Giáo án Văn 7 tuần 11 tiết 41: Đề kiểm tra 1 tiết
Câu 1: (2 điểm)
Cụm từ “ ta với ta” trong bài Bạn đến chơi nhà của Nguyễn khuyến chỉ nhà thơ với bạn.
Cụm từ “ ta với ta” trong bài Qua Đèo Ngang của bà Huyện Thanh Quan chỉ một mình nhà thơ.
Câu 2: ( 2 điểm)
Ý nghĩa văn bản Qua Đèo Ngang: Bài thơ thể hiện tâm trạng cô đơn thầm lặng, nỗi niềm hoài cổ của nhà thơ trước cảnh vật Đèo Ngang.
Câu 3: ( 3 điểm)
Nêu cảm nhận của em về tình bạn trong bài Bạn đến chơi nhà theo hướng :
Tình huống vật chật thiếu thốn, với lí do trẻ vắng, ao sâu nước cả, vườn rộng, rào thưa, cải, cà, bầu, mướp đều chưa ăn được, miếng trầu cũng không có. Một tình huống dí dỏm, vui tính với bạn, cái gì cũng không có, bạn có thể ở chơi được không! Để nhấn mạnh tình bạn sâu sắc. Thực sự là sẽ có thết đãi bạn những món ngon của gia đình .
Tuần 11 ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT Tiết 41 VĂN 7 I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA. Thu thập thông tin để đánh giá mức độ chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình học kì I, môn ngữ văn lớp 7 ở phân môn văn học với mục đích đánh giá năng lực tiếp thu kiến thức và hệ thống hóa kiến thức đã học thông qua hình thức kiểm tra trắc nghiệm, tự luận. Trọng tâm là đánh giá mức độ đạt được sau các bài học . II. HÌNH THỨC KIỂM TRA. Hình thức kiểm tra trắc nghiệm kết hợp tự luận. - Cách tổ chức kiểm tra: học sinh làm giấy kiểm tra trắc nghiệm 15 phút, tự luận 30 phút. III. THIẾT LẬP MA TRẬN. 1) Liệt kê và chọn các đơn vị bài học: Bài: 1. Cổng trường mở ra 2. Mẹ tôi, 3. Cuộc chia tay của những con búp bê, 4. Những câu hát về tình cảm gia đình, tình yêu quê hương đất nước 5. Sông núi nước Nam, 6. Bánh trôi nước, 7. Qua Đèo ngang, 8. Bạn đến chơi nhà, 9. Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh 2) Xây dựng khung ma trận Đề A a) Phần trắc nghiệm: Tên chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng điểm Thấp Cao Cổng trường mở ra 1 1 0.5 Cuộc chia tay của những con búp bê 1 1 0.5 Những câu hát về tình cảm gia đình 1 1 0.5 Sông núi nước Nam, 1 1 0.5 Bánh trôi nước, 1 1 0.5 Qua Đèo ngang, 2 0.5 Tổng cộng 7 Câu 5 Câu 3.0 b) Phần tự luận: Tên chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng điểm Thấp Cao Qua Đèo ngang, 2 4.0 Bạn đến chơi nhà 1 3.0 Tổng cộng 3 câu 7.0 Đề B a) Phần trắc nghiệm: Tên chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng điểm Thấp Cao Cổng trường mở ra 1 0.25 Mẹ tôi 2 0.5 Cuộc chia tay của những con búp bê 1 0.25 Những câu hát về tình cảm gia đình 2 0.5 Sông núi nước Nam, 2 0.5 Bánh trôi nước, 1 1 0.5 Qua Đèo ngang, 1 1 0.5 Tổng cộng 7 Câu 5 Câu 3.0 b) Phần tự luận: Tên chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng điểm Thấp Cao Cổng trường mở ra 1 2.0 Qua Đèo ngang, 1 2.0 Bạn đến chơi nhà 1 3.0 Tổng cộng 3 câu 7.0 IV. ĐÁP ÁN ĐỀ A: a) Trắc nghiệm CÂU 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 ĐÁP ÁN A B D B B A A C C D D C b) Tự luận: Câu 1: (2 điểm) Cụm từ “ ta với ta” trong bài Bạn đến chơi nhà của Nguyễn khuyến chỉ nhà thơ với bạn. Cụm từ “ ta với ta” trong bài Qua Đèo Ngang của bà Huyện Thanh Quan chỉ một mình nhà thơ. Câu 2: ( 2 điểm) Ý nghĩa văn bản Qua Đèo Ngang: Bài thơ thể hiện tâm trạng cô đơn thầm lặng, nỗi niềm hoài cổ của nhà thơ trước cảnh vật Đèo Ngang. Câu 3: ( 3 điểm) Nêu cảm nhận của em về tình bạn trong bài Bạn đến chơi nhà theo hướng : Tình huống vật chật thiếu thốn, với lí do trẻ vắng, ao sâu nước cả, vườn rộng, rào thưa, cải, cà, bầu, mướp đều chưa ăn được, miếng trầu cũng không có. Một tình huống dí dỏm, vui tính với bạn, cái gì cũng không có, bạn có thể ở chơi được không! Để nhấn mạnh tình bạn sâu sắc. Thực sự là sẽ có thết đãi bạn những món ngon của gia đình . ĐỀ B: a) Trắc nghiệm CÂU 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 ĐÁP ÁN B D D A C B B C A C A D b) Tự luận: Câu 1: ( 2 điểm) Văn bản “Cổng trường mở ra” người mẹ không nói trực tiếp với con . Người mẹ đang tâm sự với chính mình . Điều đó còn có ý nghĩa tâm trạng chung của tất cả những người mẹ. Câu 2: ( 2 điểm) Ý nghĩa văn bản Bánh trôi nước: ca ngợi vẻ đẹp, phẩm chất của người phụ nữ đồng thời thể hiện lòng thương cảm sâu sắc đối với thân phận chìm nổi của họ. Câu 3: ( 3 điểm) Nêu cảm nhận của em về tình bạn trong bài Bạn đến chơi nhà theo hướng : Tình huống vật chật thiếu thốn, với lí do trẻ vắng, ao sâu nước cả, vườn rộng, rào thưa, cải, cà, bầu, mướp đều chưa ăn được, miếng trầu cũng không có. Một tình huống dí dỏm, vui tính với bạn, cái gì cũng không có, bạn có thể ở chơi được không! Để nhấn mạnh tình bạn sâu sắc. Thực sự là sẽ có thết đãi bạn những món ngon của gia đình . V . BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA Trường THCS Vĩnh Thành Lớp 7 ___ Họ và tên: .. KIỂM TRA 1 TIẾT Môn: Ngữ Văn ĐIỂM ĐỀ A I. TRẮC NGHIỆM:(3 điểm) Trả lời bằng cách khoanh tròn chữ cái đứng đầu của câu trả lời đúng nhất. Câu 1: Tác giả của văn bản Cổng trường mở ra là: A . Lí Lan B . Ét-môn-đô đơ A-mi-xi C . Khánh Hoài D . Tô Hoài Câu 2: Nội dung cơ bản của văn bản “ Cổng trường mở ra ” là ? A .Tâm trạng của đứa con trai trong đêm trước ngày khai trường của con vào lớp Một . B . Tâm trạng của người mẹ trong đêm trước ngày khai trường của con vào lớp Một. C . Bước qua cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra . D . Diễn tả tâm trạng của mọi người trong đêm trước ngày khai trường Câu 3 : Trong văn bản “ Cuộc chia tay của những con búp bê” Chi tiết nào làm cô giáo bàng hoàng ? A .Cô giáo tặng Thủy quyển sổ ,bút máy nắp vàng . B .Lũ nhỏ cũng khóc mỗi lúc một to hơn . C . Bố mẹ bạn Thủy bỏ nhau .Thủy phải xa lớp ta về quê ngoại. D . Thủy không được đi học nữa và phải bán hoa quả ngoài chợ. Câu 4. Nhân vật chính trong văn bản “ Cuộc chia tay của những con búp bê” là ai? A. Hai con búp bê. B. Hai anh em Thành và Thủy. C. Bố mẹ Thành và Thủy. D. Cô giáo của Thủy. Câu 5: “Núi ngất trời” là hình ảnh ẩn dụ cho điều gì tong ca dao? A . Thiên nhiên to lớn. B . Công ơn to lớn của ch mẹ. C . Người đàn ông. D . Sự bền vững. Câu 6 : Bài ca dao sau đây ca ngợi công lao của ai : “ Công cha như núi ngất trời . Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông ” A . Cha mẹ . B . Ông bà. C . Anh em . D . Bạn bè . Câu 7. Bài thơ “ Sông núi nước Nam” thường được gọi là gì? A. Bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên. B. Khúc ca khải hoàn. C. Hồi kèn xung trận. D. Áng thiên cổ hùng văn. Câu 8: Bài Sông Núi Nước Nam được làm theo thể thơ nào ? A . Thất ngôn bát cú. B . Ngũ ngôn. C . Thất ngôn tứ tuyệt. D . Song thất lục bát. Câu 9: Tác giả bài Bánh Trôi Nước còn được mệnh danh là gì? A . Thần thơ thánh chữ . B . Nữ hoàng thi ca. C . Bà chúa thơ Nôm . D . Thi tiên thi thánh. Câu 10: Qua hình ảnh bánh trôi nước, tác giả muốn nói gì về người phụ nữ ? A . Vẻ đẹp hình thể. B . Vẻ đẹp tâm hồn. C . Số phận bất hạnh. D . Vẻ đẹp và số phận long đong. Câu 11 : Đèo Ngang thuộc địa phương nào ? A . Đà Nẵng. C . Nơi giáp ranh giữa thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Bình. B . Quảng Bình. D . Nơi giáp ranh giữa hai tỉnh Quảng Bình và Hà Tĩnh. Câu 12: Cảnh Đèo Ngang trong hai câu thơ đầu được miêu tả như thế nào ? A . Tươi tắn, sinh động. B . Phong phú, đầy sức sống. C . Um tùm, rậm rạp. D . Hoang vắng, thê lương. II. TỰ LUẬN: (7 điểm) Câu 1: (2 điểm) So sánh cụm từ “ ta với ta” trong bài Bạn đến chơi nhà của Nguyễn khuyến với cụm từ “ ta với ta” trong bài Qua Đèo Ngang của bà Huyện Thanh Quan. Câu 2: ( 2 điểm) Nêu ý nghĩa văn bản Qua Đèo Ngang. Câu 3: ( 3 điểm) Nêu cảm nhận của em về tình bạn trong bài Bạn đến chơi nhà. Trường THCS Vĩnh Thành Lớp 7 ___ Họ và tên: .. KIỂM TRA 1 TIẾT Môn: Ngữ Văn ĐIỂM ĐỀ B I. TRẮC NGHIỆM:(3 điểm) Trả lời bằng cách khoanh tròn chữ cái đứng đầu của câu trả lời đúng nhất. Câu 1: Tác giả của văn bản mẹ Tôi là: A . Lí Lan B . Ét-môn-đô đơ A-mi-xi C . Khánh Hoài D . Tô Hoài Câu 2 : Trong văn bản “ Mẹ tôi” , tại sao cha của En Ri Cô lại viết thư cho con khi con mình phạm lỗi : A .Vì người cha ở xa cho nên viết thư cho con . B .Vì giận quá người cha không muốn nhìn mặt con nên không nói trực tiếp . C . Vì sợ nói trực tiếp sẽ xúc phạm đến con . D . Vì qua bức thư người cha sẽ đựơc nói dầy đủ sâu sắc hơn, người con sẽ hiểu điều cha nói được thấm thía hơn .Câu 3 : Thông điệp nào được gửi gắm qua văn bản “ Cuộc chia tay của những con búp bê” A . Hãy tôn trọng mọi ý thích của trẻ . B . Hãy hành động vì trẻ em của thế giới . C . Hãy tạo điều kiện để trẻ em phát triển tài năng . D . Hãy để trẻ em được sống trong mái ấm gia đình Câu 4. Trong văn bản cổng trường mở ra Tâm trang của người con như thế nào? A. Vô tư thanh thản. B .Thao thức đợi chờ. C. Phấp phỏng lo lắng. D .Căng thẳng hồi hộp. Câu 5. “Phơi bày những sự việc mâu thuẫn, phê phán thói hư tật xấu và sự việc đáng cười trong xã hội” là nội dung của: A.Những câu hát về tình cảm gia đình. B. Những câu hát than thân. C. Những câu hát châm biếm. D.Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước. Câu 6: Cụm từ “thân em” trong ca dao gợi ra ý nghĩa nào? A . Sự nhún nhường. B . Sự nhỏ bé, bất hạnh. C . Sự nữ tính. D . Sự trong trắng. Câu 7: Bài Sông Núi Nước Nam được ra đời trong cuộc kháng chiến nào? A . Ngô Quyền đánh quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng. B . Lý Thường Kiệt chống quân Tống trên sông Như Nguyệt. C . Trần Quang Khải chống quân Mông- Nguyên ở bến Chương Dương. D . Quang Trung đại phá quân Thanh. Câu 8: Nội dung của bài Sông Núi Nước Nam là gì ? A . Nước Nam rộng lớn và hùng mạnh. B . Nước Nam là một đất nướcvăn hiến. C . Nước Nam là nước có chủ quyền và không một kẻ thù nào xâm phạm được. D . Nước Nam có nhiều anh hùng sẽ đánh tan giặc ngoại xâm. Câu 9: Trong các nghệ thuật sau, bài Bánh Trôi Nước đã sử dụng nghệ thuật nào ? A . Thành ngữ. B . Điệp ngữ. C . So sánh . D . Cách nói biểu tượng. Câu 10: Cụm từ ‘ thân em” trong bài thơ Bánh Trôi Nước có ý nghĩa như thế nào? A . Thể hiện nét đẹp hình dáng bên ngoài. B . Thể hiện nét đẹp bên trong tâm hồn. C . Thể hiện lời thương cảm cho thân phận người phụ nữ. D . Thể hiện lời khen ngợi người phụ nữ. Câu 11: Nghệ thuật miêu tả nổi bật trong câu thứ ba và thứ tư của Qua Đèo Ngang là: A . đảo ngữ B . nhân hóa. C . so sánh. D . điệp ngữ Câu 12: Tâm trạng của tác giả thể hiện trong bài thơ Qua Đèo Ngang là: A . yêu say mê trước vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước. B . đau xót ngậm ngùi trước sự đổi thay của quê hương. C . buồn thương da diết khi phải sống trong cảnh ngộ cô đơn. D . cô đơn trước thực tại, da diết nhớ về quá khứ của đất nước. II. TỰ LUẬN: (7 điểm) Câu 1: ( 2 điểm) Văn bản “Cổng trường mở ra” có phải người mẹ đang nói trực tiếp với con không? Theo em người mẹ đang tâm sự với ai? điều đó còn có ý nghĩa gì khác ? Câu 2: ( 2 điểm) Nêu ý nghĩa văn bản Bánh trôi nước. Câu 3: ( 3 điểm) Nêu cảm nhận của em về tình bạn trong bài Bạn đến chơi nhà. GVBM Lâm Quốc Hồ
File đính kèm:
- KIỂM TRA VĂN 7 TUẦN 11.doc