Giáo án Tuần 9 Khối 2

TIẾNG VIỆT: Ôn tập và kiểm tra (Tiết 5)

I. Mục đích yêu cầu:

- Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như Tiết 1.

- Trả lời được câu hỏi về nội dung tranh (BT2)

II. Đồ dùng dạy - học:

- Phiếu ghi các bài tập đọc (HĐ1)

III. Các hoạt động dạy - học:

*GTB: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.

Hoạt động 1: Ôn và kiểm tra:

- HS đọc thêm bài “Cái trống trường em” trả lời câu hỏi.

- Từng học sinh lên bốc thăm tên bài tập đọc.

- HS đọc bài và trả lời câu hỏi về nội dung bài.

- GV nhận xét, ghi điểm.

Hoạt động 2: Dựa vào tranh trả lời câu hỏi:

 

doc12 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 806 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tuần 9 Khối 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 - học: 
A. Bài cũ: - KT sự chuẩn bị của HS.
B. Bài mới: * GTB: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
Hoạt động 1: Ôn tập và kiểm tra đọc:
- Ôn các bài tập đọc - Đọc thêm bài “Ngày hôm qua đâu rồi ?”.
- HS bốc thăm - Đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc .
.- GV đánh giá, ghi điểm.
Hoạt động 2: Ôn bảng chữ cái:
- HS tiếp nối nhau đọc bảng chữ cái.
- HS + GV nhận xét, bổ sung.
Hoạt động 3: Ôn tập về từ chỉ sự vật:
- HS đọc yêu cầu 1 VBT.
- HS đọc câu mẫu - Phân tích mẫu.
- HS tiếp nối nhau đọc bài làm của mình - GV ghi bảng.
- HS + GV nhận xét.
* Củng cố về từ chỉ sự vật.
Hoạt động nối tiếp: - Củng cố, dặn dò.
	 - GV nhận xét giờ học.
-----------------------------------------------------------------------
Tiếng việt: Ôn tập và kiểm tra (Tiết 2)
I. Mục đích yêu cầu:
- Học sinh đọc thêm bài “Mít làm thơ” 
- Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như Tiết 1.
- Biết đặt câu theo mẫu Ai là gì?(BT2). Biết xếp tên riêng người theo thứ tự bảng chữ cái (BT2).
II. Đồ dùng dạy - học:
- Thăm ghi tên các bài TĐ và câu hỏi
- Bảng phụ ghi mẫu câu 
III. Các hoạt động dạy - học: 
Hoạt động 1: Ôn tập - Kiểm tra:
- HS đọc thêm bài “Mít làm thơ” - Trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc.
- Ôn các bài tập đọc 
- Kiểm tra đọc - Ghi điểm.
Hoạt động 2: Ôn đặt câu theo mẫu:
- HS nêu yêu cầu 1 VBT. 
- HS đọc câu mẫu - Phân tích mẫu.
- HS nối tiếp nhau đặt câu.
- HS + GV nhận xét.
* Củng cố cách đặt câu theo mẫu: Ai? Là gì?
Hoạt động 3: Xếp tên riêng theo đúng thứ tự bảng chữ cái:
- HS nêu yêu cầu 2 VBT 
- HS đọc bảng chữ cái - Làm bài vào vở - 1 HS lên bảng làm.
- HS tiếp nối nhau đọc bài làm của mình.
- HS + GV nhận xét, chữa bài.
* Củng cố cách xếp tên riêng theo thứ tự bảng chữ cái.
Hoạt động nối tiếp: - Củng cố, dặn dò.
 - GV nhận xét giờ học.
---------------------------------------------------------------
Toán: (T41) Lít
I. Mục đích yêu cầu: 
- Biết sử dụng chai 1 lít hoặc ca 1 lít để đong, đo nước, dầu 
- Biết ca 1 lít, chai 1 lít. Biết lít là đơn vị đo dung tích. Biết đọc, viết tên gọi và kí hiệu của lít.
- Biết thực hiện phép cộng, trừ các số đo theo đơn vị lít, giải toán có liên quan đến đơn vị lít.
(Bài tập cần làm: bài 1; bài 2(cột1,2); bài 4)
HS khá giỏi làm thêm bài tập 3 
II. Đồ dùng dạy - học:
- Cốc, ca, xô, chai 1 lít. (HĐ1,2) 
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Bài cũ: - HS làm: 37+ 63, 18 + 35.
B. Bài mới: * GTB: GV nêu mục đích, yêu cầu của bài.
Hoạt động 1: Giới thiệu và làm quen với biểu tượng dung tích:
- HS quan sát một cốc nước và bình nước. Một can nước và một ca nước.
- HS so sánh sức chứa của các vật trên.
* Mỗi vật có sức chứa khác nhau
Hoạt động 2 : Giới thiệu ca một lít ( chai một lít) đơn vị lít.
- GV giới thiệu: Đây là cái ca 1lít ( hoặc chai 1lít). rót đầy ta được 1lít.
- HS so sánh sức chưá của ca 1lít và chai 1lít.
- Để đo sức chứa của một cái chai, cái ca.ta dùng đơn vị đo là lít .
- GV ghi bảng, HS đọc .
- GV ghi bảng 1l, 2l.
- HS viết bảng con 1l, 2l, 3l, 5l
- HS đọc lại - GV nhận xét
* Lít là đơn vị đo sức chứa chất lỏng của mỗi vật.
Hoạt động 3: Luyện tập: 
Bài 1: - HS đọc yêu cầu bài tập - Phân tích mẫu. 
 - HS làm vào vở bài tập 
 - HS nối tiếp nhau nêu kết quả bài tập.
- HS, GV nhận xét.
* Củng cố cách đọc, viết đơn vị lít.
Bài 2: - HS nêu yêu cầu bài tập.
 - HS làm vào vở bài tập - 2HS lên bảng làm.
 - HS, GV nhận xét 
* Củng cố cách thực hiện phép cộng, trừ có kèm theo đơn vị lít.
Bài 3: - HS nêu yêu cầu bài tập.
- HS làm vào vở bài tập - HS nêu miệng 
- HS, GV nhận xét - chữa bài
* Củng cố cách lập phép tính dựa vào mô hình.
Bài 4: - HS đọc đề bài toán 
 - HDHS phân tích đề - Tóm tắt.
 - 1HS lên bảng làm- lớp làm vào VBT.
 - HS, GV nhận xét, chữa bài.
* Củng cố cách gải toán có lời văn kèm theo đon vị lít. 
Hoạt động nối tiếp: - Củng cố, dặn dò:
 - GV nhận xét giờ học. 
----------------------------------------------------------------
 Thứ 3 ngày 25 tháng 10 năm 2011
Tiếng việt: Ôn tập và kiểm tra (Tiết 4)
I. Mục đích yêu cầu:
- Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như Tiết 1.
- Nghe - viết chính xác, trình bày đúng bài CT Cân voi (BT2); tốc độ viết khoảng 35 chữ/ 15 phút.
 (HS khá, giỏi viết đúng, rõ ràng bài CT tốc độ trên 35 chữ/ 15 phút).
II. Đồ dùng dạy - học:
- Phiếu ghi các bài tập đọc (HĐ1)
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động 1: Ôn tập và kiểm tra đọc:
- Luyên đọc thêm bài “Mít làm thơ” và trả lời câu hỏi.
- HS lên bốc thăm - HS đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc.
- GV nhận xét, ghi điểm.
Hoạt động 2: Luyện viết chính tả:
- GV đọc bài viết “Cân voi”.
- HS đọc lại bài - Nêu chữ cần viết hoa.
- GV hướng dẫn cách trình bày.
- GV đọc cho HS viết bài.
- HS đổi chéo vở soát lỗi.
- GV chấm và nhận xét.
.Hoạt động nối tiếp: - Củng cố, dặn dò. 
 - GV nhận xét giờ học. 
----------------------------------------------------------
Thể dục: (t17) Ôn bài thể dục phát triển chung.
Điểm số 1 - 2, 1 - 2 theo đội hình hàng dọc
 I. Mục đích yêu cầu:
- Thực hiện được các động tác của bài thể dục phát triển chung.
- Bước đầu biết cách điểm số 1- 2, 1- 2 theo đội hình hàng dọc và theo hàng ngang.
(có thể còn chậm).
 (Ôn tập bài thể dục phát triển chung). 
II. Đồ dùng dạy - học:
-1còi , khăn.
III. Nội dung và phương pháp: 
A. Phần mở bài:
- GV nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu giờ học 
- Yêu cầu HS khởi động tay chân.
B. Phần cơ bản:
1. Ôn bài thể dục phát triển chung:
- HS luyện tập theo nhóm.
- GV quan sát sửa sai.
- Tổ chức cho các tổ thi tập trước lớp.
2. Học điểm số 1-2, 1-2 theo đội hình hàng dọc:
- GV cho nhóm 5 em lên làm mẫu.
- GV dùng khẩu lệnh theo 1-2, 1-2..đến hết điẻm số.
- HS luyện theo nhóm.
- Thi điểm số.
3. Chơi trò chơi: “Nhanh lên bạn ơi”:
- GV nêu tên trò chơi , cách chơi.
- Tổ chức cho HS chơi.
- GV nhận xét trò chơi.
C. Phần kết thúc:
- Một sổ động tác thả lỏng.
- GV cùng HS hệ thống bài.
- GV nhận xét giờ học.
--------------------------------------------------------------
Toán: (T42) Luyện tập 
I. Mục đích yêu cầu: 
- Biết thực hiện phép tính và giải toán với các số đo theo đơn vị lít.
- Biết sử dụng chai 1 lít hoặc ca 1 lít để đong, đo nước, dầu 
- Biết giải toán có liên quan đến đơn vị lít.
(Bài tập cần làm: bài 1; bài 2; bài 3)
HS khá, giỏi làm thêm bài 4
II. Đồ dùng dạy - học:
 - Bảng phụ (BT2)
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Bài cũ: - 2 HS lên bảng tính 16l + 5l = ? ; 2l + 3l + 5l = ?.
B. Bài mới : * GTB: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
Hoạt động 1: Luyện tập:
Bài 1: - HS nêu yêu cầu.
 - HS làm vào vở bài tập - 1 HS lên bảng làm.
 - HS, GV nhận xét.
* Củng cố cách làm tính có đơn vị lít kèm theo.
Bài 2: - HS nêu yêu cầu.
 - HS quan sát hình vẽ
 - HS dựa vào hình vẽ nêu bài toán.
 - HS làm vào vở bài tập. 
 - HS nối tiếp nhau nêu kết quả - Cách làm.
 - HS, GV nhận xét.
* Củng cố cách làm tính có đơn vị lít kèm theo
Bài 3: - HS nêu yêu cầu.
 - HS phân tích đề toán - Tóm tắt.
 - HS giải vào VBT - 1 học sinh lên bảng giải.
 - HS, GV nhận xét, chữa bài.
* Củng cố cách giải toán có lời văn liên quan đến lít.
Bài 4: Tiến hành tương tự bài 3 (HS khá, giỏi)
* Củng cố cách giải toán có lời văn liên quan đến lít dạng ít hơn.
Hoạt động nối tiếp: - Củng cố, dặn dò. 
 - GV nhận xét giờ học. 
----------------------------------------------------------------
Tự nhiên - xã hội: (T9) Đề phòng bệnh giun
 ( GD BVMT- GDKNS) 
I. Mục đích yêu cầu: 
- Nêu được nguyên nhân và biết cách phòng tránh bệnh giun.
(Biết được tác hại của giun đối với sức khoẻ).
* GD HS:
- Biết con đường lây nhiễm giun; hành vi mất vệ sinh của con người là nguyên nhân gây ôi nhiễm môi trường và lây truyền bệnh.
- Biết sự cần thiết của hành vi giữ vệ sinh: đi tiểu, đại tiện đúng nơi qui định, không vứt giấy bừa bãi sau khi đi vệ sinh. 
- Có ý thức giữ vệ sinh ăn uống: rửa tay trước khi ăn và sau khi đi đại tiện, tiểu tiện; ăn chín uống sôi,
* GDKN ra quyết định :GD cho HS đi vệ sinh đúng nơi quy định phải rửa tay trước khi ăn và sau khi đi đại tiện, tiểu tiện; ăn chín uống sôi,
II. Đồ dùng dạy - học:
- Tranh SGK, bảng phụ.(HĐ1,2)
III. Các hoạt động dạy - học: 
A. Bài cũ: - HS nêu ích lợi của việc ăn, uống sạch sẽ.
B. Bài mới: * GTB, ghi đầu bài.
* Khởi động: Cả lớp hát bài bàn tay sạch. 
Hoạt động 1: Tìm hiểu triệu trứng và tác hại của bệnh giun:
- HS nêu yêu cầu bài tập 1 VBT
- HS thảo luận - Làm bài ở VBT. .
- HS nối tiếp nhau trình bày.
- HS, GV nhận xét.
* GV chốt những kiến thức về bệnh giun.
Hoạt động 2: Tìm hiểu nguyên nhân gây ra bệnh giun:
- HS quan sát tranh nêu nội dung tranh.
- Các nhóm thảo luận 
- HS phát biểu ý kến.
- HS, GV nhận xét.
* GV củng cố nguyên nhân gây bệnh giun.. 
Hoạt động 3: Cách đề phòng bệnh giun:
- GV nêu câu hỏi.
- HS tiếp nối nhau trả lời câu hỏi .
- GV, HS nhận xét.
* Kết luận: nêu cách phòng bệnh giun. 
Hoạt động nối tiếp: - Củng cố, dặn dò
.*GD cho HS đi vệ sinh đúng nơi quy định phải rửa tay trước khi ăn và sau khi đi đại tiện, tiểu tiện; ăn chín uống sôi,
 ---------------------------------------------------------
Thứ 4 ngày 26 tháng 10 năm 2011
Tiếng việt: Ôn tập và kiểm tra (Tiết 5)
I. Mục đích yêu cầu:
- Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như Tiết 1.
- Trả lời được câu hỏi về nội dung tranh (BT2)
II. Đồ dùng dạy - học:
- Phiếu ghi các bài tập đọc (HĐ1)
III. Các hoạt động dạy - học: 
*GTB: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
Hoạt động 1: Ôn và kiểm tra:
- HS đọc thêm bài “Cái trống trường em” trả lời câu hỏi.
- Từng học sinh lên bốc thăm tên bài tập đọc.
- HS đọc bài và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
- GV nhận xét, ghi điểm.
Hoạt động 2: Dựa vào tranh trả lời câu hỏi:
- HS đọc yêu cầu bài - HD HS quan sát tranh.
- 1 HS khá làm mẫu 
- HS kể trong nhóm 
- HS kể trước lớp.
- HS, GV nhận xét.
- HS làm vào vở bài tập 
- HS nối tiếp nhau đọc bài làm.
- HS, GV nhận xét, bổ sung.
* Củng cố cách sắp xếp câu thành bài văn.
Hoạt động nối tiếp: - Củng cố, dặn dò. 
 - GV nhận xét giờ học.
-----------------------------------------------------------------
Thể dục: (T18) Ôn bài thể dục phát triển chung
 Điểm số 1-2; 1-2 theo đội hình hàng ngang
I. Mục đích yêu cầu:
- Thực hiện được các động tác của bài thể dục phát triển chung.
- Bước đầu biết cách điểm số 1- 2, 1- 2 theo đội hình hàng dọc và theo hàng ngang.
(có thể còn chậm).
 (Ôn tập bài thể dục phát triển chung). 
II. Đồ dùng dạy - học:
- Còi, khăn
III. Nội dung và phương pháp:
A. Phần mở đầu:
- GV nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu giờ học.
- HS khởi động tay, chân,
- Trò chơi có chúng em.
B. Phần cơ bản:
1. ÔN điểm số 1- 2, 1 - 2 theo đội hình hàng dọc: 
- Cán sự hô khẩu hiệu cho HS đểm số.
2. Đểm số1- 2, 1- 2 theo đội hình hàng ngang:
- GV giải thích và làm mẫu, HS bắt chước.
- HS luyện tập dưới sự điều khiển của cán sự lớp.
- GV quan sát, HS thêm.
3. Ôn bài thể dục phát triển chung:
- GV chia tổ để các tổ luyện tập dưới sự điều khiển của cán sự lớp.
- GV quan sát, HD thêm.
- Tổ chức cho các tổ thi tập với nhau.
4. Trò chơi “Nhanh lên bạn ơi”
- GV nêu tên trò chơi, cách chơi.
- Tổ chức cho HS chơi.
C. Phần kết thúc:
- Một số động tác thả lỏng.
- GV cùng HS hệ thống bài .
- GV nhận xét giờ học 
----------------------------------------------------
Toán: (T43) Luyện tập chung
I. Mục đích yêu cầu: 
- Biết thực hiện phép cộng với các dạng đã học, phép cộng các số kèm theo đơn vị: kg, lít.
- Biết số hạng, tổng
- Biết giải bài toán với một phép cộng.
(Bài tập cần làm: bài 1(dòng 1,2); bài 2; bài 3(cột1,2,3); bài 4)
HS khá, giỏi làm hết các bài tập
II. Đồ dùng dạy - học:
III. Các hoạt động dạy - học: 
A. Bài cũ: - HS chữa BT3 SGK.
B. Bài mới: * GTB : GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
Họat động 1: Luyện tập: 
Bài 1: - HS nêu yêu cầu bài tập
 - HS làm bài - HS nối tiếp nhau đọc phép tính và kết quả.
 - HS, GV nhận xét, chữa bài
* Củng cố cách cộng nhẩm.
Bài 2: - HS nêu yêu cầu - Quan sát tranh.
 - HS làm vào vở bài tập – 1 HS lên bảng làm.
 - HS , GV nhận xét, chữa bài
* Củng cố về cộng tổng các số đo đơn vị kg, lít.
Bài 3: (Tiến hành tương tự bài2) 
* Củng cố cách tìm tổng biết các số hạng.
Bài 4: - HS nêu yêu cầu bài tập 
 - HS đọc tóm tắt - HS dựa vào tóm tắt nêu bài toán.
 - HS giải vào vở bài tập - HS lên bảng giải
 - HS, GV nhận xét, chữa bài.
* Củng cố cách giải toán dạng tìm tổng 2 số.
Bài 5: - HS nêu miệng kết quả - Giải thích cách chọn. (HS khá, giỏi)
* Củng cố về cách cân và làm quen với dạng bài tập trắc nghiệm
Hoạt động nối tiếp: - Củng cố, dặn dò. 
 - GV nhận xét giờ học.
------------------------------------------------------------------
Tiếng việt: Ôn tập và kiểm tra (Tiết 6)
I. Mục đích yêu cầu:
- Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như Tiết 1.
- Biết cách nói lời cảm ơn, xin lỗi phù hợp tình huống cụ thể (BT1); đặt được dấu chấm hay dấu phẩy vào chỗ trống thích hợp trong mẫu chuyện (BT2).
II. Đồ dùng dạy - học: 
- Phiếu ghi tên các bài HTL (HĐ2)
- Bảng phụ chép bài 2 (HĐ3)
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động 1: Đọc thêm bài “ Mua kính’’:
- HS đọc thêm bài “ Mua kính”
- HS kết hợp trả lời câu hỏi SGK.
- HS + GV nhận xét 
Hoạt động 2: Kiểm tra: 
- HS lên bốc thăm tên bài học thuộc lòng.
- HS đọc một khổ thơ hoặc cả bài trong phiếu đã quy định.
- GV nhận xét, ghi điểm.
Hoạt động 3: Nói lời cảm ơn, xin lỗi - Sử dụng dấu câu:
Bài1: - HS nêu yêu cầu 1 SGK – HS trao đổi theo nhóm đôi.
 - Từng cặp HS trình bày trước lớp 
- HS, GV nhận xét- Bổ sung.
* Luyện và củng cố cách nói lời cảm ơn và xin lỗi.
Bài 2: - HS nêu yêu cầu 2 SGK - Đọc đoạn văn.
 - HS làm bài vào vở- 1 HS lên bảng làm bài.
 - HS đọc trước lớp bài làm của mình.
 - HS, GV nhận xét, chữa bài.
* Củng cố cách dùng dấu câu (dấu chấm, dấu phẩy).
Hoạt động nối tiếp: - Củng cố, dặn dò. 
 - GV nhận xét giờ học.
---------------------------------------------------------
 Thứ 5 ngày 27 tháng 10 năm 2011
Tiếng việt: Ôn tập và kiểm tra (Tiết 7)
I. Mục đích yêu cầu:
- Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như Tiết 1.
- Biết cách tra mục lục sách (BT2); nói đúng lời mời, nhờ, đề nghị theo tình huống cụ thể (BT3).
II. Đồ dùng dạy - học: 
- Phiếu ghi tên các bài HTL (HĐ1)
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động 1: Đọc thêm và kiểm tra tập đọc:
- HS đọc thêm bài “Cô giáo lớp em’’- Kết hợp trả lời câu hỏi. 
- HS lên bốc thăm đọc - Trả lời câu hỏi về nội dung .
- GV nhận xét, ghi điểm.
Hoạt động 2: Tra mục lục sách: 
- HS đọc bài 2, nêu yêu cầu.
- HS làm bài VBT - HS nối tiếp nhau đọc bài làm.
- HS, GV nhận xét, Chữa bài.
* Củng cố cách tra mục lục sách.
Hoạt động 3: Nói lời mời ,nhờ, yêu cầu, đề nghị:
- HS nêu yêu cầu bài3 SGK.
- 2 HS nói (mẫu) lời mời, nhờ, yêu cầu, đề nghị.
- HS làm bài VBT - HS nối tiếp nói
- HS, GV nhận xét, chữa bài.
* Củng cố cách nói lời mời, nhờ, yêu cầu, đề nghị.
Hoạt động nối tiếp: - Củng cố, dặn dò. 
 - GV nhận xét giờ học.
--------------------------------------------------------------------
Tiếng việt: Kiểm tra (Tiết 8)
I. Mục đích yêu cầu:
- Kiểm tra (Đọc) theo mức độ cần đạt về chuẩn kiến thức, kĩ năng giữa HKI (nêu ở Tiết 1, Ôn tập).
II. Đồ dùng: 
- GV: Thăm ghi tên bài đọc thuộc lòng (HĐ1).
III. Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động 1: Đọc thêm bài và kiểm tra đọc thuộc lòng:
- HS đọc bài “Đổi giày’’ - Kết hợp trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét.
- Kiểm tra đọc (tiến hành tương tự T7)
Hoạt động 2: Củng cố mở rộng vốn từ:
-Tổ chức trò chơi ô chữ.
- GV nêu trò chơi - Cách chơi - Luật chơi (chia lớp thành 2 nhóm)
- HS tham gia chơi
- HS, GVnhận xét, tổng kết cuộc chơi.
* GV củng cố vốn từ.
Hoạt động nối tiếp: - Củng cố, dặn dò. 
 - GV nhận xét giờ học.
-----------------------------------------------------------
Toán: (T44) Kiểm tra định kì 
(Giữa học kì I)
I. Mục đích yêu cầu: 
 * Kiểm tra tập chung vào các nội dung sau: 
- Kĩ năng thực hiện phép cộng qua 10, cộng có nhớ trong phạm vi 100.
- Nhận dạng hình chữ nhật, nối các điểm cho trước để có hình chữ nhật. 
- Giải toán có lời văn dạng nhiều hơn, ít hơn liên quan đến đơn vị: kg, l.
(Bài tập cần làm: bài 1(a,b,c,d,e); bài 2(cột1,2,3))
(Đề kiểm tra của sở giáo dục)
 -------------------------------------------------------------
Thủ công: (T9) Gấp thuyền phẳng đáy có mui 
(Tiết 1)
I. Mục đích yêu cầu:
- Biết cách gấp thuyền phẳng đáy có mui.
- Gấp được thuyền phẳng đáy có mui. Các nếp gấp tương đối phẳng, thẳng.
 (HS khéo tay: Gấp được thuyền phẳng đáy có mui. Hai mui thuyền cân đối. Các nếp gấp thẳng, phẳng).
II. Đồ dùng dạy - học:
- Mẫu thuyền - Quy trình gấp thuyền phẳng đáy có mui (HĐ1)
- Giấy thủ công, kéo (HĐ2)
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Bài cũ: GV kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh.
B. Bài mới: * GTB: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
Hoạt động 1: HD học sinh quan sát, nhận xét:
 - GV cho HS quan sát mẫu gấp thuyền phẳng đáy không mui và nêu câu hỏi về hình dáng, màu sắc hai bên mạn thuyền, đáy thuyền.
 - HS quan sát và so sánh thuyền phẳng đáy không mui và thuyền phẳng đáy có mui rút ra sự giống và khác nhau giữa hai loại thuyền.
Hoạt động 2: HD cách gấp: 
 - GV cho HS quan sát quy trình, nêu các bước gấp, GV hướng dẫn mẫu từng bước.
+ Bước 1: Gấp tạo mũi thuyền
+ Gấp các nếp gấp cách đều.
+ Bước3: Gấp tạo thân và mũi thuyền
+ Bước4: Hoàn chỉnh thuyền và mui
- HS nêu lại các bước gấp
- HS thực hành gấp, GV quan sát.
Hoạt động nối tiếp: - Củng cố, dặn dò. 
 - GV nhận xét giờ học.
------------------------------------------------------------------------------------
Thứ 6 ngày 28 tháng 10 năm 2011
Tiếng việt: Kiểm tra (Tiết 9)
I. Mục đích yêu cầu:
- Kiểm tra (Viết) theo mức độ cần đạt về chuẩn kiến thức, kĩ năng giữa HKI:
- Nghe - viết chính xác, trình bày đúng bài CT (tốc độ viết khoảng 35 chữ/ 15 phút), không mắc quá 5 lỗi trong bài; trình bày sạch sẽ, đúng hình thức thơ(hoặc văn xuôi). 
- Viết được một đoạn kể ngắn (từ 3 đến 5 câu) theo câu hỏi gợi ý, nói về chủ điểm nhà trường.
 (Đề của sở giáo dục và đào tạo ra)
---------------------------------------------------------
Toán: (T45) Tìm một số hạng trong một tổng
I. Mục đích yêu cầu: 
- Biết tìm x trong các bài tập dạng: x + a = b; a + x = b (với a,b là các số có không quá 2 chữ số) bằng sử dụng mối quan hệ giữa thành phần và kết quả của phép tính
- Biết cách tìm một số hạng khi biết tổng và số hạng kia.
- Biết giải toán có một phép trừ.
(Bài tập cần làm: bài 1(a, b, c, d, e); bài 2 (cột1, 2, 3))
(HS khá, giỏi làm hết các bài tập )
II. Đồ dùng dạy - học:
- Bảng phụ (BT4)
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Bài cũ: - HS chữa bài tập 3 SGK.
B. Bài mới: * GTB: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
Hoạt động 1: Giới thiệu ký hiệu và cách tìm số hạng chưa biết:
 - GV vẽ mô hình lên bảng 
- HS quan sát hình vẽ trên bảng.
 - GV nêu câu hỏi - HS trả lời.
 - GV hướng dẫn HS tìm số viết vào phép tính.
 - HS nhận xét và rút ra quy tắc.
 - Rút ra ghi nhớ. HS đọc lại
Hoạt động 2: Luyện tập: 
Bài 1: - HS nêu yêu cầu - GV hướng dẫn mẫu.
 - HS làm vào vở bài tập - 2 HS lên bảng làm.
 - HS cùng GV nhận xét, chữa bài.
* Củng cố quy tắc tìm số hạng chưa biết trong 1 tổng.
Bài 2: (Tiến hành tương tự bài 1).
Bài 3: - HS đọc đề bài - Phân tích - Tóm tắt đề toán. (HS khá, giỏi)
 - HS giải vào vở bài tập - 1 HS lên bảng giải.
 - HS + GV nhận xét, chữa bài.
* Củng cố cách giải toán tìm số hạng chưa biết trong 1 tổng.
Bài 4: Chơi trò chơi: “ Ai nhanh, ai đúng”. (HS khá, giỏi)
 - GV chia thành 2 nhóm, mỗi nhóm 1 HS.
 - GV nêu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi. 
 - HS chơi. HS, GV tổng kết trò chơi.
Hoạt động nối tiếp: - Củng cố, dặn dò. 
 - GV nhận xét giờ học.
-------------------------------------------------------------
Tiếng việt: kiểm tra định kỳ
	 (Đề bài của sở)
---------------------------------------------------------------
hoạt động tập thể: Sinh hoạt lớp
I. Mục đích yêu cầu: 
- HS nhận xét, đánh giá được các hoạt động trong tuần 9
- Nắm được những ưu, khuyết điểm để phát huy và khắc phục
- Nắm được kế hoạch tuần 10.
II. Các hoạt động dạy - học: 
Hoạt động 1: Sơ kết tuần 9:
 - GV phổ biến nội dung buổi sinh hoạt
 - Lớp trưởng đ

File đính kèm:

  • docT9.doc