Giáo án Tuần 5 Lớp 5

Địa lí

VÙNG BIỂN VIỆT NAM

I. MỤC TIÊU

 Sau bài học, Hs có thể:

- Trình bày được một số đặc điểm của vùng biển nước ta.

- Chỉ được vùng biển nước ta trên bản đồ.

- Nêu tên và chỉ trên bản đồ một số điểm du lịch, bãi tắm nổi tiếng.

- Nêu được vai trò của biển đối với khí hậu, đời sống, sản xuất.

- Nhận biết được sự cần thiết phải bảo vệ , khai thác tài nguyên biển một cách hợp lí.

- GDBVMT : Giáo dục HS biết bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường biển.

* GDTNMTB, HĐ:

- Biết đặc điểm của vùng biển nước ta

- Vai trò to lớn của biển: tài nguyên, dầu mỏ, khí đốt.biển là đường giao thông quan trọng, ven biển có nhiều phong cảnh đẹp.

 

doc51 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 893 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tuần 5 Lớp 5, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 trả lời nội dung câu hỏi
2. Giới thiệu bài mới
- GV cho HS quan sát chân dung Phan Bội Châu và hỏi: Em có biết nhân vật lịch sử này tên là gì? có đóng góp gì cho lịch sử nước nhà không? 
- GV giới thiệu bài:Đầu thế kỷ XX nước ta có hai phong trào chống Pháp tiêu biểu do hai chí sĩ yêu nước là Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh lãnh đạo. Trong bài học ngày hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu
về phong trào yêu nước Đông du do Phan Bội Châu lãnh đạo
3HS lên bảng lần lượt trả lời các câu hỏi sau:
+ Từ cuối thế kỷ XI X, ở Việt Namđã xuát hiện những ngành kinh tế nào?
+ Những thay đổi về kinh tế đã tạo ra những giai cấp, những tầng lớp mới nào trong xã hội Việt Nam?
- Đó là Phan Bội Châu, ông là nhà yêu nước tiêu biểu của thế kỷ XX
* Hoạt động 1:Tiểu sử Phan Bội Châu 
- GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm để giải quyết yêu cầu:
+ Chia sẻ với các bạn trong nhóm thông tin tư, liệu em tìm hiểu được về Phan Bội Châu 
- GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả tìm hiểu trước lớp.
- GV nhận xét và nêu một số nét chính về tiểu sử Phan Bội Châu: Phan Bội Châu sinh năm 1867 trong một gia đình nhà nho nghèo, giàu truyền thống yêu nước thuộc hhuyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An... 
- HS làm việc theo nhóm
+ Lần lượt từng HS trình bày thông tin của mình trước nhóm, cả nhóm cùng theo dõi.
- Đại diện 1 nhóm HS trình bày ý kiến, các nhóm khác bổ xung ý kiến.
* Hoạt động 2: Sơ lược về phong trào Đông du
- GV yêu cầu HS hoạt động theo nhóm theo các câu hỏi: 
+ Phong trào Đông du diễn ra vào thời gian nào? Ai là người lãnh đạo? Mục đích của phong trào là gì?
+ Nhân dân trong nước, đặc biệt là các thanh niên yêu nước đã hưởng ứng phong trào Đông du như thế nào?
+ Kết quả của phong trào Đông du và ý nghĩa của phong trào này là gì?
- GV tổ chức cho HS trình bày ý kiến trước lớp sau đó hỏi cả lớp:
+ Tại sao trong điều kiện khó khăn, thiếu thốn, nhóm thanh niên Việt Nam vẵn hăng say học tập?
+ Tai sao chính phủ Nhật trục xuất Phan Bội Châu và những người du học?
- GV giảng thêm: Phong trào Đông du thất bại là vì thực dân Pháp cấu kết với Nhật,đồng ý cho Nhật buôn bán tại Việt Nam, còn Nhật thì cam kết không để cho các nhà yêu nước Việt Nam trú ngụ và trú ngụ trên đất Nhật.Sự thất bại của phong trào Đông du cho chúng ta thấy rằng đã là đế quốc thì không phân biệt màu da, chúng sẵn sàng câu kết với nhau để áp bức dân tộc ta.
+ Phong trào Đông được khởi xướng từ năm 1905, do Phan Bội Châu lãnh đạo. Mục đích của phong trào này là đào tạo những người yêu nước có kiến thức về khoa học kỹ thuật được học ở nước Nhật tiên tiến , sauđó đưa họ về nước để hoạt động cứu nước.
+ Càng ngày phong trào càng vận động được nhiều người sang Nhật học. Để có tiền ăn học, họ đã làm nhiều nghề kể cả việc đánh giày hay rửa bát trong các quán ăn . Cuộc sống của họ hết sức kham khổ. Mặc dù vậy họ vẵn hăng say học tập. Nhân dân trong nước cũng nô nức đóng góp tiền của cho phong trào Đông du.
+ Phong trào Đông du phát triển làm cho thực dân Pháp hết sức lo sợ, năm 1908 chúng câu kết với Nhật ra lệh trục xuất những người yêu nước Việt Nam và Phan Bội Châu ra khỏi Nhật Bản. Phong trào Đông du tan dã. 
+ Vì họ có lòng yêu nước nên quyết tâm học tập để về cứu nước.
+ Vì thực dân Pháp cấu kết với Nhật chống phá phong trào Đông du.
* Hoạt động tiếp nối:
- Nêu những suy nghĩ của em về Phan Bội Châu ?
? Ơ địa phương em có di tích nào về PBC hoặc đường phố, trường học mang tên ông
- GV nêu: Phan Bội Châu là một người anh hùng đầy nhiệt huyết. Cuộc đời hoạt động của nhà chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu là một tấm gương sáng, không riêng người đương thời cảm kích mà những thế hệ hiện nay cũng đều trân trọng.
- Gv nhận xét tiết học, dặn dò HS về nhà. 
- Một số HS nêu ý kiến trước lớp.
- Lắng nghe.
Rót kinh nghiÖm:..........................................................................................................................
............................................................................................................................................................
---------------------- & œ --------------------------
 Ngày soạn: 21/ 09/ 2014
Thứ tư ngày 24 tháng 09 năm 2014
Toán
LUYỆN TẬP
I/ MỤC TIÊU:	
 Giúp học sinh củng cố về:
 - Giải bài toán có liên quan đến các đơn vị đo.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 - VBT, bảng phụ
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi học sinh lên bảng làm bài 3,4 
- Nhận xét cho điểm
- Hai học sinh lên bảng
Học sinh nhận xét bổ sung.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn làm bài.
Bài 1( 24) 
- Học sinh đọc yêu cầu trước lớp.
- Yêu cầu học sinh tự làm bài.
? Cả hai trường thu được mấy tấn giấy? 
? Biết cứ 2 tấn giấy thì sản xuất được 
50 000 cuốn vở, vậy 4 tấn thì sản xuất được bao nhiêu cuốn vở?
- Gọi học sinh chữa bài trên lớp.
- Nhận xét, cho điểm.
- HS đọc đề bài
- Cả hai trường thu được: 
1 tấn 300kg+2 tấn 700kg = 3 tấn 1000kg
Bài giải
Cả hai trường thu được là:
 1tấn300kg+2 tấn700 kg =3tấn1000kg( giấy)
3 tấn 1000 kg = 4 tấn.
4 tấn gấp 2 tấn số lần là:
4 : 2 = 2 ( lần)
Số cuốn vở sản xuất được là:
50 000 x 2 = 100 000 ( cuốn )
 Đáp số: 100 000 cuốn
Bài 2 ( 24 )
- Gọi học sinh đọc đề.
- Muốn so sánh được con đà điểu gấp mấy lần con chim sâu trước tiên ta phải làm gì?
- Yêu cầu học sinh tự làm bài.
- Nhận xét bài trên bảng.
- 1 HS đọc đề bài trước lớp .
- Ta phải đưa về cùng đơn vị đo
- 1 HS lên bảng làm bài.
Bài giải
 120 kg = 120 000g
Đà điểu nặng gấp chim sâu số lần là:
 120 000 : 60 = 2000 ( lần)
 Đáp số: 2000 lần
Bài 3 ( 24) 
- GV cho học sinh quan sát hình và hỏi:
? Mảnh đất được tạo bởi các mảnh đất có kích thước, hình dạng như thế nào?
? Hãy so sánh diện tích của mảnh đất với tổng diện tích của hai hình đó?
- Yêu cầu học sinh làm bài.
- Nhận xét, chữa.
- Mảnh đất được tạo bởi hai hình:
Hình chữ nhật ABCD có chiều rộng 6m, chiều dài 14m và Hình vuông CEMN có cạnh là 7m
- Diện tích của mảnh đất bằng tổng diện tích của 2 hình
Bài giải
Diện tích hình chữ nhật ABCD là:
14 x 6 = 84 ( m2)
Diện tích hình vuông CEMN là:
7 x7 = 49 (m2)
Diện tích của mảnh đất là:
84 + 49 = 133 ( m2)
 Đáp số: 133 m2
Bài 4( 25)
- Yêu cầu học sinh quan sát và TLCH 
? Hình chữ nhật ABCD có kích thước là bao nhiêu? Diện tích của hình là bao nhiêu xăng – ti – mét vuông?
? Vậy chúng ta phải vẽ các hình như thế nào?
- Học sinh nêu các cách vẽ
- Tổ chức cho học sinh thi vẽ.
- Nhận xét, tuyên dương.
- Hình chữ nhật ABCD có chiều dài là 4cm và chiều rộng là 3cm.
Diện tích của hình là: 4 x 3 = 12 ( m2)
- Vẽ các hình có cùng diện tích nhưng khác kích thước chiều dài và chiều rộng
Ta có: 12 = 1 x12 = 2 x6 = 3 x 4.
Vậy ta có 2 cách vẽ.
- Chiều rộng 1cm., chiều dài12cm.
- Chiều rộng 2 cm, chiều dài 6 cm
3. Củng cố, dặn dò:
 - Tóm nội dung tiết học và dặn dò về nhà.
- Học và làm bài trong sgk, c bị bài sau.
Rót kinh nghiÖm:..........................................................................................................................
............................................................................................................................................................
---------------------- & œ --------------------------
Thể dục
Bài 10: ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ
TC: " NHẢY ĐÚNG, NHẢY NHANH "
I/ MỤC TIÊU:
- Ôn để củng cố và nâng cao kĩ thuật động tác đội hình đội ngũ: Tập hợp hàng ngang, dóng hàng điểm số, đi đều vòng phải, vòng trái, đổi chân khi đi đều sai nhịp. Yc tập hợp nhanh, trật tự, động tác đúng kĩ thuật, đều đẹp, đúng khẩu lệnh.
- Trò chơi “ Nhảy đúng, nhảy nhanh”. Yêu cầu chơi đúng luật, tập trung chú ý, nhanh nhẹn, khéo léo, hào hứng trong khi chơi.
II/ ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN:
- Trên sân trường, vệ sinh nơi tập.
- 1 còi, kẻ sân cho trò chơi.
III/ NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP.
Nội dung
ĐL
Phương pháp
1. Phần mở đầu:
- Tập hợp lớp, phổ biến nội dung yêu cầu tiết học. Chấn chỉnh đội ngũ, trang phục tập luện luyện.
* Trò chơi “ Diệt con vật có hại”
2. Phần cơ bản:
a, Đội hình đội ngũ:
- Tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, đi đều vòng phải, vòng trái, đổi chân khi đi đều sai nhịp.
b, Trò chơi vận động:
- Trò chơi “Nhảy đúng, nhảy nhanh”
3. Phần kết thúc:
- Cho học sinh hát một bài, vừa hát, vừa vỗ tay theo nhịp.
- G cùng học sinh hệ thống bài.
- G nhận xét, đánh giá kết quả bài học.
6 - 10 
18 - 22 
10 - 12 
7 - 8 
4 - 6 
x x x x x x x x x x x x x
x x x x x x x x x x x x x
x x x x x x x x x x x x x
* GV
- Lần 1-2 G điều khiển lớp tập có nhận xét sửa chữa động tác sai cho học sinh.
- Chia tổ tập luyện, tổ trưởng điều khiển. G theo dõi, nhận xét, sửa sai
- Tổ chức thi đua giữa các tổ.
- Tập hợp theo đội hình chơi.
- G nêu tên trò chơi, hướng dẫn cách chơi.
- Lớp chơi thử, chơi thật.
- Nhận xét tuyên dương nhóm chơi tốt.
x x x x x x x x x x x x x
x x x x x x x x x x x x x
x x x x x x x x x x x x x
x x x x x x x x x x x x x
* GV
Rót kinh nghiÖm:..........................................................................................................................
............................................................................................................................................................
---------------------- & œ --------------------------
Tập đọc
Ê- MI- LI, CON...
 Tố Hữu 
I. MỤC TIÊU :
 1. Đọc thành tiếng:
- Đọc đúng các từ ngữ và đọc trôi chảy toàn bài thơ, ngắt nghỉ hơi đúng giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ thể hiện sự xúc động của chú Mo- ri- xơn.
- Đọc diễn cảm bài thơ.	
 2. Đọc- hiểu
 - Hiểu các từ ngữ: Lầu Ngũ Giác, Giôn- xơn, nhân danh, B.52, Na- pan, Oa- sinh- tơn.
 - Hiểu nội dung bài thơ: Ca ngợi hành động dũng cảm của một chú công nhân Mĩ dám tự thiêu để phản đối cuộc chiến tranh xâm lược việt Nam.
 3. Học thuộc lòng khổ thơ 3- 4.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK
- Bảng phụ viết sẵn những khổ thơ cần luyện đọc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS lên bảng nối tiếp nhau đọc bài ‘‘Một chuyên gia máy xúc’’ và trả lời một số câu hỏi về nội dung bài trong SGK.
- Nhận xét, ghi điểm cho HS
- 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu.
B. Bài mới :
1. Giới thiệu bài
 - GV cho HS quan sát tranh minh hoạ trong SGK, giới thiệu bài và ghi tên bài lên bảng.
- HS lắng nghe.
2. Hướng dẫn HS luyện đọc
- 1 học sinh đọc cả bài
+ Lần 1: Hướng dẫn HS đọc, kết hợp với sửa sai. Lưu ý cho HS các từ: Ê-mi- li, Mo- ri- xơn, Giôn- xơn, Pô- tô- mác, Oa- sinh- tơn. 
+ Lần 2: Hướng dẫn HS đọc, kết hợp với giải thích từ khó: Lầu Ngũ Giác, Giôn- xơn, nhân danh, B.52, Na- pan, Oa- sinh- tơn.
+ Lần 3: Hướng dẫn HS đọc, kết hợp với hướng dẫn đọc câu khó, diễn cảm, nhận xét.
- Y/c HS luyện đọc theo cặp .
- Gọi 1 HS đọc toàn bài
- GV đọc mẫu.
3. Hướng dẫn HS tìm hiểu bài:
- GV yêu cầu HS đọc thầm, tìm nội dung chính của từng đoạn.
- Gọi HS phát biểu. GV ghi nhanh lên bảng lớp.
- Yêu cầu HS đọc khổ thơ đầu tiên thể hiện tâm trạng của chú Mo- ri- xơn và bé Ê- mi- li.
- Tổ chức cho HS trao đổi tìm hiểu bài :
? Vì sao chú Mo- ri- xơn lên án cuộc chiến tranh xâm lược của chính quyền Mĩ ?
? Chú Mo- ri- xơn nói điều gì khi từ biệt?
? Vì sao chú lại dặn con nói với mẹ “Cha đi vui, xin mẹ đừng buồn”? 
? Bạn có suy nghĩ gì về hành động của chú Mo- ri- xơn ?
? Bài thơ muốn nói với chúng ta điều gì? 
- GV ghi bảng nội dung chính của bài.
- Giảng: Chú Mo- ri- xơn đã tự thiêu để đòi hoà bình cho nhân dân Việt Nam. Quyết định tự thiêu, chú mong ngọn lửa ấy làm thức tỉnh mọi người, làm cho mọi người cũng nhận ra sự thật về cuộc chiến tranh phi nghĩa của chính quyền Giôn-xơn ở Việt Nam. Chú mong muốn mọi người hãy cùng nhau ngăn chặn tội ác của chiến tranh ở Việt Nam.
- HS luyện đọc dưới sự hướng dẫn của GV.
+ Đoạn 1: Phần xuất xứ.
+ Đoạn 2: Ê- mi- li,...Lầu Ngũ Giác.
+ Đoạn 3: Giôn- xơn!...thơ ca nhạc hoạ.
+ Đoạn 4: Ê- mi- li,...xin mẹ đừng buồn.
+ Đoạn 5: Oa- sinh- tơn...sự thật.
- HS luyện đọc câu dài .
 Ê- mi- li con ôi !
 Trời sắp tối rồi....
 Cha không bế con về được nữa!
 Khi đã sáng bừng lên ngọn lửa
 Đêm nay mẹ đến tìm con
 Con hãy ôm lấy mẹ mà hôn
 Cho cha nhé.
- 2 HS ngồi cùng bàn luyện đọc .
- 1 HS đọc .
+ Khổ 1: Chú Mo- ri- xơn nói chuyện cùng con gái Ê- mi- li.
+ Khổ 2: Tố cáo tội ác của chính quyền Giôn - xơn.
+ Khổ 3: Lời từ biệt vợ con của chú Mo- ri- xơn.
+ Khổ 4: Mong muốn cao đẹp của chú Mo- ri- xơn .
- Yêu cầu HS trao đổi, thảo luận trong nhóm để trả lời các câu hỏi trong SGK
+ Vì đây là cuộc chiến tranh phi nghĩa và vô nhân đạo, không nhân danh ai. Chúng ném bom Na pan, B52,..., giết những trẻ em vô tội và cả cánh đồng xanh,...
+ Chú nói trời sắp tối, cha không bế con về được nữa. Chú dặn Ê- mi- li, khi mẹ đến, hãy ôm hôn mẹ cho cha và nói với mẹ: “Cha đi vui, xin mẹ đừng buồn.”
+ Chú muốn động viên vợ con bớt đau khổ vì sự ra đi của chú! Chú ra đi thanh thản, tự nguyện, vì lí tưởng cao đẹp.
- Tiếp nối nhau phát biểu:
+ Ví dụ :- Chú Mo- ri- xơn là người dám xả thân vì việc nghĩa
* Bài thơ ca ngợi hành động dũng cảm của chú Mo- ri- xơn , dám tự thiêu để phản đối cuộc chiến tranh xâm lược của Mĩ tại Việt Nam.
4. Hướng dẫn HS đọc diễn cảm
- GV gọi 4 HS nối tiếp nhau đọc từng khổ thơ. Yêu cầu HS cả lớp theo dõi tìm giọng đọc phù hợp với nội dung từng khổ thơ.
- GV treo bảng phụ viết khổ thơ 3- 4.
- GV đọc mẫu, hướng dẫn HS cách đọc phù hợp.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp
- Tổ chức HS thi đọc diễn cảm và học thuộc lòng.
- Nhận xét, ghi điểm.
+ Phần xuất xứ: đọc giọng nhẹ nhàng, chậm rãi, trầm lắng.
+ Khổ 1: lời chú Mo- ri- xơn : giọng trang nghiêm, dồn nén sự xúc động.Giọng bé Ê- mi- li ngây thơ, hồn nhiên.
+ Khổ 2: giọng phẫn nộ, đau thương.
+ Khổ 3: giọng yêu thương, nghẹn ngào, xúc động.
+ Khổ 4: giọng chậm lại, xúc động; nhấn giọng ở những từ ngữ: sáng nhất, đốt, sàng loà, sự thật.
- HS luyện đọc theo sự hướng dẫn của GV
-3 - 4 HS thi đọc diễn cảm trước lớp.
- Cả lớp bình chọn bạn đọc thuộc và hay nhất.
3. Củng cố- Dặn dò:
+ Qua bài thơ này, em được biết thêm điều gì?
- GV nhận xét tiết học, dặn dò HS.
- 2-3 HS nối tiếp nhau trả lời.
Rót kinh nghiÖm:..........................................................................................................................
............................................................................................................................................................
---------------------- & œ --------------------------
Kể chuyện
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I. MỤC TIÊU: 
Giúp HS:
- Kể lại tự nhiên bằng lời của mình một câu chuyện đã nghe, đã đọc ca ngợi hoà bình, chống chiến tranh.
- Hiểu ý nghĩa của chuyện các bạn kể.
- Nghe và biết nhận xét, đánh giá, đặt câu hỏi, trả lời câu hỏi về câu chuyện mà cácbạn kể.
- Rèn luyện thói quen ham đọc sách.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Một số câu chuyện ca ngợi hoà bình, chống chiến tranh. 
- Bảng lớp có viết sẵn đề bài có mục gợi ý 3.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ :
- GV gọi 3 HS lên bảng tiếp nối nhau kể lại câu truyện ‘‘Tiếng vĩ cầm ở Mỹ Lai’’
? Câu truyện ca ngợi về ai, về điều gì ?
- Nhận xét, ghi điểm.
- 5 HS lên bảng tiếp nối nhau kể chuyện và trả lời câu hỏi của GV
2. Dạy học bài mới :
2.1 Giới thiệu bài: GV gới thiệu, ghi bảng
 - HS lắng nghe.
2.2 Hướng dẫn kể chuyện
a) Tìm hiểu đề bài:
- GV gọi HS đọc đề bài, dùng phấn màu gạch chân dưới các từ: đã nghe, đã đọc, ca ngợi hoà bình, chống chiến tranh.
 ? Em đọc câu truyện của mình ở đâu, hãy giới thiệu cho các bạn cùng nghe.
-2 HS đọc yêu cầu của bài.
- 5- 7 HS tiếp nối nhau giới thiệu câu chuyện của mình trước lớp.
- Gọi 4 HS đọc phần gợi ý.
- 4 HS nối tiếp nhau đọc
- GV yêu cầu HS đọc kĩ phần 3, treo bảng có ghi tiêu chí đánh giá, yêu cầu HS đọc.
- 1 HS đọc rõ các tiêu chí đánh giá trước lớp.
.- Gợi ý HS các câu hỏi trao đổi:
+ Trong câu chuyện, bạn thích nhân vật nào? Vì sao?
+ Chi tiết nào trong chuyện bạn cho là hay nhất?
+ Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì?
+ Câu chuyện có ý nghĩa như thế nào đối với phong trào yêu hoà bình, chống chiến tranh?
b) Thi kể và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- Thành lập BGK và tổ chức cho HS kể trớc lớp.
- Tổ chức cho HS bình chọn HS có chuyện kể hay nhất và trao giải cho HS.
- Đại diện 5 -7 HS lên thi kể chuyện.
- HS dưới lớp lắng nghe và có thể hỏi bạn một số câu hỏi liên quan đến nội dung truyện.
3. Củng cố - dặn dò:
? Hoà bình mang lại cho con người những diều gì?
- GV nhận xét tiết học, dặn dò về nhà.
-2-3 HS trả lời. 
Rót kinh nghiÖm:..........................................................................................................................
............................................................................................................................................................
---------------------- & œ --------------------------
Địa lí
VÙNG BIỂN VIỆT NAM
I. MỤC TIÊU
 Sau bài học, Hs có thể:
- Trình bày được một số đặc điểm của vùng biển nước ta.
- Chỉ được vùng biển nước ta trên bản đồ.
- Nêu tên và chỉ trên bản đồ một số điểm du lịch, bãi tắm nổi tiếng.
- Nêu được vai trò của biển đối với khí hậu, đời sống, sản xuất.
- Nhận biết được sự cần thiết phải bảo vệ , khai thác tài nguyên biển một cách hợp lí.
- GDBVMT : Giáo dục HS biết bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường biển.
* GDTNMTB, HĐ: 
- Biết đặc điểm của vùng biển nước ta
- Vai trò to lớn của biển: tài nguyên, dầu mỏ, khí đốt...biển là đường giao thông quan trọng, ven biển có nhiều phong cảnh đẹp.
- Các hoạt động khai thác biển, hải đảo như trên cũng là một trong những nhân tố gây ra ô nhiễm môi trường biển. 
- Ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn tài nguyên nhằm phát triển bền vững. 
- Giáo dục tinh thần yêu đất nước, lòng tự hào dân tộc ý thức trách nhieemjbaor vệ chủ quyền biển đảo.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam; Bản đồ hành chính Việt Nam.
- Lược đồ khu vực biển Đông.
- Các hình minh họa trong SGK.
- Phiếu học tập của HS.
- GV chuẩn bị một số miếng bìa có ghi các bãi tắm nổi tiếng.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
KIỂM TRA BÀI CŨ – GIỚI THIỆU BÀI
- GV gọi 3 HS lên bảng TLCH .
+ Sông ngòi nước ta có đặc điểm gì?
+ Nêu vai trò của sông ngòi ? 
- Nhận xét và cho điểm HS.
- GV giới thiệu bài: Trong bài học đầu tiên của chương trình, các em đã biết nước ta giáp biển Đông và có đường biển dài. Vậy vùng biển nước ta có đặc điểm gì? Vùng biển có vai trò như thế nào đối với khí hậu, đời sống và sản xuất của nước ta? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay.
- 3 HS lần lượt lên bảng trả lời câu hỏi .
- HS lắng nghe .
HOẠT ĐỘNG 1 : VÙNG BIỂN NƯỚC TA
- GV treo lược đồ khu vực biển Đông và yêu cầu HS nêu tên, nêu công dụng của lược đồ.
- GV chỉ vùng biển của Việt Nam trên biển Đông và nêu: Nước ta có vùng biển rộng, biển của nước ta là một bộ phận của Biển Đông.
- GV y/c HS quan sát lược đồ và hỏi HS
+ Biển Đông bao bọc ở những phía nào của phần đất liền Việt Nam?
- GV yêu cầu HS chỉ vùng biển của Việt Nam trên bản đồ.
- GV kết luận: Vùng biển nước ta là một bộ phận của Biển Đông.
- HS nêu: Lược đồ khu vực Biển Đông giúp ta nhận xét các đặc điểm của vùng biển này như: giới hạn của Biển Đông, các nước có chung Biển Đông
- HS quan sát.
- Biển Đông bao bọc phía đông, phía nam và tây nam phần đất liền của nước ta.
- HS chỉ trên bản đồ.
HOẠT ĐỘNG 2: ĐẶC ĐIỂM CỦA VÙNG BIỂN NƯỚC TA
- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi 
các câu hỏi .
- GV gọi Hs nêu kết quả thảo luận .
+ Tìm những đặc điểm của biển Việt Nam? 
+ Mỗi đặc điểm trên có tác động thế nào đến đời sống và sản xuất của nhân dân ta?
- GV nhận xét kết luận 
- Hs làm việc theo cặp, đọc SGK, trao đổi, sau đó ghi ra giấy các đặc điểm của vùng biển Việt Nam.
 + Nước không bao giờ đóng băng.
+ Miền Bắc và miền Trung hay có bão.
+ Hàng ngày, nước biển có lúc dâng lên, có lúc hạ xuống.
+ Vì biển không bao giờ đóng băng nên thuận lợi cho giao thông đường biển và đánh bắt thủy sản trên biển.
+ Bão biển đã g

File đính kèm:

  • docPhan_so_thap_phan.doc