Giáo án Tuần 4 Lớp 5
Thể dục
ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ. TRÒ CHƠI: " MÈO ĐUỔI CHUỘT"
I/ MỤC TIÊU:
- Ôn để củng cố và nâng cao kĩ thuật động tác đội hình đội ngũ: Quay phải, quay trái, đi đều vòng phải, đi đều vòng trái, đổi chân khi đi đều sai nhịp. Yc động tác đúng kĩ thuật, đúng khẩu lệnh.
- Trò chơi “ Mèo đuổi chuột”. Yêu cầu chơi đúng luật, giữ kỉ luật tập trung chú ý, nhanh nhẹn, khéo léo, hào hứng trong khi chơi.
II/ ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN:
- Trên sân trường, vệ sinh nơi tập.
- 1 còi, kẻ sân cho trò chơi.
III/ NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP.
- Y/c Hs làm nhóm: Điền từ trái nghĩa, giải nghĩa một câu thành ngữ,tục ngữ. - Lời giải đúng: a) Hẹp nhà rộng bụng. b) Xấu người, đẹp nết. c) Trên kính, dưới nhường. Bài 3: - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập - Yêu cầu HS làm việc trong nhóm theo hướng dẫn sau: + Phát giấy khổ to, bút dạ cho từng nhóm. + Yêu cầu HS tìm từ trái nghĩa với các từ hoà bình, thương yêu, đoàn kết, giữ gìn(dùng từ điển). - Gọi nhóm làm xong trước dán phiếu lên bảng và đọc phiếu. - Gọi các nhóm khác nhận xét, bổ xung. - 1 HS đọc thành tiếng cho cả lớp nghe. - 4 HS ngồi cùng trao đổi, thảo luận để hoàn thành bài. - 1 nhóm báo cáo kết quả làm bài.4 HS tiếp nối nhau đọc phiếu, mỗi HS đọc 1 từ. Ví dụ: a)hoà bình trái nghĩa với chiến tranh, xung đột. b)thương yêu trái nghĩa với căm ghét, căm giận, căm thù, căm hờn, ghét bỏ, thù ghét, thù hằn, thù nghịch,... c)đoàn kết trái nghĩa với chia rẽ, bè phái, xung khắc,... d)giữ gìn trái nghĩa với phá hoại, phá phách, tàn phá, huỷ hoại,... - Yêu cầu HS viết các từ trái nghĩa vào vở. Bài 4: - Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập - Yêu cầu HS tự làm bài. - Gọi HS đọc câu mình đặt. GV chú ý lắng nghe và sửa lỗi về dùng từ, cách diễn đạt cho HS. -1 HS đọc thành tiếng trước lớp. - HS tự đặt câu và viết vào vở - 8 HS nối tiếp nhau đọc câu mình đặt. Ví dụ: + Mọi người đều yêu thích hoà bình và căm ghét chiến tranh. + Chúng ta nên thương yêu nhau, không nên thù ghét bất cứ ai. 4. Củng cố - Dặn dò: ? Thế nào là từ trái nghĩa? ? Từ trái nghĩa có tác dụng gì? - GV nhận xét tiết học- dặn dò HS về nhà. - 2 HS lần lượt trả lời. Rót kinh nghiÖm:.......................................................................................................................... ............................................................................................................................................................ ---------------------- & -------------------------- Lịch sử XÃ HỘI VIỆT NAM CUỐI THẾ KỈ XIX- ĐẦU THẾ KỈ XX I. MỤC TIÊU Sau bài học HS nêu được: - Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, xã hội nước ta có nhiều biến đổi do hậu quả chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp. - Bước đầu nhận biết mối quan hệ giữa kinh tế và xã hội. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Các hình minh họa trong SGk. - Phiếu học tập cho HS. - Tranh ảnh, tư liệu về kinh tế xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1.Kiểm tra bài cũ GV gọi 3 HS lên bảng và yêu cầu trả lời các câu hỏi vè nội dung bài cũ, sau đó nhận xét cho điểm HS. 2.Giới thiệu bài mới: - GV yêu cầu HS quan sát các hình minh họa trong SGK và hỏi: Các hình ảnh gợi cho em suy nghĩ gì về xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX? GV giới thiệu: Vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX sau khi dập tắt những cuộc khởi nghĩa cuối cùng của phong trào Cần Vương, thực dân Pháp đặt ách thống trị và tăng cường bóc lột, vơ vét tài nguyên đất nước ta. Chính việc này đã dẫn đến sự biến đổi kinh tế và xã hội đất nước ta. Vậy cụ thể sự biến đổi này như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay. 3 Hs lần lượt lên bảng trả lời các câu hỏi sau: + Nguyên nhân nào dẫn đến cuộc phản công ở kinh thành Huế đêm 5/7/1885? + Thuật lại diễn biến của cuộc phản công này. + Cuộc phản công ở kinh thành Huế đêm 5/7/1885 có tác động gì đến lịch sử nước ta khi đó? - Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX ở Việt Nam đã có ô tô, tàu hỏa. Thành thị theo kiểu châu âu đã ra đời nhưng cuộc sống của nhân dân, đặc biệt là nông dân thì vẫn vô cùng cực khổ. *Hoạt động 1: Những thay đổi của nên kinh tế Việt Nam cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX - GV yêu cầu HS làm việc theo cặp cùng đọc sách , quan sát các hình minh họa để trả lời các câu hỏi sau: + Trước khi thực dân Pháp xâm lược, nêng kinh tế Việt Nam có những ngành nào là chủ yếu? + Sau khi thực dân Pháp đặt ách thống trị ở Việt Nam chúng đã thi hành những biện pháp nào để khai thác, bóc lột vơ vét tài nguyên của nước ta? + Những việc làm đó đã dẫn đến sự ra đời của những ngành kinh tế nào mới? + Ai là người được hưởng những nguồn lợi do phát triển kinh tế? GV gọi HS phát biểu ý kiến trước lớp. - nông nghiệp là chủ yếu, tiểu thủ CN cũng phát triển ở 1 số ngành dệt, gốm, đúc đồng - khai thác k/s ( than- QN, thiếc- Tĩnh Túc, bạc ,vàng - Chúng xd các nhà máy : điện, nước, xi măng, dệtđể bóc lột sức lao động của nd ta; cướp ruộng đất để xd đồn điền trồng cao su, cà phê.. + Lần đầu tiên ở VN có đường ô tô, đường ray.. - Thực dân Pháp. - Kết luận: Từ cuối thế kỉ XIX, thực dân Pháp tăng cường khai thác mỏ, lập nhà máy, đồn điền để vơ vét tài nguyên và bóc lột nhân dân ta. Sự xuất hiện của các ngành kinh tế mới đã làm cho xã hội nước ta thay đổi như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu tiếp bài. *Hoạt động 2 : Những thay đổi trong xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX và đời sống của nhân dân - GV tiếp tục yêu cầu HS thảo luận theo bàn để trả lời các câu hỏi sau đây: + Trước khi thực dân Pháp vào xâm lược, xã hội Việt Nam có những tầng lớp nào? + Sau khi thực dân Pháp đặt ách thống trị ở Việt Nam, xã hội thay đổi, có thêm những tầng lớp mới nào? + Nêu những nét chính về đới sống của công nhân và nông dân Việt Nam cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX. - GV cho HS phát biểu ý kiến trước lớp. - GV nhận xét kết quả làm việc của HS . - có 2 g/c: địa chủ phong kiến và nông dân. -xuất hiện các ngành nghề kinh tế kéo theo sự thay đổi về XH. Bộ máy cai trị hình thành, thành thị phát triển buôn bán.. - Nông dân: mất ruộng đất, đói nghèo. Công nhân: đồng lương rẻ mạt, cuộc sống hết sức khó khăn, khổ cực. Kết luận: Trước đây xã hội Việt Nam chủ yếu chỉ có địa chủ phong kiến và nông dân, nay xuất hiện những giai cấp, tầng lớp mới công nhân, chủ xưởng, nhà buôn, viên chức, tri thức Thành thị phát triển và công nhân thì ngày càng kiệt quệ, khổ sở. 3. Củng cố – dặn dò - Hãy nêu tình hình kinh tế, xã hội Việt Nam trước khi thực dân Pháp xâm lược và sau khi thực dân Pháp xâm lược nước ta. - GV nhận xét tiết học, dặn dò HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau. Rót kinh nghiÖm:.................................................................................................................................. ................................................................................................................................................................... ---------------------- & -------------------------- Ngày soạn: 14/09/2014 Thứ tư ngày 17 tháng 09 năm 2014 Toán ÔN TẬP VÀ BỔ SUNG VỀ GIẢI TOÁN ( TIẾP THEO) I/ MỤC TIÊU: Giúp học sinh: - Làm quen với bài toán liên quan đến tỉ lệ - Biết cách giải bài toán liên quan đến tỉ lệ. II/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS A. Bài cũ: - Gọi học sinh chữa bài 3. - Nhận xét, cho điểm. - 2 học sinh lên bảng. - học sinh nhận xét bổ sung. B.Bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Dạy học bài mới: a, Ví dụ: - G ghi ví dụ yêu cầu học sinh đọc. ?Có 100 kg gạo, nếu mỗi bao đựng 5 kg thì chia hết số gạo đó cho bao nhiêu bao? ? Nếu mỗi bao đựng 10 kg thì chia hết số gạo đó cho bao nhiêu bao? ? Khi số kg gao ở mỗi bao tăng từ 5 lên 10kg thì số bao gạo như thế nào? ? 5kg gấp lên mấy lần thì được 10 kg? ? 20 bao gạo giảm đi mấy lần thì được 10 bao gạo? ? Khi số kg gạo ở mỗi bao gấp lên 2 lần thì số bao gạo thay đổi như thế nào? - Yêu cầu học sinh nhắc lại. * Tương tự với 20 kg gạo. ? Khi số kg gạo ở mỗi bao gấp lên một số lần thì số bao gao có được thay đổi như thế nào? - Yêu cầu học sinh nhăc, G ghi - 20 bao. - 10 bao - Giảm từ 20 bao xuống còn 10 bao. 10 : 5 = 2, 5kg gấp lên 2 lần thì được 10kg. - 20 : 10 = 2, 20 bao gạo giảm đi 2 lần thì được 10 bao. - Giảm đi 2 lần. - Giảm đi bấy nhiêu kần. b, Bài toán: - Gọi học sinh đọc đề bài. ? Bài toán cho biết gì? Hỏi gì? - Yêu cầu học sinh suy nghĩ, neu hướng giải của mình, G nhận xét, khen. - Hướng đẫn học sinh làm. Yêu cầu học sinh đọc lại đề bài. ? Biết mức làm của mỗi người như nhau, nếu số người làm tăng thì số ngày sẽ thay đổi như thế nào? ? Biết đắp nền nhà trong hai ngày thì cần 12 người, nếu muốn đắp xong nền nhà trong một ngày thì cần bao nhiêu người? *G giảng: Đắp nền nhà trong hai ngày thì cần 12 người, đắp nền nhà trong một ngày thì cần số người gấp đôi, vì số ngày giảm đi 2 lần. ? Biết đắp nền nhà trong một ngày thì cần 24 người, Hãy tính số người cần đắp nền nhà trong 4 ngày. - Yêu cầu 1 học sinh lên bảng giải, lớp làm nháp. ? Em hãy nêu các bước giải bài toán trên? - G giải thích: Bước tìm số người cần để làm xong nền nhà trong một ngày gọi là gước rút về đơn vị. ? So với 2 ngày 4 ngày gấp mấy lần 2 ngày? Biết mức làm của mỗi người như nhau, Khi gấp số ngày làm xong nền nhà lên 2 lần thì số người cần làm thay đổi như thế nào? ? Vậy làmm xong nền nhà trong 4 ngày thì cần bao nhiêu người? - Yêu cầu một học sinh lên bảng giải, lớp nháp. - Nhận xét: ? Em hãy nêu lại các bước giải bài toán trên? * G: Bước tìm xem 4 ngày gấp 2 ngày mấy lần, gọi là bước tìm tỉ số * Giải bằng cách rút về đơn vị. - Số ngày làm sẽ giảm đi Cần số người là: 12 x 2 = 24( người ) Cần 24 : 4 = 6 ( người) => Đắp nền nhà trong một ngày thì cần 24 người, đắp nền nhà trong 4 ngày thì cần số người giảm đi 4 lần là: 24 : 4 = 6 ( người) - B1: Tìm số người cần để làm trong một ngày. -B2: Tìm số người cần làm trong 4 ngày. * Giải bằng cách tìm tỉ số: 4 : 2 = 2 ( lần) - Giảm đi 2 lần. - Cần 12: 2 = 6 ( người) - Tìm số lần 4 ngày gấp 2 ngày. - Tìm số nghười làm trong 4 ngày 3. Thực hành: - Gọi học sinh đọc đề bài ? Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì? - Biết mức làm của mỗi người như nhau, khi gấp haygiảm số ngày làm việc một số lần thì số người cần để làm việc sẽ thay đổi như thế nào? Hãy làm bài - Yêu cầu học sinh làm bài, một học sinh lên bảng. - Nhận xét, chữa bài. ? Vì sao để tính người để làm xong công việc trong một ngày chúng ta lại thực hiện phép nhân 10 x 7? ? Vì sao để tính người cần để làm xong công việc trong 5 ngày ta lại thực hiện phép tính: 70 : 5? ? Trong hai bước giải, bước nào là bước rút về đơn vị? Bài 1 (21-sgk) Tóm tắt: 7 ngày : 10 người 5 ngày : người? Bài giải: Để làm xong công việc trong một ngày thì cần số người là: 10 x 7 = 70 ( người) Để làm xong công việc trong 5 ngày thì cần số người là: 70 : 5 = 14 ( người) Đáp số: 14 người. - Vì 1 ngày kém 7 ngày 7 lần nên số người làm xong công việc trong một ngày gấp lên 7 lần thì làm xong công việc trong 7 ngày. - Vì 1 ngày kém 5 ngày 5 lần, vậy số người làm việc trong một ngày gấp số người làm việc xong trong 5 ngày 5 lần. - Bước tìm số người cần để làm xong trong 1 ngày. - Học sinh đọc đề. ? Bài toán cho biết gì ? Bài toán hỏi gì? - Yêu cầu Hs tóm tắt, làm bài. - Gv nhận xét, chữa bài. Bài 2 ( 20-sgk) Tóm tắt: 120 người:20 ngày. 150 người: ngày? Bài giải: Để ăn hết số gạo đó trong một ngày cần số người là: 120 x 20 = 2 400 ( người) Số ngày 150 người ăn hết số gạo là: 2 400 : 150 = 16 ( ngày) Đáp số: 16 ngày. - Học sinh đọc đề - tóm tắt - Học sinh có thể giải bài toán bằng 1 trong 2 cách. Bài 3( 20 –sgk) Tóm tắt: 3 máy: 4 giờ 6 máy: giờ Bài giải: Cách2: 6 máy gấp 3 máy số lần là: 6 : 3 = 2 ( lần ) 6 máy hút hết nước trong hồ số giờ là: 4 : 2 = 2 ( giờ) Đáp số: 2 giờ. 4. Củng cố dặn dò: ? Qua bài này em nắm được gì về quan hệ tỉ lệ? - Tóm nội dung giải toán bằng 2 cách - Nhận xét tiết học- Dặn dò về nhà. - Đại lượng nầy gấp lên bao nhiêu lần thì đại lượng kia giảm đi bấy nhiêu lần - Học và chuẩn bị bài sau. Rót kinh nghiÖm:.......................................................................................................................... ............................................................................................................................................................ ---------------------- & -------------------------- Thể dục ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ. TRÒ CHƠI: " MÈO ĐUỔI CHUỘT" I/ MỤC TIÊU: - Ôn để củng cố và nâng cao kĩ thuật động tác đội hình đội ngũ: Quay phải, quay trái, đi đều vòng phải, đi đều vòng trái, đổi chân khi đi đều sai nhịp. Yc động tác đúng kĩ thuật, đúng khẩu lệnh. - Trò chơi “ Mèo đuổi chuột”. Yêu cầu chơi đúng luật, giữ kỉ luật tập trung chú ý, nhanh nhẹn, khéo léo, hào hứng trong khi chơi. II/ ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN: - Trên sân trường, vệ sinh nơi tập. - 1 còi, kẻ sân cho trò chơi. III/ NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP. Nội dung Định lượng Phương pháp 1. Phần mở đầu: - Tập hợp lớp, phổ biến nội dung yêu cầu tiết học. Chấn chỉnh đội ngũ, trang phục tập luện luyện. - Xoay các khớp, cổ chân, cổ tay, khớp gối, hông. * Trò chơi tự chọn 2. Phần cơ bản: a, Đội hình đội ngũ: - Quay phải, quay trái, đi đều vòng phải, đi đều vòng trái, đổi chân khi đi đều sai nhịp b, Trò chơi vận động: - Trò chơi “Mèo đuổi chuột” 3. Phần kết thúc: - Cho học sinh chạy đều thành một vòng tròn lớn. Sau đó khép thành một vòng tròn nhỏ rồi đứng lại, quay mặt vào tâm. - Tập động tác thả lỏng. - G cùng học sinh hệ thống bài. - G nhận xét, đánh giá kết quả bài học. 6 - 10 phút 18 - 22 phút 10 - 12 phút 7 - 8 phút 4 - 6 phút x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x * GV - Lần 1-2 G điều khiển lớp tập có nhận xét sửa chữa động tác sai cho học sinh. - Chia tổ tập luyện, tổ trưởng điều khiển. G theo dõi, nhận xét, sửa sai - Tổ chức thi đua giữa các tổ. - Tập hợp theo đội hình chơi. - G nêu tên trò chơi, hướng dẫn cách chơi. - Lớp chơi thử, chơi thật. - Nhận xét tuyên dương nhóm chơi tốt. Đội hình vòng tròn. Rót kinh nghiÖm:.......................................................................................................................... ............................................................................................................................................................ ---------------------- & -------------------------- Tập đọc BÀI CA VỀ TRÁI ĐẤT I. MỤC TIÊU Giúp HS: - Đọc đúng các từ ngữ và đọc trôi chảy, diễn cảm toàn bài thơ với giọng nhẹ nhàng tha thiết. - Hiểu nội dung bài thơ: Kêu gọi đoàn kết chống chiến tranh, bảo vệ cuộc sống bình yên và quyền bình đẳng của các dân tộc. - Học thuộc lòng bài thơ. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC -Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK - Bảng phụ viết sẵn những câu thơ cần luyện đọc. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Kiểm tra bài cũ - Gọi 3 HS lên bảng đọc bài ‘‘Những con sếu bằng giấy’’ và trả lời một số câu hỏi về nội dung bài trong SGK. - Nhận xét, ghi điểm cho HS - 3 HS lên bảng thực hiện yêu cầu. 2. Bài mới : 2.1 Giới thiệu bài - GV cho HS quan sát tranh minh hoạ trong SGK, giới thiệu bài và ghi tên bài lên bảng - HS lắng nghe. 2.2 Hướng dẫn HS luyện đọc - Yêu cầu Hs nêu đoạn thơ. - Hd đọc nối tiếp. + Lần 1: Gọi HS đọc, kết hợp với sửa sai. + Lần 2: Gọi HS đọc, kết hợp với giải thích từ khó: khói hình nấm, bom H, bom A, hành tinh... + Lần 3:Hướng dẫn HS đọc, kết hợp với hướng dẫn đọc câu khó: 1 Hs đọc, nêu cách ngắt nghỉ. - GV đọc mẫu. 2.3 Hướng dẫn HS tìm hiểu bài: - GV hướng dẫn HS trao đổi và trả lời câu hỏi trong SGK. * Khổ thơ 1 - Hãy tìm hình ảnh miêu tả trái đất rất đẹp? - GV giảng tranh ? Vậy trái đất này là của ai? ? Chúng mình là những ai? ? Khổ thơ thứ nhất muốn nói với chúng ta điều gì?. TK: Trái đất này là của trẻ em. * Khố thơ 2 ? Hai câu thơ: Màu hoa nào cũng quý, cũng thơm - Màu hoa nào cũng quý, cũng thơm ý nói gì? - Trái đất trẻ của bạn trẻ năm châuda khác màu,vậy trẻ em Việt Nam thuộc màu da nào? ? Vậy ý của khổ 2 nói lên điều gì? Khổ 3 ? Chúng ta phải làm gì để giữ bình yên cho trái đất và làm cho trái đất trẻ mãi? ? Hai câu thơ cuối bài ý nói gì? ? Bài thơ muốn nói với em điều gì? ? Bài thơ là lời kêu gọi về điều gì? - HS luyện đọc dưới sự hướng dẫn của GV Trái đất này/ là của chúng mình. Quả bóng xanh/ bay giữa trời xanh. ...Trái đất trẻ/ của bạn trẻ năm châu Vàng, trắng, đen.../ dù da khác màu. 1. Trái đất này là của trẻ em. - Trái đất giống như một quả bóng xanh... Có chim bầu câu hải âu vờn sóng biển. - Chúng mình. - Hs trả lời. 2. Mọi người trên toàn thế giới đều bình đẳng với nhau. - Hai câu thơ ý muốn nói mỗi loài hoa có vẻ đẹp riêng nhưng đều thơm và quý... mọi người trên thế giới dù da khác màu nhưng đèu có quyền bình đẳng như nhau và cùng sống trong ngôi nhà chung. -.. da vàng 3. Chống chiến tranh và giữ bình yên cho trái đất trẻ mãi. - Chúng ta phải cùng nhau chống chiến tranh, chống bom H, bom A...tiếng hát, tiếng cười.. - Hai câu thơ cuối bài muốn khẳng định trái đất và tất cả mọi vật đều là của những con người yêu chuộng hoà bình. - Bài thơ nói lên rằng: + Trái đất này là của trẻ em. + Phải chống chiến tranh, giữ cho trái đất bình yên và trẻ mãi. + Mọi trẻ em trên thế giới đều bình đẳng. * Bài thơ là lời kêu gọi đoàn kết chống chiến tranh, bảo vệ cuộc sống bình yên và quyền bình đẳng giữa các dân tộc. 2.4 Hướng dẫn HS đọc diễn cảm - GV gọi 2 HS nối tiếp nhau đọc bài Em hãy dựa vào nội dung bài để tìm giọng đọc cho phù hợp cuả bài thơ. - GV yêu cầu luyện đọc đoạn1. - Yêu cầu HS luỵên đọc theo cặp - Tổ chức HS thi đọc diễn cảm và học thuộc lòng. _ Y/c Hs bình bầu cho bạn. - Nhận xét, ghi điểm. - Cả lớp hát bài: Bài ca về trái đất. - Toàn bài đọc với giọng hồn nhiên, vui tươi, rộn ràng. Câu cuối cùng đọc chậm hơn các câu trước. - HS luyện đọc theo sự hướng dẫn của GV -3 - 4 HS thi đọc diễn cảm trước lớp. 3. Củng cố- Dặn dò: ? Bài thơ này muốn nhắn nhủ đến các em điều gì? ? Là hs còn nhỏ, em sẽ làm gì góp phần cho trái đất thêm đẹp hơn? - GV nhận xét tiết học, dặn dò HS về nhà. - 2-3 HS nối tiếp nhau trả lời. Rót kinh nghiÖm:.................................................................................................................................. ..................................................................................................................................................................... ---------------------- & -------------------------- Kể chuyện TIẾNG VĨ CẦM Ở MĨ LAI I. MỤC TIÊU: 1. Rèn kỹ năng nói: Dựa vào lời kể của GV, những hình ảnh minh hoạ phim trong SGK và lời thuyết minh cho mỗ hình ảnh, kể lại được câu chuyện “Tiếng vĩ cầm ở Mĩ Lai”; kết hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt, cử chỉ một cách tự nhiên. 2. Hiểu được ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi hành động dũng cảm của những người Mỹ có lương tâm đã ngăn chặn và tố cáo tội ác man rợ của quân đội Mỹ trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. 3. Biết trao đổi với bạn bè về ý nghĩa câu chuyện. II/ CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC - Thể hiện sự cảm thông( cảm thông với những nạn nhân của vụ thảm sát Mĩ Lai, đồng cảm với những hành động dũng cảm của những người Mĩ có lương tri. - Phản hồi lắng nghe tích cực) III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Các hình ảnh minh hoạ trong SGK trang 40. VI. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Kiểm tra bài cũ: ? Tiết KC trước em học bài gì? ? Chủ đề kc CK-TG là gì? - Yc HS kể lại một việc làm tốt để góp phần xây dựng quê hương đất nước. - Nhận xét, ghi điểm. - 2 HS lên bảng kể và trả lời câu hỏi của GV 2. Dạy học bài mới: 2.1 Giới thiệu bài: GV giới thiệu, ghi bảng - HS lắng nghe. 2.2 Hướng dẫn kể chuyện: - GV kể lần 1kết hợp giải nghĩa từ. - GV kể lần 2: Vừa kể vừa chỉ vào từng hình ảnh minh hoạ, giải thích từng lời thuyết minh ? Câu chuyện xẩy ra vào thời gian nào? ? Truyện phim có những nhân vật nào? . - Y/c HS giải thích lời thuyết minh cho từng hình ảnh. - HS lắng nghe và ghi lại tên các nhân vật trong truyện phim. - Ngày 16/3/1968 - Mai - cơ: cựu chiến binh Mỹ ; - Tôm - xơn: chỉ huy đội bay. - Côn-bơn An-đrê-ốt-ta ; Hơ- bớt ;Rô man - 7 HS tiếp nối nhau giải thích. + Anh 1:Đây là CCB Mĩ Mai-cơ. Ông trở lại Viêt Nam với mong ước đánh một bản đàn cầu nguyện cho linh hồn những người đã khuất ở Mĩ Lai. + Anh 2: Cảnh một lính Mĩ đang châm lửa đốt nhà 8GV kết luận: Vào ngày 16/3/1968 tại xã Sơn Mỹ - Mỹ Lai - huyện Sơn Tịnh -
File đính kèm:
- On_tap_So_sanh_hai_phan_so_tiep_theo.doc