Giáo án Tuần 29 Lớp 2

 TOÁN

 Tiết 144: Luyện tập

I.Mục tiêu:

 - Biết cách đọc, viết các số có ba chữ số.

 - Biết so sánh các số có ba chữ số.

 - Biết sắp xếp các số có đến ba chữ số theo thứ tự từ bé đến lớn hoặc ngược lại.

 - HS làm được BT 1, 2 ( a, b), 3 ( cột 1), 4).

II. Hoạt động dạy học:

A. Bài cũ:

? Tiết trước ta học bài gì

- HS nêu lại quy tắc so sánh các số có ba chữ số

- HS làm bảng con: 567 . 569; 789 .798

- GV nhận xét ghi điểm

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài:

- Tiết học hôm nay củng cố lại các đọc viết, đọc số và so sánh các số có ba chữ số, thứ tự các số trong dãy tính.

 

doc29 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 1071 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tuần 29 Lớp 2, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c số tròn trăm. Vậy so sánh các số có ba chữ số ta làm như thế nào mời các em cùng cô ta sang bài So sánh các số có ba chữ số.
2.So sánh các số : 
a.Làm việc cả lớp 
-GV yêu cầu HS lấy 2 tấm có hình vuông to và thêm 3 chục và 3 hình nhỏ ở bên trái. Sau đó lấy 2 hình vuông to ,thêm ba chục và 5 hình vuông nhỏ.
-HS lấy và nêu : 234 ....235 
?Ta điền dấu gì? Vì sao (ta điền dấu bé)
-GV hướng dẫn HS cách so sánh: Hàng trăm: chữ số hàng trăm cùng là chữ số 2; Hàng chục: là chữ số 3 ; Hàng đơn vị: chữ số 4 và 5. Vì 4< 5 .
 Nên 234 < 235
-HS so sánh các số tiếp theo: 235 >234; 194 >139; 199 < 215
-HS nêu cách so sánh
b.Nêu quy tắc chung:
-So sánh hàng trăm: Số nào có chữ số hàng trăm lớn hơn thì số đó lớn hơn. Nếu số hàng trăm cùng bằng nhau thì ta xét sang hàng chục. Nếu chữ số hàng chục cùng bằng nhau thì ta mới xét sang hàng đơn vị.
-HS nhắc lại quy tắc.
3.Thực hành: 
Bài 1: > ,< , = ?
-HS đọc yêu cầu và làm vào vở
 127 ... 121 865 ... 865
 124 ... 149 648 ... 684
 182 ... 192 749 ... 549
-1HS lên bảng làm
 127 > 121, 124 < 149 
-HS cùng GV nhận xét.
Bài 2: Tìm số lớn nhất trong các số sau:
 a. 395; 695; 375 ; b.873; 973; 979 ; c.751; 341; 741
-HS nêu miệng: a.695 ; b. 979 ; c. 751
-GV nhận xét.
Bài 3: Số?
-HS đọc yêu cầu và làm vào vở, 1 HS lên bảng làm
a. 971, 972, 973,.... , ...., 976, 977, ...., ....., 1000 
-HS cùng GV nhận xét.
-GV chấm bài và nhận xét.
4.Củng cố, dặn dò: 
-HS nhắc lại cách so sánh các số có ba chữ số.
-GV nhận xét giờ học.
-Về ôn lại bài và xem bài sau. 
 Tập đọc
 Cây đa quê hương
I.Mục tiêu:
-Đọc rành mạch toàn bài; biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và cụm từ
-Hiểu nội dung bài: Tả vẻ đẹp của cây đa quê hương , thể hiện tình cảm của tác giả đối với quê hương.( trả lời được câu hỏi 1,2,4).
- HS khá giỏi trả lời được câu hỏi 3
II.Đồ dùng:
-Tranh ở SGK, bảng phụ ghi sẵn câu dài.
III.Hoạt động dạy- học:
A.Bài cũ: 
-2HS đọc bài Những quả đào và trả lời câu hỏi ở SGK.
-GV nhận xét, ghi điểm.
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài: 
-Bức tranh vẽ gì? 
-HS trả lời: Cây đa, trâu, các bạn
-GV: Cây đa là một loài cây thân to, rể chùm, toả bóng mát gần gủi với trẻ nhỏ.	 .
2.Luyện đọc: 
a.GV đọc mẫu toàn bài: Giọng nhẹ nhàng, tình cảm.
b.Luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ mới.
-Đọc từng câu
+HS tiếp nối đọc từng câu trong bài.
+GV ghi bảng: cổ kính, không xủê, rễ, lững thững, dưới.
+GV đọc mẫu, HS đọc cá nhân, lớp.
-Đọc từng đoạn trước lớp:
+GV chia bài thành 2 đoạn: Đoạn 1: từ đầu đến ... đang cười đang nói; 
 Đoạn 2: phần còn lại.
+GV hướng dẫn đọc câu dài: ngắt hơi ở chỗ một gạch xiên, nghỉ hơi ở chỗ hai gạch xiên và nhẫn giọng ở những chữ in đậm.
+GV treo bảng phụ viết sẵn câu dài.
 .Trong vòm lá, / gió chiều gẩy lên những điệu nhạc li kì / tưởng chừng như ai đang cười / đang nói. // 
+GV đọc mẫu, HS đọc cá nhân, lớp 
+ HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn , GV cùng HS nhận xét.
+ GV nêu câu hỏi để HS trả lời những từ ở phần chú giải
- Đọc từng đoạn trong nhóm.
+ HS đọc theo nhóm đôi.
+ GV theo dõi.
- Thi đọc giữa các nhóm
- Cả lớp đọc đồng thanh cả bài.
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài: 
- đọc thầm và trả lời câu hỏi.
? Những từ ngữ, câu văn nào cho biết cây đa đã sống rất lâu (Cây đa đã nghìn năm gắn liền với thời thơ ấu của chúng tôi. Đó là một toà cổ kính...) 
? Các bộ phận của cây đa (thân, cành, ngọn, rễ) được tả bằng những hình ảnh nào (thân cây : là một toà cổ kính....; cành cây : lớn hơn cột đình. ; ngọn cây: chót vót giữa trời xanh. ; rễ: nổi trên mặt đất thành những hình thù quái lạ, như những con rắn hổ mang giận dữ. )
? Nói lại đặc điểm của mỗi bộ phận của cây đa bằng một từ: M : thân cây rất to.
- HS khá giỏi trả lời.
? Ngồi mát dưới gốc cây đa, tác giả còn thấy những cảnh đẹp nào của quê hương (lúa vàng gợn sóng, đàn trâu lững thững......)
HS cả lớp suy nghĩ trả lời
4.Luyện đọc lại 
- GV hướng dẫn HS cách đọc 
- HS đọc thi đọc cả bài thơ
- GV nhận xét.
5. Củng cố, dặn dò: 
? Qua bài văn em thấy tình cảm của tác giả với quê hương như thế nào (Tác giả yêu quê hương, yêu cây đa, luôn nhớ những kỉ niệm thời thơ ấu)
 - GV nhận xét giờ học
 -----------------------------------------***------------------------------------------
 Luyện từ và câu
 Từ ngữ về cây cối.Đặt và trả lời câu hỏi 
 Để làm gì?
 I.Mục tiêu:
- Nêu được một số từ ngữ chỉ cây cối.(BT1,BT2).
- Dựa theo tranh, biết đặt và trả lời câu hỏi với cụm từ để làm gì?(BT3).
II.Đồ dùng dạy học:
 - Trannh ảnh cây ăn quả.
III.Hoạt động dạy-học:
A. Bài cũ :
-2HS lên bảng viết : 3 tên cây ăn quả, 3 tên cây lương thực, thực phẩm
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài: 
-GV nêu yêu cầu, nội dung bài học.
2.Hướng dẫn làm bài tập: 
Bài tập 1: (miệng)
-1HS đọc yêu cầu: Kể tên các bộ phận của một cây ăn quả: 
-GV treo tranh HS quan sát và thảo luận nhóm đôi 
-Đại diện một số nhóm trình bày.
-GV theo dỏi.
-HS đọc bài làm.
-GV nhận xét bổ sung: cây có: rễ, gốc, thân, cành, lá, hoa, ... 
Bài tập 2: (Viết)
- 1HS đọc yêu cầu: Viết những từ có thể dùng để tả các bộ phận của cây.
M: thân cây (to, cao, chắc, bạc phếch, ....)
+ Cành cây: ............................................
+ Lá cây: ................................................
+ Hoa: .....................................................
+ Quả: ......................................................
+ Ngọn: ...................................................
- HS làm vào vở.
- Lớp nhận xét, GV nhận xét.
Bài tập 3: ( miệng)
- 1HS đọc yêu cầu: Ghi câu hỏi có cụm từ để làm gì để hỏi về từng việc làm của bạn nhỏ được vẽ trong mỗi tranh dưới đây. 
- HS quan sát tranh và thảo luạn nhóm đôi.
- Đại diện một số nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét bổ sung.
? Bạn nhỏ tưới nước cho cây để làm gì?
- Bạn nhỏ tưới nước cho cây để cây tươi tốt.
- GV nhận xét.
- GV chấm bài.
3. Củng cố, dặn dò: 
- HS nhắc lại tên bài.
- GV nhận xét giờ học.
 -----------------------------------------***-------------------------------------------
 Tự nhiên và xã hội
 Một số loài vật sống dưới nước
I. Mục tiêu:
 - Nêu được tên và ích lợi của một số loài vật sống dưới nứơc đối với con người.
 - HS khá, giỏi biết nhận xét cơ quan di chuyển của các con vật sống dưới nước (bằng vây, đuôi, không có chân hoặc có chân yếu).
 * KNS : Kĩ năng ra quyết định: Nên và không nên làm gì để bảo vệ động vật.
II. Đồ dùng:
 - Tranh ở SGK, tranh sưu tầm.
III. Hoạt động dạy học:
A. Bài cũ: 
- Tiết trước ta học bài gì?
- Nêu tên một số loài vật sống trên cạn?
- HS trả lời, GV nhận xét.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
- Tiết học hôm nay ta tìm hiểu về Một số loài vật sống dưới nước.
2.Hoạt động 1: Nói tên, ích lợi của một số loài vật sống dưới nước (nước ngọt, nước mặn): 
*Mục tiêu: HS biết nói tên một số loài vật sống dưới nước và ích lợi .
- Biết tên loài vật sống ở nước ngọt, nước mặn
*Cách tiến hành:
Bước 1: HS làm theo cặp.
- HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi.
? Chỉ và nói tên các con vật có trong tranh và ích lợi của chúng.
- GV theo dỏi, HS làm việc.
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Một số nhóm lên trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
+ Hình 1: Cua; Hình 2: Cá vàng ; Hình 3: Cá quả ; Hình 4: Trai 
 Hình 5: Tôm ; Hình 6: cá mập 
+ Loài vật sốngở nước ngọt là: Cá quả, ..
+ Con vật sống ở nước mặn: Tôm, Cá mập, Cua,..... 
Kết luận: Có rất nhiều con vật sống dưới nứơc, trong đó một số loài vật sống ở nước ngọt ( hồ ,ao, sông, ...) có những loài vật sống ở nước mặn (biển)
- Muốn cho các loài vật sống và phát triển chúng ta cần giữ sạch nguồn nước .
- Cá : để làm thức ăn, làm cảnh, ; 
3. Hoạt động 2: Trò chơi “Đố bạn con gì?” 
- GV nêu luật chơi: Một bạn đố và một bạn nêu tên và ích lợi của con vật đó
- HS chơi theo cặp.
- Lớp cùng GV nhận xét.
4. Củng cố, dặn dò: 
 - HS thi kể về loài vật sống dưới nứơc và cách di chuyển của chúng ( bằng vây, đuôi, ).
-GV nhận xét giờ học
 -----------------------------------------***-------------------------------------------
Thủ công
Làm vòng đeo tay( tiết 1)
I. Mục tiêu:
 - Biết cách làm vòng đeo tay.
II. Chuẩn bị mẫu :
 - Vòng đeo tay , Quy trình .
 - Đồ dùng dạy thủ công: Giấy màu, thước,
III. Hoạt động dạy học:
1. Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét:
 GV?: Vòng đeo tay được làm bằng gì? Có mấy màu?
 - Học sinh quan sát và nhận xét.
2. Giáo viên hướng dẫn mẫu.
Bước 1. Cắt thành các nan giấy.
 - Gv cắt mẫu HD
Bước 2: Dán nối các nan giấy.
Bước 3 : Gấp các nan giấy.
Bước 4: Hoàn chỉnh vòng đeo tay.
3. Học sinh thực hành.
 - Học sinh làm việc theo nhóm, giáo viên theo dõi và giúp đỡ các nhóm.
4 -Củng cố: Thu dọn sản phẩm và nhận xét tiết học. 
 Thứ 5 ngày 31 tháng 3 năm 2011 
 Thể duc
Trò chơi : Con cóc là cậu ông trời – Tâng cầu. 
I- Mục tiêu:
 - Bước đầu biết cách chơi và tham gia chơi được các trò chơi.
 - Bước đầu biết cách tâng cầu bằng bảng cá nhân hoặc vợt gỗ.
II- Địa điểm, phương tiện :
 - Trên sân trường, chuẩn bị một còi.
 - Một số quả cầu
III- Nội dung và phương pháp lên lớp:
1- Phần mở đầu:
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu bài học.
- HS khởi động xoay các khớp cổ tay, chân, đầu gối.
- Chạy nhẹ nhàng theo 1 hàng dọc.
- Đi thường theo vòng tròn và hít thở sâu.
- Ôn bài thể dục phát triển chung.
2-Phần cơ bản:
-Trò chơi “Con cóc là cậu ông trời”.
- GV cho HS chạy nhẹ nhàng thành 1 vòng tròn.
- Cho HS làm thử, sau đó cả lớp chơi(5-6 lần).
- HS nhắc lại cách chơi. Lớp trưởng điều khiển.
* Tâng cầu.
- Hướng dẫn HS cách tâng cầu.,thử 1 lần sau đó làm chính thức.
3-Phần kết thúc
- Đi đều theo 2 hàng dọc và hát.
- Cúi người thả lỏng, và hít thở sâu
- Nhảy thả lỏng
- GV cùng HS hệ thống bài
- GV nhận xét giờ học, giao bài tập về nhà.
 -------------------------------------------***------------------------------------------
Tập viết
 Chữ hoa a
I.Mục tiêu:
 + Viết đúng chữ hoa a kiểu 2 (một dòng cỡ vừa, một dòng cỡ nhỏ); chữ và câu ứng dụng: ao (một dòng cỡ vừa, một dòng cỡ nhỏ) ao liền ruộng cả (3 lần)
II.Đồ dùng:
 - Mẫu chữ a hoa.
III.Hoạt động dạy học:
A.Bài cũ: 
 - Tiết trước ta học viết chữ hoa gì?
 - HS trả lời và viết chữ hoa vào bảng con hoa y
 - GV nhận xét.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
 - Hôm nay ta học viết chữ hoa a kiểu 2 và câu ứng dụng ao liền ruộng cả.
2. Hướng dẫn viết chữ hoa a : 
a. Hướng dẫn HS quan sát mẫu và nhận xét chữ hoa a
- GV gắn bảng chữ a hoa, HS nhận xét.
? Chữ a hoa có mấy nét (gồm 2 nét: nét cong khép kín và nét móc ngược)
? Độ cao mấy li (5 li)
- HS trả lời.
- GV hướng dẫn HS cách viết và viết mẫu.
+Nét 1: đặt bút trên đường kẻ 6, viết nét cong kín, cuối nét uốn vào trong. Dừng bút giữa đường kẻ 4 và đường kẻ 5
+ Nét 2: Từ điểm dừng bút của nét 1, lia bút lên đường kẻ 6 phía bên phải, viết nét móc ngược,dừng bút ở đường kẻ 2.
- HS nhắc lại quy trình viết,
- HS viết trên không chữ a hoa.
- HS viết bảng con.
- GV nhận xét, sửa sai.
3. Hướng dẫn viết câu ứng dụng: 
- GV viết câu ứng dụng lên bảng: ao liền ruộng cả.
- HS đọc câu ứng dụng.
- GV :Ao liền ruộng cả ý nói giàu có (ở vùng nông thôn).
- HS nhận xét về độ cao các chữ cái trong câu ứng dụng.
? Độ cao các chữ cái
? Dấu thanh đặt ở các chữ cái nào
? Khoảng cách giữa các chữ ghi tiếng như thế nào
- HS trả lời, GV nhận xét.
4. Hướng dẫn HS viết vào vở: 
- GV hướng dẫn cách đặt bút viết ở vở tập viết.
- HS viết bài vào vở tập viết, GV theo dõi uốn nắn.
5. Chấm, chữa bài : 
 - HS ngồi tại chỗ GV đi từng bàn chấm và nhận xét.
6. Củng cố, dặn dò: 
- 1HS nhắc lại cách viết chữ a hoa
- GV nhận xét giờ học
- Về viết lại cho đẹp hơn 
 -----------------------------------------***-------------------------------------------
 Toán
 Tiết 144: Luyện tập
I.Mục tiêu:
 - Biết cách đọc, viết các số có ba chữ số.
 - Biết so sánh các số có ba chữ số.
 - Biết sắp xếp các số có đến ba chữ số theo thứ tự từ bé đến lớn hoặc ngược lại.
 - HS làm được BT 1, 2 ( a, b), 3 ( cột 1), 4).
II. Hoạt động dạy học:
A. Bài cũ: 
? Tiết trước ta học bài gì
- HS nêu lại quy tắc so sánh các số có ba chữ số
- HS làm bảng con: 567 ... 569; 789 ...798 
- GV nhận xét ghi điểm
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
- Tiết học hôm nay củng cố lại các đọc viết, đọc số và so sánh các số có ba chữ số, thứ tự các số trong dãy tính.
2. Hướng dẫn làm bài tập: 
Bài 1: Viết (theo mẫu)
- HS đọc yêu cầu và trả lời miệng, GV ghi bảng.
Viết số
Trăm
Chục
Đơn vị
Đọc số
116
1
1
6
một trăm mười sáu
815
307
4
7
5
chín trăm
8
0
2
- HS cùng GV nhận xét bài làm của bạn.
Bài 2: Số?
a. 400; 500; ....; ....; 800.; 900.
b. 910; ....; .....; 940 ; ....; 960; ....; 980; ....; ..... .	
- HS đọc yêu và làm vào vở, 1HS lên bảng làm bài.
- GV cùng HS nhận xét.
Bài 3: >, < , = ?
 543 .... 590 823 .... 820
 670 .... 676 589 .... 589
- HS làm vào vở, 1HS lên bảng làm.
- GV cùng HS nhận xét.
 367 > 278, 823 > 820 , 589 = 589
Bài 4: Viết các số 875, 1000, 299, 420 từ bé đến lớn.
- HS đọc yêu cầu và làm vào vở.
- HS chữa bài. GV cùng HS nhận xét
 299, 420, 875, 1000
Bài 5: ( HS khá giỏi). Xếp 4 hình tam giác thành hình tứ giác
- GV chấm và nhận xét bài làm của HS.
3. Củng cố, dặn dò: 
- HS cùng GV hệ thống lại bài học.
- GV nhận xét giờ học.
- Về ôn bài.
Buổi chiều:
Luyện Tiếng việt
 Từ ngữ về cây cối. Đặt và trả lời câu Để làm gì?
I. Mục tiêu: 
 - Củng cố kĩ năng kể tên các bộ phận của một cây ăn hoa
 - Rèn kĩ năng nêu đặc điểm của từng bộ phận của cây.
 - Củng cố kĩ năng đặt và trả lời câu hỏi có cụm từ Để làm gì?
II. Hoạt động dạy học:
 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu bài học.
2. Hướng dẫn làm bài tập: 
Bài tập 1: Kể tên các bộ phận của cây hoa 
 Cây hoa:.......................................................................................................... 
Các bộ phận : ..................................................................................................
- HS làm việc theo nhóm 4
- GV theo dõi và gợi ý.
- Các nhóm lên trình bày.
- HS cùng GV nhận xét.
Bài tập 2: Nêu đặc điểm của từng bộ phận của cây.
Bộ phận của cây
Đặc điểm (hình dáng, màu sắc, mùi vị ....)
........................................................................................................
..................................
.................................
.........................................................................................................................................................................................................................................................
...................................................................................
...................................................................................
 - HS làm vào vở, 1 HS lên bảng làm
- Lớp cùng GV nhận xét.
Bài tập 3: Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm:
 a) Người ta trồng mướp để lấy quả.
 b) Ông mang về bốn quả đào để tặng cho các cháu.
 c) Chiều, bà thường ra ngồi dưới gốc đa để hóng mát.
*Dành cho HS khá giỏi
Bài tập 1: Kể tên các việc làm để chăm sóc, bảo vệ cây. Sau đó , đặt 3 câu hỏi có cụm từ để làm gì hỏi về 3 việc làm đã nêu và tự trả lời các câu hỏi ấy.
- HS làm vào vở và đọc lên
+ Việc làm chăm sóc cây: nhổ cỏ, tưới nước, bắt sâu.
+ Các bạn nhổ cỏ để làm gì: (Các bạn nhổ cỏ để cho vườn cây dẹp)
+ Các bạn tưới nước để cho cây để làm gì? (Các bạn tưới nước để chống lớn, tươi tốt.)
- GV nhận xét.
Bài tập 2: Đọc đoạn văn sau 
 Những cây thông có dáng thẳng tắp, hiên ngang giữa trời đất, không sợ nắng mưa. Lá thông như một chiếc kim dài và xanh bóng. Mỗi khi gió thổi, cả rừng thông vi vu reo lên cùng gió, làm cho ta không khỏi mê say.
 Người ta trồng thông chủ yếu để lấy gỗ và nhựa. Đó là nguồn tài nguyên thiên nhiên rất quý báu.
 Dựa vào đoạn văn trên em hãy cho biết:
a.Thân cây thông như thế nào?
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
b. Lá thông có đặc điểm gì?
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
c. Người ta trồng cây thông để làm gì?
..........................................................................................................................
.......................................................................................................................... 
- HS làm bài vào vở , 1HS lên chữa bài.
- GV nhận xét.
- GV chấm bài và nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò: 
- HS cùng GV hệ thống lại bài học.
- GV nhận xét giờ học. 
 -----------------------------------------***-----------------------------------------
Luyện Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu:
 - Củng cố việc ghi nhớ cách so sánh các số có ba chữ số.
II. Các hoạt động dạy học: 
 1 .GV HD HS lần lượt làm các bài tập sau vào vở.
Bài 1: >, <, = ?
 268  263 536  635
 268  281 987  897
 301  285 578  578
Bài 2: Số?
781 ; 782 ;  ; 784 ;  ; . ; 787 ;  ;  ; 790 ; 791.
471 ;  ;  ; . ; 475 ;  ;  ;  ; 479 ;  ; 481.
. ; 892 ;  ;  ; . ; 896 ;  ; 898 ;  ;  ; 901.
991 ;  ;  ; 994 ;  ,  ; 997 ;  ;  ; 1000.
Bài 3: a) Viết các số 832 , 756 , 698 , 689 theo thứ tự từ bé đến lớn:
 .
 b) Viết các số 798 , 789 , 987 , 897 theo thứ tự từ lớn đến bé:
 ..
 - Chấm bài, chữa bài.
3. Củng cố, dặn dò.
 - GV nhận xét tiết học. Tuyên dương những HS làm bài tốt, trình bày sạch đẹp.
Tự học:
Luyện viết chữ hoa: A (kiểu hai) 
I. Mục đích yêu cầu: 
+ Biết viết chữ hoa A(kiểu 2) theo cỡ vừa và cỡ nhỏ.
+ Viết đúng, sạch đẹp cụm từ ứng dụng “ Ao liền ruộng cả”.Theo cỡ nhỏ; chữ viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định.
II. Các hoạt động dạy học: 
1. Hướng dẫn viết chữ hoa.
 a- GV treo mẫu chữ hoa A lên bảng.
 - HS nhận xét chữ về độ cao, các nét, cách viết.
* GV viết mẫu lên bảng. HS theo dõi.
 - Hướng dẫn HS viết ch A trên bảng con
b - Hướng dẫn HS viết cụm từ ứng dụng.
 - Giới thiệu cụm từ ứng dụng “Ao liền ruộng cả ”.
+ Gọi một HS đọc cụm từ trên, cả lớp theo dõi .
+ GV giúp HS hiểu: Ao liền ruộng cả : ý nói giàu có.
c. Hướng dẫn HS quan sát nhận xét về độ cao,khoảng cách viết các con chữ.
Cách nối nét giữa các con chữ.
c. HS viết chữ “ Ao”trên bảng con.
 2. Hướng dẫn HS viết vào vở tập viết.(Theo yêu cầu ở vở tập viết).
 - GV theo dõi, HD 1 số HS còn lúng túng.
 - Chấm bài, chữa lỗi.
3. Củng cố, dặn dò:
 + GV nhận xét tiết học.
---------------------------------------------------------------------------------------------------------
 Thứ 6 ngày 1 tháng 4 năm 2011
 Chính tả (Nghe viết)
 Hoa phượng
I. Mục tiêu:	
 - Nghe - viết chính xác bài CT, trình bày đúng hình thức bài thơ 5 chữ.
 - Làm được BT (2) a / b.
II. Hoạt động dạy học:	
A.Bài cũ: 
- HS viết bảng con: xâm lược, bình minh, tình nghĩa .
- GV nhận xét.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Tiết học hôm nay ta viết bài thể thơ 5 chữ qua bài Hoa phượng
2. Hướng dẫn nghe viết: 
- Hướng dẫn HS chuẩn bị.
- GV đọc bài viết 1lần.
- 2HS đọc lại bài thơ.
- ? Tìm các dấu câu trong bài chính tả
- HS viết bảng con những từ ngữ dễ sai: lấm tấm, chen lẫn, lửa thẫm, rừng rực, mắt lửa.
- GV nhận xét sửa sai.
- GV hướng dẫn HS cách trình bày : lùi vào 3 ô tính từ lề vào
- GVđọc cho HS viết bài.
- HS đọc bài và khảo bài và nhận xét.
- GV chấm bài và nhận xét bài viết của học sinh.
3. Hướng dẫn làm bài tập: 
Bài 2b: 1HS đọc yêu cầu cả lớp đọc thầm: Điền in hay inh?
- GV treo bảng phụ 
 .Chú Vinh là thương b.... . Nhờ siêng năng, biết t...́ toán, chú đã có một ngôi nhà x.... xắn, vườn đầy cây trái ch....́́ thơm lừng. Chú hay giúp đỡ mội người nên được gia đ...̀ , làng xóm t... yêu, k...́ phục
- HS nêu miệng.
- GV nhận xét chữa bài. 
4. Củng cố, dặn dò: 
- Nhận xét giờ học.
 -----------------------------------------***-------------------------------------------
Tập làm văn
 Đáp lời chia vui. Nghe t

File đính kèm:

  • docGiao_an_lop_2_tuan_29.doc
Giáo án liên quan