường hợp này ?
- Đưa ra các định luật có thể áp dụng cho va chạm mềm: định luật bảo toàn động lượng.
- Lắng nghe và trả lời 
- Vận tốc của chúng khác nhau.
- Sau va chạm hai vật chuyển động tách rời nhau, chuyển động với vận tốc khác nhau. 
- Áp dụng định luật bảo toàn động lượng
- Ghi chép
-Sau va chạm hai vật chuyển động tách rời nhau, chuyển động với vận tốc khác nhau, Áp dụng định luật bảo toàn động lượng.
- Búa và đinh cùng vận tốc
- Sau va chạm hai vật dính vào nhau chuyển động cùng vận tốc.
- Động lượng được bảo toàn.
1. Phân loại va chạm
a.Va chạm đàn hồi: Đặc điểm:
+ Sau va chạm hai vật chuyển động tách rời nhau, chuyển động với vận tốc khác nhau. 
+ Động năng của hệ không thay đổi, động lượng của hệ cũng không đổ
b. Va chạm mềm: Đặc điểm:
+ Sau va chạm hai vật dính vào nhau chuyển động cùng vận tốc.
+ Động năng toàn phần không bảo toàn, chỉ có động lượng được bảo toàn.
Hoạt động 3 : Bài toán va chạm
( ?) Lấy ví dụ về các loại va chạm trong thực tế ?
Tóm lại các trường hợp áp dụng các định luật bảo toàn : Đạn nổ, phóng tên lửa, súng giật, vật rơi tự do, con lắc đơn, con lắc lò xo, vật chuyển động trên mặt phẳng nghiêng.
Bài tập: Cho 2 viên bi m1 = 200g, m2= 20g, chuyển động ngược chiều đến va chạm với nhau. v1= 3m/s, v2= 2 cm/s. Sau va chạm 2 viên bi gắn vao nhau và cùng chuyển động. Bỏ qua lực cản. Hãy tính vận tốc của 2 viên bi sau va chạm.
-Đạn nổ, phóng tên lửa, súng giật.
- Ghi chép
-Suy nghĩ và làm bài tập.
Hoạt động 4: Ra bài tập về nhà
- Yêu cầu học sinh học lý thuyết của bài và đọc trước bài sau.
-Yêu cầu học sinh làm bài tập: bài 1, bài 2, bài 3trong sách giáo khoa trang 181.
-Lắng nghe và ghi chép
Giáo án bảng
BÀI 38: VA CHẠM ĐÀN HỒI VÀ KHÔNG ĐÀN HỒI
Các loại va chạm
 Va chạm đàn hồi
2 loại:
 Va chạm mềm
Va chạm đàn hồi
Định nghĩa:là va chạm sau khi tương tác với nhau chúng tách rời nhau.
Trường hợp đặc biệt: va chạm đàn hồi xuyên tâm là va chạm mà trước và sau va chạm 2 vật đều chuyển động trên cùng một đường thẳng.
 bảo toàn động lượng
Phạm vi áp dụng: áp dụng 2 định luật bảo toàn: 
 Bảo toàn cơ năng
Va chạm mềm
Định nghĩa: là va chạm sau tương tác chúng dính vào nhau và chuyển động với cùng vận tốc.
Phạm vi áp dụng: áp dụng định luật bảo toàn động lượng.
 Giáo sinh thực tập Giáo viên hướng dẫn
 (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) 
 Toàn
 Nguyễn Thị Toàn

File đính kèm:

  • docxva cham dan hoi, khong dan hoi.docx