Giáo án Vật lí 7 - Chương trình cả năm - Năm học 2013-2014 - Lê Hồng Phúc
HĐ1: Tổ chức tình huống học tập.
Yêu cầu một học sinh nam và một học sinh nữ hát cùng một bài hát ngắn. Cả lớp nhận xét bạn nào hát giọng thấp, bạn nào hát giọng cao?
HĐ2: Quan sát dao động nhanh, chậm và nghiên cứu khái niệm tần số.
Hướng dẫn học sinh:
- Cách xác định một dao động: quá trình con lắc đi từ biên phải sang biên trái rồi trở lại biên phải.
- Đếm số dao động của vật trong 10 giây, sau đó tính số dao động của từng con lắc trong 1 giây.
- Giới thiệu khái niệm tần số và đơn vị tần số, trả lời câu hỏi C1, C2.
C1: Quan sát và đếm số dao động của từng con lắc trong 10 giây. Ghi kết quả vào bảng.
C2: Từ bảng trên, hãy cho biết con lắc nào có tần số dao động lớn hơn?
HĐ3: Nghiên cứu mối liên hệ giữa tần số và độ cao của âm.
Yêu cầu học sinh thực hiện thí nghiệm 2 để trả lời câu hỏi C3.
Gọi học sinh giúp giáo viên làm thí nghiệm hình 11. 3, yêu cầu toàn lớp quan sát, lắng nghe âm phát ra.
C4: Hãy lắng nghe âm phát ra và điền từ thích hợp trong khung vào chỗ trống.
HĐ4: Cho học sinh làm các bài tập ở phần vậ dụng.
C5: Một vật dao động phát ra âm có tần số 50Hz và một vật khác dao động phát ra âm có tần số 70Hz. Vật nào dao động nhanh hơn? Vật nào phát ra âm thấp hơn?
C6: Hãy tìm hiểu xem, khi vặn cho dây đàn căng nhiều, căng ít thì âm phát ra sẽ cao, thấp như thế nào? Và tần số lớn, nhỏ ra sao?
C7: Trong thí nghiệm ở hình 11. 3, em hãy lần lượt chạm góc miếng bìa vào một hàng lỗ ở gần vành đĩa và vào một hàng lỗ ở gần tâm đĩa (hình 11. 4). Trong trường hợp nào âm phát ra cao hơn, hãy giải thích.
Cho học sinh đọc nội dung ghi nhớ
i. Ô nhiễm tiếng ồn xảy ra khi tiếng ồn to và kéo dài, gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ và hoạt động bình thường của con người. II. Tìm hiểu biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn. - Để chống ô nhiễm tiếng ồn cần làm giảm độ to của tiếng ồn phát ra, ngăn chặn đường truyền của âm, làm cho âm truyền theo hướng khác. - Những vật liệu dùng để làm giảm tiếng ồn truyền đến tai gọi là vật liệu cách âm. III. Vận dụng 4. Củng cố: Cho học sinh nhắc lại nội dung ghi nhớ. 5. Dặn dò: - Ôn trước ở nhà các bài học của chương. - Chuẩn bị bài tổng kết chương 2 cho tiết học kế tiếp. Tuần: 17 Ngày soạn: Tiết: 17 Ngày dạy: BÀI 16: TỔNG KẾT CHƯƠNG 2: ÂM HỌC I. MỤC TIÊU: 1. Ôn lại kiến thức có liên quan về âm thanh. 2. Luyện tập để kiểm tra cuối chương. II. CHUẨN BỊ: Ôn trước ở nhà những nội dung cơ bản của chương âm học. GV vẽ sẵn bảng trò chơi ô chữ. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp(1’): Lớp trưởng báo cáo sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ: Không 3. Giảng bài mới:Nội dung tổng kết chương 2 Hoạt đông của giáo viên Hoạt động của học sinh HĐ 1: Ôn lại kiến thức cơ bản C1: Viết đầy đủ các câu sau đây: Các nguồn phát ra âm đều. . . . . Số dao động trong một giây gọi là. . . . . . . . . . Đơn vị tần số là. . . . Độ to của âm được đo bằng đơn vị. . . . Vận tốc truyền âm trong không khí là. . . . . . . . . . . . Giới hạn ô nhiễm tiếng ồn là . . . . . . . dB C2: Đặt câu với các cụm từ sâu. Tần số, lớn,bổng. Tần số, nhỏ, trầm. Dao động, biên độ lớn, to. Dao động, biên độ nhỏ, nhỏ. C3: Hãy chỉ ra âm có thể truyền qua các môi trường sau: Không khí. Chân không. Rắn. Lỏng. C4: Âm phản xạ là gì? C5: Hãy đánh dấu vào câu trả lời đúng. Tiếng vang là: Âm phản xạ . Âm phản xạ đến cùng lúc với âm phát ra. Âm phản xạ truyền đi mọi hướng, không nhất thiết phải truyền đến tai. Âm phản xạ nghe được cách biệt với âm phát ra. C6: Chọn từ thích hợp trong khung điền vào các câu sau: (Mềm, cứng, nhẵn, gồ ghề). Các vật phản xạ âm tốt là các vật. . . . . . và có bề mặt. . . . . . . . . Các vật phản xạ âm kém là các vật. . . . . . và có bề mặt. . . . . . . . . C7: Trường hợp nào sau đây có ô nhiễm tiếng ồn? Tiếng còi xe cứu hoả (Hay tiếng kẻng báo cháy) Làm việc cạnh nơi nổ mìn, phá đá. Tiếng ồn của trẻ em làm ảnh hưởng đến cuộc nói chuyện giữa hai người lớn. Hát karaokê to lúc nửa đêm. C8: Hãy liệt kê một số vật liệu cách âm tốt. HĐ2: Bài tập vận dụng: C1: Hãy chỉ ra bộ phận dao động phát ra âm trong những nhạc cụ sau: Đàn ghita, kèn lá, sáo, trống. C2: Hãy đánh dấu vào câu đúng: Âm truyền nhanh hơn ánh sáng. Có thể nghe được tiếng sấm trước khi nhìn thấy chớp. Âm không thể truyền trong chân không. Âm không thể truyền qua nước. C3: a. Dao động của các dây đàn khác như thế nào khi phát ra tiếng to và tiếng nhỏ. b. Dao động của các dây đàn khác như thế nào khi phát ra âm cao và âm nhỏ. C4: Hai nhà du hành vũ trụ ở ngoài khoảng không gian có thể trò chuyện với nhau mà không sử dụng micro và tai nghe,bằng cách chạm hai cái mũ của họ vào nhau. Hãy giải thích âm đã truyền đến tai hai người như thế nào? C5: Vì sao trong đêm yên tĩnh khi đi bộ ở ngõ hẹp giữa hai bên tường cao, ngoài tiếng chân ta còn nghe thấy một âm thanh khác giống như có người theo sát? C6: Khi nào tai nghe được âm to nhất? âm phát ra đến tai cùng một lúc với âm phản xạ . Âm phát ra đến tai trước âm phản xạ . Âm phát ra đến tai, âm phản xạ đi nơi khác không đến tai. Cả ba trường hợp trên. C7: Giả sử bệnh viện ở gần đường quốc lộ có nhiều xe cộ qua lại. Hãy chỉ ra những biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn cho bệnh viện này. Môi trường không thể truyền âm(9). Âm có tần số lớn hơn 20. 000 Hz(6). Số dao động trọng 1 giây(6). Hiện tượng âm dôi ngược trở lại khi gặp mặt chắn (8). Đặc điẻm của các nguồn âm (7). Hiện tượng xảy ra khi phân biệt được âm phát ra và âm phản xạ (9). Âm có tần số nhỏ hơn 20H HS tự làm phần” Tự kiểm tra. Lớp thảo luận và trả lời câu hỏi C1: Viết đầy đủ các câu sau đây: a. Các nguồn phát ra âm đều dao động b. Số dao động trong một giây gọi là tần số Đơn vị tần số là Hz c. Độ to của âm được đo bằng đơn vị đềxiben (dB) d. Vận tốc truyền âm trong không khí là 340 m/s e. Giới hạn ô nhiễm tiếng ồn là 80 dB a. Tần số dao động càng lớn, âm phát ra càng bổng. b. Tần số dao động càng nhỏ, âm phát ra càng trầm. c. Dao động mạnh, biên độ lớn, âm phát ra to. d. Dao động yếu, biên độ nhỏ, âm phát ra nhỏ. C3: Không khí,rắn,lỏng. C4: Âm phản xạ là âm dội ngược trở lại khi gặp một mặt chắn. C5: d. C6: a. Các vật phản xạ âm tốt là các vật cứng và có bề mặt nhẵn. b. Các vật phản xạ âm kém là các vật mềm và có bề mặt gồ ghề. C7: b, d. C8: Tường bêtông, kiếng, gạch, gỗ, vải xốp,. C1: - Dây đàn. - Phần lá bị thổi. - Cột không khí trong ống sáo. - Mặt trống. C2: c. C3: a. Dao động của các sợi dây đàn mạnh,âm phát ra to khi dây lệch nhiều. Dao động của các sợi dây đàn yêu,âm phát ra nhỏ khi dây lệch ít. b. Dao động của các sợi dây đàn nhanh khi phát ra am cao. Dao động của các sợi dây đàn chậm khi âm phát ra thấp. C4: Âm được truyền qua không khí đến nón sau đó đến không khí và đến tai người. C5: Ban đêm yên tĩnh ta nghe rõ tiếng tiếng vang của chân mình phát ra khi phản xạ lại từ hai bên tường. C6: a. C7: - Xây tường bêtông, cửa gắn kiếng, treo rèm để ngăn chặn âm đến tai. - Trồng cây xanh để hướng âm theo hướng khác. - Treo bảng”cấm bóp còi” ở gần bệnh viện. 1. Chân không. 2. Siêu âm. 3. Tần số. 4. Phản xạ âm 5. Dao động. 6. Tiếng vangâ 7. Hạ âm 4. Củng cố: 5. Dặn dò: Về nhà ôn lại những nội dung chính, trọng tâm để chuẩn bị thi cho tốt. Tuần: 18 Ngày soạn: Tiết: 18 Ngày dạy: ÔN TẬP HỌC KÌ I I. MỤC TIÊU: 1. Ôn lại kiến thức có liên quan về quang học, âm thanh. 2. Luyện tập để kiểm tra cuối học kì I. II. CHUẨN BỊ: -Ôn trước ở nhà những nội dung cơ bản của chương quang học. -Ôn trước ở nhà những nội dung cơ bản của chương âm học. III. NỘI DUNG: C1: Định luật truyền thẳng của ánh sáng: Trong môi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng truyền đi theo đường thẳng. C2: Tia sáng khi gặp gương phẳng thì bị phản xạ lại theo định luật phản xạ ánh sáng: A.Tia phản xạ nằm trong cùng mặt phẳng với tia tới và đường pháp tuyến. B.Góc phản xạ bằng góc tới. C3: Ảnh ảo, có độ lớn bằng vật, cách gương một khoảng bằng khoảng cách từ vật đến gương. C4:Giống nhau: Ảnh ảo. Khác nhau: Ảnh tạo bởi gương cầu lồi nhỏ hơn ảnh tạo bởi gương phẳng. C5:Trong nước nguyên chất, ánh sáng truyên đi theo đường. C6:Khoảng cách từ một điểm trên vật đến gương phẳngkhoảng cách từ ảnh của điểm đó tới gương. C7:Ảnh. tạo bởi gương cầu lõm không hứng được trên màn chắn. C8:Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi. . vùng nhìn thấy của gương phẳng có cùng kích thước. C8:Ảnh ảo của một vật quan sát được trong gương cầu lõm. ảnh ảo của cùng vật đó quan sát được trong gương cầu lồi. C9:Định luật truyền thẳng của ánh sáng: Trong môi trường. vàánh sáng truyền đi theo đường thẳng. Tuần : 19 Tiết : 19 THI KIỂM TRA HỌC KÌ I I/ Mục tiêu : 1. Kiến thức: Giúp giáo viên đánh giá mức độ tiếp thu kiến thức của học sinh ở HKI. 2. Kĩ năng: Vận dụng kiến thức của mình để hoàn thành tốt bài thi. 3.Thái độ (Giáo dục): Giáo dục tính độc lập, nghiêm túc trong khi thi. II/ Chuẩn bị : 1. Giáo viên: đề kiểm tra + đáp án + biểu điểm. 2. Học sinh : Chuẩn bị ôn tập ở nhà III/ Phương pháp dạy học: IV/ Tiến trình : 1) Ổn định tổ chức: Kiểm diện học sinh 2) Đề thi: Câu 1: (2đ)Chọn câu trả lời đúng cho các câu sau đây. a. Anh của một vật qua gương phẳng: A. Luôn nhỏ hơn vật B. Luôn lớn hơn vật C. Luôn bằng vật D. Có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn vật tuỳ thuộc vào vật ở gần hay xa gương. b. Nguồn sáng có đặc điểm gì? A. Truyền ánh sáng đến mắt ta B. Tự nó phát ra ánh sáng C. Phản chiếu ánh sáng D. Chiếu sáng các vật xung quanh c. Cùng một vật lần lượt đặt trước 3 gương, cách gương cùng 1 khoảng, gương nào tạo được ảnh ảo lớn nhất? A. Gương phẳng B. Gương cầu lõm C. Gương cầu lồi D. Không gương nào (cả 3 gương đều cho ảnh ảo bằng nhau) d. Â m có thể truyền được trong các môi trường nàosau đây? A. Chất lỏng B. Chất khí C. Chất rắn D. Chất lỏng, khí và rắn Câu 2: (2đ) Dùng từ hay cụm từ thích hợp điền vào chổ trống trong các câu sau đây. a. Ta nhìn thấy một vật khi có . . . . . . . . . . . từ vật đó truyền đến mắt ta. b. Gương . . . . . . . . . . . . có thể cho ảnh . . . . . . . . . . lớn hơn vật, không hứng được trên màn chắn. c. Số dao động trong một giây gọi là . . . . . . . . . . . . . d. Tai người bình thường có thể nghe được những âm có tần số từ . . . . . . . . Hz đến . . . . . . . . Hz. e. Vận tốc truyền âm trong chất lỏng . . . . . . . . . . . . vận tốc truyền âm trong chất khí, . . . . . . . . vận tốc truyền âm trong chất rắn. Câu 3: (2đ) Phát biểu nội dung định luật phản xạ ánh sáng Câu 4: (3đ) Cho một điểm sáng S đặt trước một gương phẳng ·A a. Vẽ ảnh S¢ của S tạo bởi gương b. Vẽ một tia tới SI cho tia phản xạ đi qua một điểm A ở trước S· gương. c. Giữ nguyên tia tới, vẽ một vị trí đặt gương để thu được tia phản xạ theo phương nằm ngang hướng từ trái sang phải. Câu 5: (1đ) Sau khi nhìn thấy tia chớp thì 5 giây sau mới nghe tiếng sấm. Nơi xảy ra sấm sét cách nơi đứng bao xa? Biết vận tốc âm trong không khí là 340 m/s, vận tốc ánh sáng trong không khí là 300000m/s. 3) Đáp án-biểu điểm Câu 1: a) C (0,5đ) b) B (0,5đ) c) B (0,5đ) d) D (0,5đ) Câu 2: a) ánh sáng (0,25đ) b) cầu lõm; ảnh ảo (0,5đ) c) tần số (0,25đ) d) 20; 20000 (0,5đ) e) lớn hơn; nhỏ hơn (0,5đ) Câu 3: - Tia phản xạ nằm trong cùng mặt phẳng với tia tới và đường pháp tuyến của gương ở điểm tới (1đ) Góc phản xạ bằng góc tới (1đ) Câu 4: a) (1đ) b) (1đ) · A S · S · I S¢ · S¢ · c) (1đ) S · I R Câu 5: Vận tốc của âm trong không khí là 340 m/s Nơi xảy ra sấm sét cách nơi đứng một khoảng (1đ) 5s x 340m/s = 1700m = 1,7 km * Ma trận 2 chiều: Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng cấp thấp Vận dụng cấp cao Câu hỏi Điểm Câu hỏi Điểm Câu hỏi Điểm Câu hỏi Điểm Nhận biết ánh sáng – nguồn sáng 1b 0,5 2a 0,25 Gương phẳng, gương cầu lồi, cầu lõm 1a, 1c 1 2b 0,5 Âm học 1d 0,5 2c,d,e 1,25 5 1 Định luật phản xạ ánh sáng 3 2 Tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng 4a,4b 2 4c 1 Tổng số câu hỏi – điểm 4 2 6 4 2 2 2 2 Tỉ lệ phần trăm điểm 20% 40% 20% 20% 4) Thống kê kết quả: 5) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: - Về nhà xem lại toàn bộ nội dung kiến thức chương II - Trả lời trước phần tự kiểm tra V/Rút kinh nghiệm: PHÒNG GD-ĐT HUYỆN VỊ THUỶ TRƯỜNG THCS VỊ THUỶ ĐỀ THI KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN: VẬT LÝ LỚP 7 Thời gian: 45 phút( không kể thời gian phát đề) Câu 1: Phát biểu định luật truyền thẳng của ánh sáng? Có mấy loại chùm sáng? Hãy kể tên và vẽ hình minh hoạ? (3đ) Câu 2: Hãy cho biết ảnh của vật tạo bởi gương phẳng, gương cầu lồi, gương cầu lõm có điểm gì giống và khác nhau? (2,5đ) Câu 3: Thế nào là tần số? Nêu đơn vị của tần số? Khi bay, nhiều con vật vỗ cánh phát ra âm. Tại sao chúng ta không nghe được âm do cánh của con chim đang bay tạo ra? (2đ) Câu 4: Để chống ô nhiễm tiếng ồn ta cần làm các biện pháp nào? Hãy chỉ ra trường hợp gây ô nhiễm tiếng ồn gần nơi em sống và đề ra một vài biện pháp chống lại sự ô nhiễm tiếng ồn đó? (2,5đ) HẾT PHÒNG GD-ĐT HUYỆN VỊ THUỶ TRƯỜNG THCS VỊ THUỶ ĐÁP ÁN ĐỀ THI KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN: VẬT LÝ LỚP 7 Thời gian: 45 phút( không kể thời gian phát đề) Câu 1: Định luật truyền thẳng của ánh sáng: Trong môi trường trong suốt và đồng tính ánh sáng truyền đi theo đường thẳng (1đ) Có 3 loại chùm sáng (0,5đ) Chùm sáng song song + vẽ hình đúng (0,5đ) Chùm sáng hội tụ + vẽ hình đúng (0,5đ) Chùm sáng phân kì + vẽ hình đúng (0,5đ) Câu 2: Ảnh của vật tạo bởi gương phẳng, gương cầu lồi, gương cầu lõm: Giống nhau: Đều là ảnh ảo, không hứng được trên màn chắn (1đ) Khác nhau: Ảnh của vật tạo bởi gương phẳng lớn bằng vật.(0,5đ) Ảnh của vật tạo bởi gương cầu lồi nhỏ hơn vật (0,5đ) Ảnh của vật tạo bởi gương cầu lõm lớn hơn vật (0,5đ) Câu 3: Số dao động trong một giây gọi là tần số, đơn vị của tần số là héc (Hz) (1đ) Tần số dao động của cánh chim nhỏ (<20 Hz) nên không nghe được âm do cánh chim đang bay tạo ra (1đ) Câu 4: Để chống ô nhiễm tiếng ồn cần làm giảm độ to của tiếng ồn phát ra, ngăn chặn đường truyền âm, làm cho âm truyền theo hướng khác.(1,5đ) Tuỳ theo học sinh: Các phương án và biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn có thể là: Tiếng lợn kêu vào sáng sớm hằng ngày tại lò mổ. Biện pháp: đề nghị chuyển lò mổ tới nơi xa vùng dân cư; xây tường chắn xung quanh(1đ) HẾT Tuần: 20 Ngày soạn: Tiết: 20 Ngày dạy: BÀI 17: SỰ NHIỄM ĐIỆN DO CỌ XÁT I. MỤC TIÊU: 1. Thí nghiệm chứng tỏ vật nhiễm điện do cọ xát. 2. Giải thích được một số hiện tượng nhiễm điện do cọ xát trong thực tế. II. CHUẨN BỊ: Mỗi nhóm gồm: Một thước nhựa, thanh thuỷ tinh, mảnh nilông, miếng kim loại, giấy vụn, butù thông mạch, quả cầu bấc, giá đỡ, mảnh len, mảnh lụa, III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp(1’): Lớp trưởng báo cáo sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ: Không. 3. Giảng bài mới: Giáo viên tổ chức các hoạt động Hoạt động của học sinh Ghi bảng HĐ 1: Tổ chức tình huống học tập. Đặt vấn đề giống mở bài trong sách. giới thiệu sự nhiễm điện do cọ xát và tầm quan trọng trong cuộc sống. HĐ2: Làm TN 1 phát hiện một số vật sau khi bị cọ xát nó có tính chất mới. HS Đưa thước nhựa, thanh thuỷ tinh mảnh nilông chưa cọ xát đến gần những mảnh giấy vụn, quả cầu nhựa xốp xem có hiện tượng gì xảy ra không? Sau đó cọ xát thước nhựa vào mảnh vải khô rồi đưa chúng lại gần những mảnh giấy vụ và quả cầu nhựa xốp. Làm TN tương tự nhưng cọ xát thanh thuỷ tinh, mảnh nilông, mảnh phim nhựa và cho kết quả. HĐ 3:Phát hiện vật sau khi bị cọ xát bị nhiễm điện (Mang điện tích). TN2: Khi cọ xát vật bị nóng lên và nó hút được vật khác. Thử áp nhẹ thước nhựa vào chai nước nóng và đem thước nhựa lại gần giấy vụn xem giấy vụn có bị hút không? Nếu có nam châm xem nam châm có hút giấy vụn không? Cho HS làm TN hình 17. 2 và nêu lên kết luận. C1: Giải thích vì sao những ngày thời tiết khô ráo, đặc biệt là những ngày hanh khô, khi chải đầu bằng lược nhựa, nhiều sợi tóc bị lược nhựa hút thẳng ra? C2: Khi thổi vào mặt bàn, bụi bay đi. Tại sao cánh quạt điện thổi gió mạnh, sau một thời gian lại có nhiều bụi bám vào cánh quạt, đặc biệt ở mép quạt chém vào không khí? C3: Vào những ngày thời tiết khô ráo, lau chùi gương soi, kính cửa sổ, màn hình TV bằng khăn khô vẫn thấy bụi vải bám vào chúng. Giải thích tại sao? -HS làm TN theo nhóm và ghi kết quả quan sát vào bảng kê. Nhóm HS thảo luận, lựa chọn tư thích hợp vào chỗ trống ở phần kết luận HS làm TN và trả lời Các nhóm thảo luận và trả lời câu hỏi C1,C2,C3. C1: Khi chải đầu bằng lược nhựa lược nhụa và tóc cọ xát vào nhau. Cả lược nhựa và tóc bị nhiễm điện nên tóc bị lược nhựa hút kéo thẳng ra. C2: Khi thổi bụi trên bàn luồng gió thổi làm bui bay đi. Còn cánh quạt điện khi quay cọ xát với không khí nên bị nhiễm điện và nó hút bụi trong không khí, cón mép quạt bị bụi nhiều nhất là vì khi quạt quay nó ma sát với không khí nhiều nhất nên mép quạt bị nhiễm điện nhiều nhất và nó hút bụi được nhiều nhất. C3: Sau khi chùi gương soi, kính cửa sổ hay màn hình TV bằng giẻ khô chúng bị cọ xát và bị nhiễm điện. Vì thế chúng có thể hút bụi vải. Bài 17: SỰ NHIỄM ĐIỆN DO CỌ XÁT I. Vật dẫn điện - Kết luận 1: Nhiều vật sau khi bị cọ xát có khả năng hút các vật khác. Có thể làm nhiễm điện điện vật bằng cách cọ xát Kết luận 2: Nhiều vật sau khi bị cọ xát có khả năng làm sáng bóng đèn bút thử điện. Vật bị nhiễm điện(Vật mang điện tích) có khả năng hút các vật khác và có khả năng làm sáng bóng đèn bút thử điện. II. Vận dụng: C1: Khi chải đầu bằng lược nhựa lược nhụa và tóc cọ xát vào nhau. Cả lược nhựa và tóc bị nhiễm điện nên tóc bị lược nhựa hút kéo thẳng ra. C2: Khi thổi bụi trên bàn luồng gió thổi làm bui bay đi. Còn cánh quạt điện khi quay cọ xát với không khí nên bị nhiễm điện và nó hút bụi trong không khí, cón mép quạt bị bụi nhiều nhất là vì khi quạt quay nó ma sát với không khí nhiều nhất nên mép quạt bị nhiễm điện nhiều nhất và nó hút bụi được nhiều nhất. C3: Sau khi chùi gương soi, kính cửa sổ hay màn hình TV bằng giẻ khô chúng bị cọ xát và bị nhiễm điện. Vì thế chúng có thể hút bụi vải. 4. Củng cố: Cho học sinh nhắc lại nội dung ghi nhớ. 5. Dặn dò: - Cho HS nhắc lại nội dung phần ghi nhớ. - Học thuộc lòng nội dung ghi nhớ. Làm các bài tập 17. 1,17. 2 SBT Tuần: 21 Ngày soạn: Tiết: 21 Ngày dạy: BÀI 18: HAI LOẠI ĐIỆN TÍCH I. MỤC TIÊU: 1. HS nắm được hai loại điện: Đó là điện tích âm và điện tích dương, hai điện tích cùng dấu đẩy nhau, khác dấu hút nhau. 2. Nêu được cấu tạo nguyên tử gồm: Hạt nhân mang điện tích dương, các electron chuyển động xung quanh hạt nhân mang điện tích âm, nguyên tử trung hoà về điện. 3. Biết vật nhận thêm electron thì vật mang điện tích âm, vật mất electron thì vật mang điện tích dương. II. CHUẨN BỊ: Hình vẽ 18. 4 Nhóm HS: Thanh thuỷ tinh hữu cơ, hai thanh nhựa sẫm màu 20cm có đục lỗ ở giữa, hai mảnh nilông màu trắng đục kích thước giống nhau, 1 bút chì, 1 kẹp nhựa, 1 mảnh len, 1 mảnh lụa, một trục quay có mũi nhọn thẳng đứng. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp(1’): Lớp trưởng báo cáo sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ: Trả nội dung phần ghi nhớ, sửa bài tập 17. 1,17. 2 SBT. 3. Giảng bài mới: Giáo viên tổ chức các hoạt động Hoạt động của học sinh Ghi bảng HĐ1: Tổ chức tình huống học tập. Vật bị nhiễm điện có khả năng hút các vật khác như giấy vụn. Nếu thay giấy vụn bằng vật nhiễm điện thì chúng sẽ hút hay đẩy nhau? Để hiểu rõ vấn đề này ta vào tìm hiểu bài 18. HĐ2: TN1, tạo ra hai vật nhiễm điện cùng loại và tìm hiểu lực tác dụng của chúng. Lưu ý trong khi làm TN. Kiểm tra hai mảnh nilông trước khi cọ xát. Cọ xát theo một chiều và số lần giống nhau. Tránh ảnh hưởng của gió. HĐ 3: TN2 hai vật nhiễm điện hút nhau là mang điện tích khác loại Vì sao thanh thuỷ tinh và thanh nhựa lại nhiễm điện khác loại? HĐ 4: Kết luận và vận dụng hiểu biết về hai loại điện tích và lực tác dụng của chúng. Thông báo và qui ước về điện tích. Cho HS giải thích C1: C1: Đặt thanh nhựa sẫm màu lên trục quay sau khi đã được cọ xát bằng vải khô. Đưa mảnh vải này lại gần đầu thanh nhựa được cọ xát thì chúng hút nhau. Biết rằng mảnh vải cùng bị nhiễm điện, hỏi mảnh vải mang điện tích âm hay điện tích dương? Tại sao? HĐ 5: Tìm hiểu sơ lược về cấu tạo nguyên tử Những điện tích trên ở đâu có? Đề tìm hiểu vấn đề này chúng ta hãy vào phần tìm hiểu sơ lược về cấu tạo nguyên tử. Thông báo với HS nội dung sơ lược về cấu tạo nguyên tử: Kích thước, hạt nhân, electron và tính chất trung hoà về điện của nguyên tử, electron có thể di chuyển từ nguyên tử này sang nguyên tử khác và từ vật này sang vật khác HS vận dụng kiến thức vừa học trả lời các câu C2,C3,C4. C2: Trước khi cọ xát có phải trong mỗi vậtđều có điện tích dương và điện tích âm hay không? Nếu có thì các điện tích này tồn tại ở những loại nào cấu tạo nên vật? C3: Tại sao trước khi cọ xát,các vật không hút các vụn giấy nhỏ? C4: Sau khi cọ xát các vật nào trong hình 18. 5b nhận thêm electron, vật nào mất bớt electron? Vật nào nhiễm điện dương và vật nào nhiễm điện âm? HS làm TN và thảo luận theo nhóm HS làm TN và nêu lên nhận xét: Hai vật giống nhau, được cọ xát như nhau thì mang điện tích cùng loại và khi được đặt gần nhau thì chúng đẩy nhau. HS làm TN và nêu lên nhận xét: Thanh nhựa sẫm màu và thanh thuỷ tinh khi được cọ xát thì chúng hút nhau do chúng mang điện tích khác loại. Vì thanh thuỷ tinh và thước nhựa nhiễm điện khác loại nên chúng đã hút nhau. HS rút ra kết luận C1: Mảnh vải mang điện tích dương. Vì hai vật nhiễm điện hút nhau thì mang điện tích khác loại. Thanh nhựa sẫm màu khi được cọ xát bằng mảnh vải thì mang điện tích âm, còn mảnh vải thì mang điện tích dương. HS thu thập thông tin củ
File đính kèm:
- giao_an_li_7.doc